Hòa mình vào 7 lễ hội truyền thống của Trung Quốc đặc sắc nhất
Từ cuộc đua thuyền rồng hoành tráng đến Tết trông trăng rằm tháng 8, đây là những lễ hội truyền thống của Trung Quốc bạn nên thêm ngay vào checklist của mình.
Nổi tiếng là “chiếc nôi” của văn hóa phương Đông với bề dày lịch sử hàng ngàn năm, Trung Quốc trở thành một trong những quốc gia sở hữu truyền thống văn hóa hấp dẫn nhất trên thế giới, đặc biệt là những lễ hội. Từ việc tôn vinh những người đã khuất đến cuộc đua thuyền rồng hoành tráng, quốc gia này luôn tràn ngập những lễ hội đầy màu sắc và hấp dẫn quanh năm.
Cho dù bạn đang lên kế hoạch đến thăm một lần trong đời hay chỉ đang tìm hiểu về lễ hội ngoạn mục trên thế giới, nhất định phải xem hết danh sách này. Dưới đây là một số lễ hội truyền thống của Trung Quốc đặc sắc và tuyệt vời nhất để thêm vào danh sách phải trải nghiệm của bạn.
7 lễ hội truyền thống của Trung Quốc nhất định không nên bỏ qua
Tết cổ truyền Trung Quốc – Tết Âm lịch (tháng 2)
Cho đến nay, sự kiện lớn nhất và nổi bật nhất trong lịch sử lễ hội Trung Quốc là Tết Nguyên đán, hay còn được gọi là Lễ hội mùa xuân. Lễ hội sôi động và đầy màu sắc này rơi vào ngày đầu tiên của Âm lịch, thường là khoảng đầu tháng Hai hoặc cuối tháng Giêng dương lịch, tương tự như Tết Nguyên đán của Việt Nam.
Lễ hội mùa xuân Trung Quốc tương tự như Tết Nguyên đán của Việt Nam.
Lễ hội truyền thống của Trung Quốc này đã trải qua hơn 3.500 năm, bắt đầu vào khoảng năm 1600 trước Công nguyên, khi người dân triều đại nhà Thương tổ chức các nghi lễ hiến tế để tôn vinh các vị thần và tổ tiên vào đầu hoặc cuối mỗi năm. Ngày nay, Tết Âm lịch không chỉ là thời điểm để cúng bái thần linh, tưởng nhớ tổ tiên mà còn để điểm lại những thành quả của năm cũ, chào đón những điều tốt đẹp trong năm mới và sum vầy bên gia đình cùng người thân yêu.
Lễ hội đèn lồng lung linh (tháng 2)
Ngay sau Tết Nguyên đán là Lễ hội đèn lồng nổi tiếng, diễn ra vào ngày 15 Tết, đánh dấu sự kết thúc của lễ đón năm mới và trùng với ngày Rằm đầu tiên của năm.
Khắp các con phố ngập tràn sắc đỏ của đèn lồng trong lễ hội lớn hàng năm.
Trong suốt nhiều năm, đèn lồng Trung Quốc đã được sử dụng cho mọi sự kiện và phổ biến đến mức trở thành biểu tượng của quốc gia này, đại diện cho sức sống và niềm vui đến cho mọi nhà. Bởi vậy, lễ hội đèn lồng là lễ hội truyền thống đặc sắc của Trung Quốc có ý nghĩa tinh thần lớn đối với người dân địa phương, chào tạm biệt những ngày đầu xuân và cầu mong cho năm mới yên bình, may mắn, hạnh phúc.
Lễ hội thuyền rồng đầy sôi động (tháng 6)
Video đang HOT
Một trong những lễ hội truyền thống của Trung Quốc rất được mong chờ và yêu thích mỗi dịp hè đến đó là lễ hội thuyền rồng. Nhiều người tin rằng Lễ hội Thuyền rồng có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại và gắn liền với việc Khuất Nguyên của Vương quốc Chu tự sát. Khuất Nguyên là một trong những học giả và nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Quốc và là một trong những nhà yêu nước trung thành nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Những cuộc đua thuyền rồng là hoạt động rất được mong đợi vào mỗi dịp hè đến.
