Hòa nhạc ‘Bản giao hưởng số 9 của Beethoven’
Chương trình giới thiệu tác phẩm kinh điển của nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức, diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội trong hai đêm 18-19/12.
Trong hai đêm nhạc, khán giả yêu nhạc cổ điển ở thủ đô sẽ được thưởng thức hai tác phẩm nổi tiếng của Ludwig van Beethoven là Khúc dạo đầu “Fidelio” op.72cvà Bản giao thưởng số 9. Chương trình được dẫn dắt bởi chỉ huy dàn nhạc Honna Tetsuji với các giọng ca Hà Phạm Thăng Long, Lê Thị Vành Khuyên (giọng nữ cao), Trịnh Thanh Bình (giọng nam cao) và Vũ Mạnh Dũng (giọng nam trầm).
Ở thể loại nhạc kịch, Beethoven chỉ sáng tác duy nhất tác phẩm mang tên Fidelio. Giống như những tác phẩm của các soạn gia khác, bản nhạc kịch Fidelio có không ít những khiếm khuyết song nó thực sự là một vở nhạc kịch chứa đựng những chủ đề và âm nhạc ngợi ca anh hùng. Bản nhạc kịch này của Beethoven có tới bốn phiên bản overture (ba bản Leonore và bản Fidelio overture).
Bốn giọng ca góp mặt trong đêm nhạc Beethoven tại Hà Nội (từ trên xuống, từ trái sang): Hà Phạm Thăng Long, Lê Thị Vành Khuyên, Trịnh Thanh Bình và Vũ Mạnh Dũng.
Mỗi phiên bản phản ánh những chủ đề kịch tính khác nhau nhưng không đủ để nói lên toàn bộ nội dung cốt lõi của tác phẩm. Cho đến nay, đã có nhiều chỉ huy, trong đó có cả Gustav Mahler – giám đốc âm nhạc của Nhà hát hoàng gia Áo – đã sử dụng cả bốn phiên bản overture trong một chương trình. Việc này ít nhiều tạo ra được tác động tích cực đến người xem.
Trong khi đó, Bản giao thưởng số 9 của Beethoven thể hiện sự mực thước trong các tác phẩm giao hưởng của ông. Ý tưởng của tác phẩm này được tác giả nghiềm ngẫm, thai nghén trong thời gian rất dài. Từ năm 1809, người ta đã phát hiện các nốt nhạc của những ý tưởng âm nhạc đầu tiên và sau này đã xuất hiện trong tác phẩm.
Chất liệu âm nhạc tác giả đã thu thập trước đó chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn 1822 – 1824 khi bản giao hưởng vĩ đại này được kết hợp với dàn hợp xướng và độc tấu. Âm hưởng chung của tác phẩm là không khí hân hoan thể hiện ở rất nhiều đoạn khác nhau trong tác phẩm. Chính vì lý do này mà tác phẩm được đặt tên là Bản giao hưởng của niềm vui.
Video đang HOT
Nhà soạn nhạc vĩ đại người Đức – Ludwig van Beethoven.
Ludwig van Beethoven (1770-1827) là một nghệ sỹ thiên tài. Từ khi còn sinh thời cho đến nay, tên tuổi của ông được nhiều người biết đến và tiếp tục có sức lan toả rộng lớn. Trong khi phải đối mặt với căn bệnh khiếm thính vô phương cứu chữa (mặc dù ông đã cố giấu sự thực này), Beethoven lại cho ra đời những kiệt tác nghệ thuật như các bản giao hưởng số 5 và số 9.
Edmund Morris, một người viết tâm huyết về Beethoven, miêu tả nhà soạn nhạc vĩ đại là “một nghệ sĩ của những sự phức tạp đáng kinh ngạc và một trí thông minh phi thường”. Bằng sự nhạy bén và am hiểu sâu sắc, Edmund Morris đã làm sáng tỏ cuộc đời của Beethoven, trong đó có cả mối quan hệ bí mật của ông với một người phụ nữ mà ông luôn khao khát, cũng như các tác phẩm mà ở đó “vẻ đẹp và sự vĩ đại chỉ có thể được cảm nhận được ở mặt khuất bên kia của sự im lặng”.
Nguyên Minh
Theo VNE
Bùi Công Duy diễn Hòa nhạc Toyota xuyên Đông Dương
Nghệ sĩ violin hàng đầu VN cùng nhạc trưởng Honna Tetsuji và ca sĩ Trịnh Thanh Bình sẽ trình diễn những tác phẩm nhạc cổ điển nổi tiếng trong chương trình hòa nhạc tại Việt Nam, Lào và Campuchia vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.
Đây là năm thứ 15 chương trình Hòa nhạc Toyota được tổ chức và cũng là lần đầu tiên được mở rộng, giới thiệu ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Chương trình sẽ diễn ra tại bốn thành phố gồm Viêng Chăn (Lào), Phnôm Pênh (Campuchia), TP HCM và Hà Nội (Việt Nam). Tiêu chí của Hòa nhạc Toyota năm nay là mong muốn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, đặc biệt là trong lĩnh vực nhạc cổ điển. Ngoài ra, chương trình còn hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Lào, 35 năm ký hiệp ước hữu nghị hợp tác Việt - Lào và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia.
Bùi Công Duy là nghệ sĩ violin Việt Nam có đẳng cấp quốc tế.
