Hoa Mộc Lan Disney đã cúi đầu trước chủ nghĩa dân tộc của Trung Hoa qua trailer mới?
Với cách xây dựng live action Hoa Mộc Lan lần này, Nhà Chuột đã cho thấy một Hollywood đặt lợi nhuận lên trên tất cả.
Khi Disney vừa mới tung trailer cho phiên bản live action của Hoa Mộc Lan, người viết chợt nghĩ đến bản gốc nhạc kịch hoạt hình. Phiên bản năm 1998 khắc họa hành trình phi thường của một cô gái đã cải nam trang để thay cha tòng quân đã gây tiếng vang toàn cầu khi ra mắt. Năm đó, người viết chỉ mới 7 tuổi. Hơn nửa những bạn gái đồng trang lứa của tôi đều được sinh ra và lớn lên trong một Hồng Kông trước khi được Anh Quốc trao trả về Trung Hoa. Điều đó càng làm bộ phim này đặc biệt hơn đối với người viết, nhất là cách nó mô tả một nhân vật nữ chính tung hoành ngang dọc trong khi vẫn giữ được sự chính trực của bản thân và danh dự cho gia đình trên nền nhạc dung hòa các giá trị Đông – Tây ( Honour to Us all, I’ll Make a Man Out of You, Reflection…). Cho đến ngày hôm nay, đồ chơi kiếm Mulan, Rồng Mushu nhồi bông và búp bê Mulan vẫn còn được cất giữ cẩn thận trong một ngăn tủ tại căn nhà ở Hồng Kông của người viết.
Khỏi phải nói người viết đã mong chờ phiên bản live action của Mulan (1998) sắp tới đến thế nào. Bộ phim sẽ gia nhập bộ sưu tập truyện cổ tích phiên bản người thật kinh điển gần đây của Disney, bao gồm Người Đẹp và Quái Vật, Aladdin và Vua Sư Tử. Những bộ phim chuyển thể này vừa giữ lại những ca khúc bất hủ trong lòng người hâm mộ năm nào vừa gặt hái thành công thương mại. Nên người viết không tài nào hiểu được điều gì khiến Disney quyết định xây dựng Mulan không những thành một phiên bản đậm chất chính kịch cổ trang phong cách Trung Quốc như thế này, mà còn lượt bỏ hết những bài hát ở bản gốc và gạch bỏ nhân vật Li Sang lẫn rồng nhỏ Mushu. Trong khi đó, quốc gia tỷ dân này cũng đã có tới hai bộ phim tiếng Trung cùng chủ đề mang đậm dấu ấn Trung Hoa – đặc trưng của những phim cổ trang thường thấy ở nước này – là General Hua Mu-lan (1964) và Mulan: Rise of a Warrior (2009).
Dù Nhà Chuột đã để diễn viên người Hoa từ gốc đến ngọn Lưu Diệc Phi làm kép chính, phiên bản live action sắp tới đây vẫn hứng chịu những chỉ trích từ khắp các bộ phận khán giả vì nhà sản xuất đã thẳng tay xóa bỏ Li Sang – đối tượng tình cảm của Mulan, rồng nhỏ Mushu – linh thú hài hước, có phần vô dụng của Mộc Lan, và những bài hát đã đi vào lòng người của bản gốc khỏi dự án phim lần này. Cộng đồng Twitter nhanh chóng nhận định rằng chính những khán giả tại Trung Quốc Đại lục không mấy thích thú với Mushu và coi chú rồng này là sự báng bổ văn hóa ngàn năm của họ. Tuy nhiên, cư dân Đại lục đã khẳng định điều ngược lại.
Mulan (1998) – Nguồn: It’s A Visual Medium
Vẫn biết rằng không thể đánh giá toàn bộ phim chỉ qua những trailer, nhưng với những cái thính mà các đoạn teaser này thể hiện, không khó cho khán giả thấy chủ đề của bộ phim. Mộc Lan của live action này là một Mộc Lan lạ lẫm với ánh mắt sắt đá và cốt cách trang trọng cứng nhắc, mang hào quang hoàn hảo một màu thường thấy ở nhân vật chính. Trong khi ở nguyên tác 1998, Mộc Lan lại hồn nhiên và khát khao được tự quyết định cuộc sống thay vì phải tuân theo các lề thói của một xã hội nam quyền. Sự thay đổi của Mộc Lan cũng kéo theo cái chất của phim thay đổi theo. Từ một bộ phim giáo dục các bé gái hãy mạnh mẽ quyết định cuộc sống của chính mình, hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân, Hoa Mộc Lan trở thành một sử thi về lòng yêu nước và nghĩa vụ công dân. Việc Disney từ bỏ nhạc phim gốc càng nhấn mạnh ý định tách rời hai phiên bản này. Đây có thể là hành động “tự lấy đá đập chân mình” của Nhà Chuột. Vì truyền tải cảm xúc và niềm hân hoan qua những ca khúc làm động lòng người là sở trường đã đưa hãng phim này đến đỉnh vinh quang cũng như làm nên những tác phẩm cổ tích tuyệt vời.