Đây là dịp diễn ra vô số cuộc đua thuyền rồng trên khắp mọi nơi ở Trung Quốc, người dân địa phương và du khách hòa mình vào không khí vui tươi, sôi động chưa từng có. Phần quan trọng không thể thiếu trong lễ hội thuyền rồng đó là nghi lễ dâng hương tổ tiên và các vị thần linh của sông nước. Đặc biệt, trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, người dân còn tổ chức làm bánh bao gạo nếp zongzi – món ăn truyền thống của ẩm thực Trung Hoa.
Tết trung thu – tết trông trăng (tháng 9)
Nhắc đến những lễ hội nổi tiếng nhất Trung Quốc, không thể bỏ qua Tết Trung thu, hay còn được gọi là Tết trông trăng diễn ra vào Rằm tháng 8 Âm lịch hàng năm (khoảng tháng 9 dương lịch). Nguồn gốc của Tết Trung thu từ xa xưa khi các gia đình tụ họp vào ngày Rằm tháng Tám để gửi lời cảm ơn và cầu mong một mùa màng bội thu. Tương tự như ngày lễ Tạ ơn của Mỹ, lễ hội này là dịp để tập trung thời gian dành cho gia đình và thể hiện lòng biết ơn.
Tết Trung thu là dịp gia đình quay quần bên nhau ngắm trăng và thưởng thức bánh trung thu.
Vào thời điểm này, không chỉ các gia đình địa phương và khách du lịch cũng tụ tập để ngắm trăng, chiêm ngưỡng bầu trời rực rỡ ánh sáng mà và cùng nhau quây quần thưởng thức bánh trung thu truyền thống.
Lễ hội băng tuyết (tháng 1 đến tháng 2)
Diễn ra tại Cáp Nhĩ Tân phía đông bắc Trung Quốc thuộc tỉnh Hắc Long Giang, Lễ hội băng tuyết là một trong những sự kiện hoành tráng nhất vào mùa đông, tuy mới chỉ diễn ra trong khoảng 50 năm chứ không phải một lễ hội lâu đời.
Tác phẩm băng khổng lồ tại lễ hội băng tuyết.
Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc, đến với lễ hội băng tuyết, du khách có thể chiêm ngưỡng những tác phẩm bằng băng “siêu to khổng lồ” như lâu đài, tòa nhà, các nhân vật nổi tiếng,…được tạo nên từ bàn tay của các nghệ nhân điêu khắc tài hoa. Được biết, để tạo nên những tác phẩm này, người ta sử dụng khối lượng băng khổng lồ từ sông Tùng Hoa gần đó.
Tiết Thanh minh (tháng 4)
Diễn ra vào đầu tháng 4, Lễ hội Thanh minh, còn được gọi là Ngày tảo mộ, là một trong những lễ hội truyền thống của Trung Quốc quan trọng nhất đối với người dân nơi đây. Tiết Thanh minh là thời gian để những người còn sống thờ cúng tổ tiên, dọn dẹp phần mộ và thực hiện những nghi lễ nhằm tôn vinh và đảm bảo tổ tiên có một cuộc sống hạnh phúc ở thế giới bên kia.
Lễ hội Thanh minh truyền thống của Trung Quốc.
Du lịch Trung Quốc vào thời điểm này, du khách sẽ thấy người dân tập trung ở chùa chiền rất đông đúc.
Lễ Vu Lan báo hiếu (tháng 8)
Tương tự như ở Việt Nam, một lễ hội truyền thống của Trung Quốc nhằm thể hiện lòng biết ơn, nhớ về cội nguồn tổ tiên và báo hiếu cha mẹ được gọi là lễ Vu Lan. Cứ mỗi dịp rằm tháng 7 Âm lịch, người dân địa phương lại sắm sửa mâm cỗ thịnh soạn để dâng lên tổ tiên, 3 lần mỗi ngày, buổi lễ chính vào lúc hoàng hôn. Họ tới những ngôi chùa lớn và phát gạo cho người nghèo.
Lễ Vu Lan là dịp để bày tỏ lòng biết ơn, báo hiếu cha mẹ.