Hòa nhạc Toyota 2012 Việt Nam - Lào - Campuchia được dàn dựng và trình diễn bởi Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam, dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng người Nhật Bản, Honna Tetsuji. Hai nghệ sĩ khách mời tham gia là Bùi Công Duy và Trịnh Thanh Bình. Con rể nhạc sĩ Phú Quang sẽ trình diễn bản Concerto cho violin giọng Rê trưởng của nhà soạn nhạc vĩ đại Ludwid van Beethoven. Ca sĩ giọng Tenor (nam cao) Trịnh Thanh Bình trình diễn các tác phẩm - Gặp nhau trên đỉnh Trường Sơn của nhạc sĩ Hoàng Hà và Tình ca của nhạc sĩ Hoàng Việt.
Bên cạnh đó, quốc ca của ba nước cũng sẽ được Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam phối lại để trình diễn trong phần đầu chương trình. Tại Lào và Campuchia, các nghệ sĩ cũng thể hiện một số tác phẩm đặc trưng của hai nước bạn và các tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới như Những hành khúc hân hoan, tưng bừng của Johann Strauss II và Những khúc nhạc tươi vui của nhà soạn nhạc người Mỹ - Leroy Anderson.
Nhạc trưởng người Nhật Bản, Honna Tetsuji, và ca sĩ Trịnh Thanh Bình.
Trong buổi họp báo giới thiệu chương trình chiều 10/7, ông Nguyễn Trí Dũng, phó giám đốc phụ trách Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam cho biết: "Thông qua âm nhạc, chương trình sẽ là cầu nối giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các nước bạn bè láng giềng để thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp truyền thống đã hình thành qua nhiều thập kỷ".
Bà Đặng Phan Thu Hương, đại diện ban tổ chức, cũng khẳng định chương trình sẽ dành toàn bộ số tiền bán vé tại Việt Nam (hai đêm diễn tại Hà Nội, một đêm tại TP HCM) cho Quỹ học bổng Toyota hỗ trợ Tài năng trẻ âm nhạc Việt Nam với mục tiêu mang tới sự khích lệ, động viên cho các bạn trẻ yêu nhạc Việt Nam tăng cường học hỏi, sớm trở thành những nghệ sĩ tài năng thực thụ trong tương lai. Bên cạnh đó, chương trình cũng hy vọng tạo điều kiện cho khán giả yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam có cơ hội tiếp cận và thưởng thức.
Giá vé cao nhất của một đêm diễn là 500.000 đồng và thấp nhất là 100.000 đồng - ít hơn khá nhiều so với những chương trình nhạc cổ điển trước đó. Khi được hỏi về tiêu chí để định giá cho chương trình, ông Nguyễn Trí Dũng nói rằng vì nhạc cổ điển ở Việt Nam vẫn chưa thực sự đến gần với công chúng nên ban tổ chức mong muốn dòng nhạc này có thể được phổ cập một cách rộng rãi tới đông đảo hơn khán giả Việt Nam.
Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam từng được sang New York (Mỹ) biểu diễn vào cuối năm ngoái.
Lần đầu tham dự chương trình, nghệ sĩ Bùi Công Duy phát biểu: "Tôi rất vui và vinh hạnh khi được tham gia chương trình này, đặc biệt là sự kết hợp với Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam và nhạc trưởng Honna Tetsuji. Tôi nghĩ đây là cơ hội tốt để tôi có thể góp phần xây dựng Quỹ học bổng hỗ trợ tài năng âm nhạc trẻ Việt Nam, cũng như giới thiệu, quảng bá về nhạc cổ điển Việt Nam tới đông đảo bạn bè các nước trong khu vực".
Hòa nhạc Toyota được tổ chức lần đầu từ năm 1998. Năm 2007, chương trình được đổi tên thành Hòa nhạc Toyota xuyên Việt với các đêm diễn ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Hai diva của làng nhạc Việt là Mỹ Linh và Thanh Lam từng tham gia biểu diễn trong những chương trình trước. Hòa nhạc Toyota đã được giới yêu nhạc cổ điển tại Việt Nam đón nhận nồng nhiệt và là một trong số ít các chương trình nhạc giao hưởng có uy tín diễn ra hàng năm.
Hòa nhạc Toyota 2012 Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ bắt đầu đêm diễn đầu tiên vào ngày 24/7 tại thủ đô Viêng Chăn (Lào). Sau đó vào ngày 28/7, chương trình sẽ tới Phnôm Pênh (Campuchia). Đêm diễn đầu tiên tại Việt Nam diễn ra vào ngày 1/8 ở TP HCM. Điểm kết thúc của chương trình là thủ đô Hà Nội với hai đêm diễn vào 5-6/8.
Nguyên Minh
Theo VNE
Thanh Lam sưởi ấm phố đông Hà Nội bằng âm nhạc Diva là người khép lại Luala Concert Thu Đông 2012 chiều 9/12 trên vỉa hè thủ đô. Thanh Lam trình diễn hai nhạc phẩm "Cô đơn" (Nguyễn Ánh 9) và "Hoài cảm" (Cung Tiến) trong buổi biểu diễn khép lại Luala Concert Thu Đông năm nay vào chiều 9/12. Chương trình diễn ra ngay trên vỉa hè 61 Lý Thái Tổ, Hà Nội,...