“Hoa mắt” với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Quy hoạch chồng chéo khiến TP.HCM được coi là hạt nhân, là trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam song cũng đang vướng nhiều rảo cản, dẫn đến tình trạng liên kết vùng hiện lỏng lẻo, khó phát huy tác dụng.
Để đưa TP.HCM phát triển xứng tầm là đô thị hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả khu vực, Chính phủ đã có nhiều quy hoạch để thực hiện mục tiêu đề ra.
Chồng chéo quy hoạch vùng?
Tân cảng Cái Mép – Thị Vải là một cảng nước sâu có vị trí chiến lược đối với khu vực kinh tế trọng điểm ĐNB. Ảnh: H.V
“Tuy các tỉnh ĐNB vẫn phát triển vượt lên so với cả nước, song còn thấp xa khả năng và mong muốn. Vẫn là phát triển từng tỉnh, tầm nhìn “tỉnh ta” vẫn chi phối; chưa rõ tư duy phát triển vùng, không có cơ chế, chính sách phát triển vùng”. TS Trần Đình Thiên -
Viện trưởng Viện Kinh tế VN
Tại hội nghị Diễn đàn Kinh tế Đông Nam bộ (ĐNB) diễn ra tại TP.HCM hồi cuối tháng 9 với chủ đề “tái cơ cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng tưởng trên cơ sở liên kết vùng”, ông Cao Đức Phát- Phó trưởng ban thường trực Ban kinh tế T.Ư cho biết, hơn lúc nào, để kinh tế ĐNB và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng hiệu quả, bền hơn, tầm vóc hơn. Cần xác lập và đặt ra các cơ chế để TP.HCM đóng vai trò hạt nhân trong việc phát triển nội vùng cũng như liên vùng, giao thành phố này là chủ tịch (vĩnh viễn) hội đồng vùng, thành lập cơ quan tham mưu thường trực cho hội đồng vùng (mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu nghành các lĩnh vực)… Đặc biệt, phải mời Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban chỉ đạo vùng.
Trước đó, tháng 6.2014, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang) sẽ là vùng phát triển năng động với GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 3.900-4.000 USD; đến năm 2020 đạt trên 5.000 USD và giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt 5.400 USD.
TP.HCM được xác định là đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực. Đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (bao gồm các tỉnh trên), TP.HCM được định hướng phát triển là trung tâm kinh tế tổng hợp đa chức năng với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật hiện đại đồng bộ ngang tầm với các thành phố trong khu vực.
Tuy nhiên, ngày 25.7.2017, Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân và Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tiếp tục chủ trì Hội nghị “điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050″. Tại đây, Viện Quy hoạch xây dựng miền Nam đã trình bày đồ án điều chỉnh quy hoạch, ngoài trung tâm là tứ giác TP.HCM – Biên Hòa – Nhơn Trạch – Bình Dương, còn có 4 khu vực là vùng phát triển phía Bắc, phía Đông và phía Tây Nam.
Video đang HOT
TS Trần Đình Thiên – Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, phát biểu tại diễn đàn: “Hiện nay cấu trúc địa lý vùng rất lộn xộn, chồng chéo giao thoa. Ngay như hôm nay, nói là vùng ĐNB nhưng có cả Long An. Hay như vùng trọng điểm phía Nam có thêm Tiền Giang, Long An; còn có cả Vùng TP.HCM với tám tỉnh, thành… mà vùng nào, khu vực nào trong đó đều thấy giao cho TP.HCM làm đầu tàu, làm Chủ tịch hội đồng vùng”.
“Đầu tàu” đang ách tắc
Ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam cho rằng, nếu so sánh với các vùng kinh tế khác trong cả nước như miền Trung, Tây Nguyên hay ĐBSCL thì vùng ĐNB có lợi thế hơn hẳn. “Tuy nhiên, đối với ĐNB, khái niệm này rộng hơn so với vùng kinh tế trọng điểm. Chính vì vậy, chúng ta phải bàn về cách vận hành của hội đồng này” – ông Lộc nói.
Theo TS Trần Đình Thiên, TP.HCM là đầu tàu của khu vực nhưng cần xem lại sự phân bổ nguồn lực. “Theo tôi thấy, cơ chế và thể chế hình như đang trói buộc vùng này, cần tìm ra cơ chế đặc thù cho vùng, nhất là cho đầu tàu TP.HCM” – TS Thiên nói.
“Nói TP.HCM là đầu tàu sẽ kéo theo cả vùng phát triển. Nhưng nhìn lại xem, đầu tàu mà phải đang giải cứu vì ách tắc, ách tắc giao thông tại sân bay tân sơn Nhất, ách tắc tại các cảng biển (trong đó cảng Thị Vải chưa phát huy hết tiềm năng vì tính liên kết vùng không cao-NV), ách tắc giao thông vì lượng người nhập cư đổ về nhiều, ách tắc khi các vành đai (vành đai 1, 2 và 3) chưa cái nào làm xong thì liên kết hạ tầng trong vùng chưa có…” – ông Thiên cho hay.