Một điều hành động nhân văn trong dịp lễ Vu Lan là mỗi người thường được cài lên áo một bông hoa hồng: màu đỏ cho người còn mẹ và màu trắng cho ai đã mất cha, mẹ.
Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam
Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hóa truyền thống riêng và trong đó các lễ hội cũng là một giá trị tinh thần được người dân chú trọng. Đây chính là nét đặc trưng và cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta.
Đất nước Việt Nam hình chữ S vốn có rất nhiều lễ hội từ hội đình, làng cho đến các lễ hội truyền thống lớn. Các lễ hội này vốn đã trở thành một phần thiết yếu trong đời sống của người dân Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng Du Lịch Việt tìm hiểu về các lễ hội lớn trải dài từ Bắc tới Nam mà khách du lịch Việt Nam nhất định không thể bỏ lỡ.
Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam
Tìm hiểu những lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian ở Việt Nam
Lễ hội truyền thống là gì?
Việt Nam vốn là đất nước có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, vì thế mà xuất hiện rất nhiều lễ hội truyền thống đa dạng, độc đáo có ở khắp mọi miền đất nước. Tại mỗi vùng miền, mỗi lễ hội đều sẽ có những nét tiêu biểu và mang nhiều giá trị khác nhau nhưng mục đích cuối cùng hướng tới vẫn là đối tượng tâm linh cần suy tôn.
Các lễ hội truyền thống sẽ là dịp để mỗi người con đất Việt và cả những du khách từ nhiều nơi khác nhau có thể cùng giao lưu, truyền lại cho nhau những tư tưởng đạo đức, những luân lý về khát vọng cao đẹp. Bên cạnh đó, những lễ hội truyền thống còn là cơ hội để con dân nhắc lại nhiều câu chuyện về những vị anh hùng đất nước đã hy sinh chống giặc ngoại xâm, những người có công chống lại thiên tai, tiêu diệt thú dữ, cứu nhân độ thế hay cả những người có công truyền nghề.
Lễ hội truyền thống đồng thời còn là dịp để con người ta có thể gột rửa những điều lo toan của cuộc sống thường nhật, giúp ta tìm được sự yên bình chốn tâm linh, hay đơn giản hơn là được tham gia vào những trò chơi dân gian mang tính giải trí cao. Và có lẽ đó cũng chính là lý do khiến cho các lễ hội truyền thống ở Việt Nam thu hút được đông đảo người dân địa phương lẫn nhiều du khách xa gần ghé thăm.
Tổng hợp các lễ hội truyền thống tại Việt Nam
Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Chắc hẳn mỗi chúng ta đều đã quá quen thuộc với câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba". Mùng mười tháng ba âm lịch hàng năm là dịp để mỗi người con đất Việt tưởng nhớ đến các vua Hùng đã có công dựng nước. Đây là một dịp lễ lớn mang tính chất quốc gia nên hàng năm đều sẽ được tổ chức thật linh đình tại Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ. Lễ hội này thu hút đông đảo người dân từ nhiều địa phương khác nhau và cả khách du lịch quốc tế đổ về tham gia. Ngoài việc thành tâm chiêm bái, bạn còn có thể tham gia vào các hoạt động văn hóa dân gian vô cùng thú vị.
Lễ hội Hoa Ban
Khi mùa xuân đến, cây hoa Ban - môt loại cây có nguồn gốc ở vùng Tây Bắc Việt Nam sẽ băt đâu nở rộ và tràn ngâp săc trăng khắp cả vùng đồi núi Tây Băc. Và đó cũng là lúc dân tộc Thái sẽ tổ chức lễ hội Hoa Ban. Đây là môt trong những lễ hội truyền thống lớn ở Việt Nam, bắt nguồn từ chính việc chuẩn bị cho mùa thu hoạch sắp tới và cũng là cơ hội cho những người đàn ông, phụ nữ trẻ chưa lập gia đình gặp gỡ để tìm ra ý trung nhân.