Liệu Hoa Mộc Lan (2020) có trọn vẹn nếu vắng bóng Mushu và… (Nguồn: Disney Fandom – Wiki)
Đến đây, người viết chỉ càng thêm bối rối. Tại sao Disney lại cất công chuyển thể Hoa Mộc Lan thành một live action chỉ để luồn cúi và cổ vũ cho chủ nghĩa dân tộc của chính quyền Trung Quốc – nhất là khi bộ phim này, dù là bản chuyển thể hay hoạt hình, đều mang hơi hướng cung đấu, một thể loại phim mà chính quyền của đất nước tỷ dân đang đưa vào danh sách cấm?
Xem ra Disney vẫn nhớ đến sự thất bại trong phương diện thương mại của Hoa Mộc Lan(1998) ở thị trường Trung Quốc, khi mà bộ phim bị luyên lụy trước cáo buộc Nhà Chuột ủng hộ Đức Đạt-lai Lạt-ma – sự kiện đã dẫn đến lệnh cấm tất cả phim của Disney năm đó của chính quyền Bắc Kinh.
…Tướng quân Li Sang (Nguồn: The Independent)
Nhưng với việc ra mắt trailer Hoa Mộc Lan tại thời điểm này, Disney có khả năng cao bị nhuốm màu chính trị một lần nữa. Hiện nay, Hồng Kông đang vùng lên mạnh mẽ biểu tình Dự luật Dẫn độ và Trung Quốc đang bị quốc tế lên án vì cáo buộc đàn áp bộ phận dân tộc Hồi giáo thiểu số ở Tân Cương – thời điểm không thể tệ hơn để phát hành trailer một bộ phim mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc. Có vẻ như Nhà Chuột đang cố gắng làm hài lòng chính quyền Trung Quốc để đạt được thành công thương mại tại thị trường tỷ dân này, bất chấp cái nhìn không thiện cảm của những ai tin vào Dân chủ và Tự do.
Theo moveek.com
'Mulan' bản live-action 2020 sẽ không được chuyển thể thành phim ca nhạc và đây là lý do
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Disney quyết định không biến Mulan thành phim ca nhạc và lựa chọn một hướng đi khác.
Trailer đầu tiên của bản live-action Mulan 2020 đã chính thức ra lò trong sự ngóng đợi bấy lâu để được thưởng thức của khán giả. Tuy nhiên, đối với mỗi người là một cảm xúc, bình luận khác nhau về mức độ hài lòng mà nó đem lại từ khung cảnh, tạo hình nhân vật, diễn xuất đến âm nhạc được hé lộ trong đó.
Mulan 2020 từng khiến khán giả thất vọng vì để thiếu vắng một số nhân vật quan trọng như Shang hay Mushu. Và thậm chí phần giới thiệu này cũng không hề có lấy một ca khúc nhạc phim chính thức. Theo đó, Mulan sẽ không phải là một phim ca nhạc mà chỉ thay thế chúng bằng giai điệu của các nhạc cụ.
Tức là sẽ không có khoảnh khắc nào Mulan cất giọng hát trong phim, không có các phiên bản mới đáng mong chờ của loạt ca khúc thương hiệu như Reflection, True To Your Heart, I'll Make a Man Out of You,... Dù điều này gây sự thất vọng cho không ít khán giả nhưng trên thực tế, Mulan 2020không nhất thiết phải chuyển thể thành một bộ phim ca nhạc bởi các lý do sau đây:
Mulan không có đủ những ca khúc tuyệt vời để tạo thành một bộ phim ca nhạc
Disney đã dành nhiều thập kỷ để xây dựng những bản nhạc ấn tượng được yêu thích rộng rãi cho các tác phẩm phim ảnh của mình. Những bài hát này đã thu về cho hãng phim số tiền khổng lồ và là một phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của họ, cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của rất nhiều bộ phim đình đám.
Mulan có một số bài hát hay. I'll Make a Man Out of You có lẽ là một trong những ca khúc hấp dẫn nhất của Disney từng được viết, trong khi Reflection cũng là một bản ballad hàng đầu. Tuy nhiên, xét tổng thể, Mulan cũng không phải bộ phim có nhiều hit thành công, đặc biệt so với những tác phẩm điện ảnh đình đám cùng thời của Disney.