TS Thiên cũng đề xuất, cần chỉ ra khái niệm vùng, liên kết vùng cho rõ ràng chứ như hiện tại chưa rõ chức năng vì cấu trúc vùng rất lộn xộn, đầu tàu, hạt nhân phải khác. Quy hoạch vùng phải có tính liên kết, vùng bổ sung cho tỉnh hay tỉnh là một bộ phận của vùng. Tầm nhìn, cơ cấu của từng tình, của vùng phải thay đổi; cần tìm ra thể chế phù hợp để điều hành vùng…
Theo Danviet
"Tôi còn muốn tăng hơn nữa thẩm quyền cho Trưởng đặc khu"
"Bàn về đặc khu thì 15 năm nay rồi, vẫn loanh quanh chuyện lo quyền như thế, rất khó. Cá nhân tôi, ở góc độ kinh tế, tôi ủng hộ, thậm chí còn muốn tăng hơn nữa thẩm quyền cho Trưởng đặc khu cơ" - TS.Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nói về vấn đề trao quyền lực và kiểm soát quyền lực với người đứng đầu đặc khu kinh tế.
- Dự thảo luật đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế) mới "trình làng" khơi lên cuộc tranh luận sôi nổi về mô hình tổ chức khác biệt tại đặc khu. Có thể hình dung diện mạo, vị trí đặc biệt của đặc khu thế nào, thưa ông?
- Dự thảo luật được xây dựng có những điểm rất khó mà cơ quan soạn thảo đã cố gắng để thể hiện. Theo tinh thần chỉ đạo, đặc khu được xác định là cơ quan hành chính thuộc tỉnh, như thế thì thẩm quyền sẽ vướng "trần" là ông Chủ tịch UBND tỉnh nhưng thật ra, yêu cầu của mô hình này, nhiều khi thẩm quyền của đặc khu còn vượt trên cả tỉnh.
Tôi thì thấy ở đây, mọi con đường đều dẫn đến quyền lực trực tiếp với Thủ tướng vì Thủ tướng là người điều hành, người nắm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng đặc khu.
PGS.TS.Trần Đình Thiên: "Thiết kế mô hình đặc khu có một hệ thống giám sát dựa trên nền tảng dân chủ, công khai minh bạch là chính".
- Nhiều chuyên gia luật học, nhất là chuyên gia trong ngành luật công, luật về tổ chức bộ máy nhà nước tỏ ra băn khoăn nhiều chính ở việc xác định vị trí của đặc khu kinh tế thuộc tỉnh hay thuộc Trung ương. Ý kiến của ông về vấn đề này?
- Đừng nên suy nghĩ cứng nhắc theo tư duy tổ chức hành chính thông thường là buộc nó phải thuộc gì. Đặc khu là một thứ đặc biệt, có cơ chế quyền lực đặc thù, phù hợp với mục tiêu mà ta muốn nó đạt được. Thiết kế thể chế đó, quan trọng nhất là xác định mục tiêu, làm ra đặc khu định để giải quyết vấn đề gì và muốn đạt được mục tiêu đó thì cần thiết chế như thế nào, cần được trao những quyền lực gì để thực hiện.
Tôi cho rằng, nguyên tắc quan trọng nhất là hoạt động của đặc khu phải tuân thủ, không trái với Hiến pháp là được còn cứ chiếu vào các luật như luật tổ chức chính quyền địa phương rồi cho rằng nó phải như thế này, thế kia mới đúng quy định thì... chết rồi, làm sao mà còn đặc biệt, đặc thù gì được nữa. Cứ lật qua lật lại, lo sợ nhiều quá thì không làm được đâu.
Quyền lực của người đứng đầu đặc khu thực sự rất lớn, như một Chủ tịch tỉnh độc lập, một thủ trưởng của toàn khu, như mô hình của Macau, Hongkong vậy, Trưởng đặc khu có toàn quyền trong lãnh địa đấy. Phần lãnh địa này chỉ phụ thuộc vào quốc gia ở vấn đề chủ quyền, ngoại giao, an ninh - quốc phòng. Ngoài ra thì nó rất độc lập và khác biệt với các đơn vị hành chính thông thường trong nước.
- Chuyện trao quyền lực vượt trội và kiểm soát quyền lực với người đứng đầu đặc khu cũng là một vấn đề lớn. Với 116 thẩm quyền được trao cho trưởng đặc khu, trong đó tới 77 thẩm quyền thuộc quyền của Thủ tướng, ông nhận xét thế nào?
- Phải nhắc lại là ở đây chúng ta đang muốn tạo ra một thiết chế mới, đặc thù, trao quyền lớn và đảm bảo nguyên tắc kiểm soát quyền lực như Hiến pháp quy định, tức có quyền lực thì phải có giám sát quyền lực.