Lễ hội Hoa Ban truyền thống diễn ra hàng năm tại Điện Biên
Khách du lịch Tây Bắc vào đúng dịp diễn ra lễ hội Hoa Ban chắc chắn không thể không tham gia vào bầu không khí náo nhiệt này. Lễ hôi này sẽ được băt đâu với màn trình diễn nghệ thuật cùng màn trình diễn pháo hoa kéo dài 15 phút, thương đươc tô chưc vào khoảng tháng 2 âm lịch. Lễ hội cũng sẽ diễn ra triển lãm văn hóa truyền thống của các dân tộc Điện Biên, trình diễn văn hóa dân gian truyền thống, lễ hội ca hát và múa dân gian, triển lãm sách và biểu diễn thể thao.
Lễ hội chọi Trâu
Đây là một trong một số những lễ hội ở Việt Nam độc đáo nhất và cũng vô cùng nổi tiếng với bạn bè thế giới. Lễ hội chọi trâu của Đô Sơn thể hiện được tinh thần dũng cảm, hào hiệp và liều lĩnh của cư dân thành phố phía bắc Hải Phòng này. Lễ hội đã được tổ chức từ thế kỷ 18 và duy trì mãi cho đến ngày nay, diễn ra vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm.
Người dân địa phương đều xem tiêt mục chọi trâu này như một trò tiêu khiển thú vị cho các vị thần hộ mệnh của khu vực này. Trâu tham gia lễ hội sẽ được lựa chọn cẩn thận và chuẩn bị kỹ càng từ một năm trước khi chiến đấu. Ngoài các trận chọi trâu còn có một loạt các đám rước và nghi lễ truyền thống khác diễn ra tại Hải Phòng vào ngày này.
Lễ hội vía Bà Chúa Xứ
Lê hôi vía Bà Chúa Xứ là một lễ hội lớn ở Việt Nam, đăc biêt là đối với tỉnh An Giang nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đây là một hoạt động tôn giáo thiêng liêng của người dân địa phương và đã thu hút hàng ngàn người dân địa phương và cả khách du lịch An Giang tham gia mỗi năm.
Lê hôi vía Bà Chúa Xứ sẽ được diễn ra hàng năm từ ngày 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch. Nằm ở núi Sầm thuộc xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, chùa Bà Xư vốn có một lịch sử lâu đời. Theo truyện dân gian, chùa Bà Xư vốn được người dân địa phương xây dựng từ những năm 1820 sau khi tìm thấy một bức tượng nữ trong rừng. Người dân địa phương đã tôn thơ bà vì sau khi câu nguyên, bà đã mang lại cho họ mùa màng bội thu cùng một cuộc sống thịnh vượng. Từ đó trở đi, chùa Bà Xư đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người dân ở đây.
Lễ hội Chùa Hương
Lễ hội chùa Hương vốn là một lễ hội truyền thống thu hút đông đảo khách hành hương từ khắp nơi Việt Nam đến chùa Hương ơ Hà Nôi để cầu nguyện cho một năm thịnh vượng và bày tỏ lòng thành kính với Đức Phật. Lễ hội này sẽ diên ra vào mùng 6 tháng giêng âm lịch, thường là giữa tháng 2 hoặc đầu tháng 3 theo lịch dương. Trong lễ hội này, du khách còn có cơ hôi đươc đi đò ngắm cảnh vươt qua các hang động, được ngăm nhìn phong cảnh đẹp hệt như tranh vẽ của những ngọn núi đá vôi, của cánh đồng lúa hay đi bộ qua những ngôi đền lịch sử và khoảng hàng trăm bâc đá để có thể đến đích cuối cùng.
Hàng năm, trên đất nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội truyền thống ở các vùng khác nhau. Mỗi một vùng miền sẽ có những nét văn hóa truyền thống riêng và trong đó các lễ hội cũng là một giá trị tinh thần được người dân chú trọng. Đây chính là nét đặc trưng và cũng là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta.
Lễ hội làng Hùng Lô Với địa hình thuận lợi, Kẻ Xốm xưa sớm đã trở thành trung tâm buôn bán và là vùng đất có lịch sử lâu đời. Nơi đây còn bảo tồn và phát huy được những nét đẹp văn hoá, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Đất Tổ, Hùng Lô xưa có tên gọi là Khả Lãm Trang, sau đổi thành...