Chẳng hạn như với Lion King, mỗi bài hát trong đó đều được khán giả nhớ tới và yêu thích cho đến mãi sau này, thậm chí được phát hành riêng như một ca khúc. Trong khi Aladdin hay Beauty and the Beast cũng làm được điều tương tự, mà Mulan lại không dễ dàng làm được điều đó. Nó không có nghĩa là âm nhạc của Mulan rất tệ, nhưng chúng vẫn chưa đủ mạnh để tạo nên một bộ phim ca nhạc thực sự đáng nhớ.
Mulan có thể sẽ tốt hơn nếu không trở thành phim ca nhạc
Phiên bản Mulan 1998 do Disney thực hiện được xem là một bộ phim kỳ lạ. Giống như hầu hết các tác phẩm điện ảnh của thời phục hưng Disney thập niên 90, nó dựa trên các tài liệu có sẵn từ trước, nhưng đó không phải là một câu chuyện mà tất cả khán giả Mỹ đều biết đến. Câu chuyện của Hoa Mộc Lan được phiên dịch lần đầu tiên trong một bộ sưu tập giai thoại Trung Quốc vào thế kỷ thứ 6 và kể từ đó, nó đã tồn tại như một nền tảng văn hóa, với nhiều tác phẩm điện ảnh và truyền hình được thực hiện trong nhiều thập kỷ.
Thật ý nghĩa khi Disney muốn có phiên bản điện ảnh của riêng họ để tìm kiếm chỗ đứng trong thị trường giải trí Trung Quốc đang phát triển sau một thời gian ngắn bị cấm ở nước này. Kết quả cuối cùng là một bộ phim cũng trở nên nổi tiếng nhưng mang một cái gì đó rất Mỹ chứ không được khán giả Trung đón nhận quá nồng nhiệt.
Như với tất cả các tác phẩm chuyển thể từ truyện cổ tích và văn hóa thế giới của Disney, cấu trúc và chủ đề cơ bản của Mulan đã được nhắc lại để phù hợp với thương hiệu Disney và làm cho câu chuyện trở nên phổ biến hơn với nhiều đối tượng khán giả ở châu lục khác nhau. Đối với Mulan, điều đó có nghĩa là một dàn diễn viên lồng tiếng có giọng Mỹ, bổ sung một nhân vật phụ nói chuyện hỗn xược và thay đổi câu chuyện khiến nó giống với câu chuyện cổ tích của Disney hơn.
Ngày nay, Mulan có thể sẽ được Disney thực hiện không giống với phong cách làm phim của công ty gần đây: một tác phẩm hành động với quy mô lớn. Chắc chắn phần nhiều người hâm mộ sẽ bằng lòng tập trung nhiều hơn vào diễn biến câu chuyện, những cảnh hành động mãn nhãn thay vì âm nhạc của tác phẩm. Chính vì thế, việc chuyển thể đơn thuần tác phẩm thay vì phim ca nhạc có thể sẽ đem lại hiệu ứng tốt hơn với khán giả.
Người hâm mộ Disney vẫn sẽ có bộ phim gốc
Bất cứ điều gì xảy ra với bản live-action, Mulan sẽ không loại bỏ bộ phim gốc và gây nên sai khác so với lịch sử. Nhiều người hâm mộ đã tự hỏi ý nghĩa của những lần làm lại này là gì khi chúng thường rất gần so với bản gốc. Tuy nhiên, Disney có lý do làm điều này để củng cố thương hiệu gốc hơn là cơ hội để có những hướng sáng tạo mới. Đó là con dao hai lưỡi: thứ khiến họ bị chỉ trích nhiều nhất với những bản live-action này cũng là thứ giúp họ kiếm được rất nhiều tiền trong thập kỷ qua.
Bộ phim vẫn sẽ phù hợp với các đối tượng khán giả háo hức được xem bộ phim hoạt hình trở nên gần gũi với cảnh người thật đóng, hay đã "phát ốm" với những công thức cũ. Trong khi đó, Disney vẫn có doanh thu, vẫn đưa câu chuyện gần gũi hơn với người da trắng và dễ tấn công vào thị trường Trung Quốc. Đây cũng là lý do khiến Mulan hoàn toàn sẵn sàng loại bỏ lối mòn phim ca nhạc và sẵn sàng ra rạp theo cách của riêng mình.
Teaser Mulan
Mulan chính thức ra mắt khán giả ngày 27/03/2020.
Theo saostar
Review 'The Lion King': CGI mãn nhãn, là phiên bản live-action bám sát nguyên tác nhất của Disney từ trước đến nay The Lion King là phiên bản live-action được chuyển thể dựa trên bộ phim hoạt hình cùng tên ra mắt năm 1994- tuyệt phẩm đã trở thành một phần tuổi thơ của biết bao thế hệ 9x. Bộ phim hoạt hình thành công nhất mọi thời đại của Disney không chỉ là một cuộc hành trình thú vị tràn đầy tiếng nhạc mà...