Thẩm quyền đại thể trao cho Trưởng đặc khu thì thế nhưng quan trọng nhất là thẩm quyền phải đi liền với trách nhiệm, phải có cơ chế để làm sao người này phải chịu trách nhiệm với những việc làm, quyết định của mình. Thiết kế cơ chế chịu trách nhiệm đó như thế nào, bằng giám sát hay bằng công khai minh bạch... thì đó là vấn đề kỹ thuật, cần phải bàn.
- Các phân tích chỉ ra rằng, trong dự thảo luật chưa có một cơ chế giám sát chặt chẽ với Trưởng đặc khu kinh tế. Ông này không phải do HĐND tỉnh bầu ra thì không thể buộc phải chịu trách nhiệm, phải báo cáo hay giải trình trước nhân dân, chính quyền địa phương được?
- Thủ tướng có thẩm quyền bổ nhiệm vậy thì đương nhiên Thủ tướng có thẩm quyền giám sát với ông Trưởng đặc khu rồi. Đó là kênh giám sát trực tiếp. Còn đòi hỏi giám sát từ phía nhân dân là nói theo nguyên lý về tổ chức vì chính quyền là người đại diện cho nhân dân ở địa phương đó.
Tôi thấy cơ quan soạn thảo luật cũng thiết kế thiết chế Hội đồng đặc khu (Hội đồng tư vấn và giám sát) với cơ cấu đặc biệt, có sự tham gia của chính quyền TƯ, chính quyền địa phương, thậm chí nhân dân địa phương (như các nhà đầu tư chiến lược)... để thực hiện thẩm quyền giám sát. Cái này trả lời cho các câu hỏi như cơ quan này có yêu cầu Trưởng đặc khu trả lời chất vấn, yêu cầu giải trình, tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm... được không?
- Nước xa không cứu được lửa gần, Thủ tướng mãi trên Trung ương, Hội đồng đặc khu thì chỉ hoạt động kiêm nhiệm, dễ có khả năng quan liêu. Một số ý kiến cảnh báo đưa ra như đặc khu dễ thành miếng mồi ngon khi việc kiểm soát, giám sát quyền lực không hiệu quả rõ ràng đáng để cân nhắc chứ, thưa ông?
- Tôi muốn có ví dụ cụ thể đi. Nói "miếng mồi" là mồi như thế nào, mồi trong việc gì, hoạt động gì chứ nếu cứ ngồi và tưởng tượng đó là "mồi" thì khó lắm. Tôi trao quyền cho ông thì có nghĩa là ông phải chịu trách nhiệm, tôi sẽ người giám sát xem ông làm gì rồi.
Tại sao không nói các đơn vị hành chính trong nước không thành miếng mồi, là vì cơ chế ở đây, việc ra quyết định tập thể là nhiều hơn, người đứng đầu không chịu trách nhiệm toàn diện. Còn ở đặc khu kinh tế lại là cơ chế chịu trách nhiệm trực tiếp, phải khác chứ.
Chúng ta cần tin vào một hệ thống dân chủ chứ cứ nghĩ, cứ lo như vậy thì sao làm được. Ta thiết kế mô hình đặc khu để có một hệ thống giám sát dựa trên nền tảng dân chủ, công khai minh bạch là chính. Ta cũng biết cần thiết phải đánh chuột và đánh chuột không dễ, nhất là trong phòng tối, việc đánh chuột càng khó, thậm chí là tự phang vào chân mình nhiều hơn. Nhưng có thể chỉ cần bật đèn trong phòng lên là chuột phải chạy rồi. Nói thế có nghĩa là công khai minh bạch, để ai cũng nhìn thấy cũng là một cơ chế để giám sát tốt.
- Ông đã đề cập đến những ví dụ đã thành công trong tổ chức mô hình đặc khu kinh tế như Thẩm Quyến, như Tiền Hải (Trung Quốc). Ở đó vấn đề trao quyền lực và kiểm soát quyền lực với đặc khu, người đứng đầu đặc khu đã được xử lý như thế nào, Việt Nam có thể tham khảo, áp dụng?
- Thực sự là quyền lực hành chính ở đó lớn lắm, cơ chế là tin và giao để người ta làm nhưng có thể uy hiếp, bắt ngay. Đó là kiểu quyền lực độc tài mà trong lúc khốc liệt nhất người ta phải sử dụng đến thiết chế kiểu như thế.
Và cũng có sai phạm ở đó, sai nhiều chứ. Ở Thâm Quyến sau này, những người trong bộ máy hành chính bị bắt, xử lý gần hết. Tốc độ vận hành kiểu 1 ngày thêm một tầng nhà, 3 ngày thêm một con đường được làm xong thì đương nhiên nghĩa là vốn liếng, tiền bạc rơi ra nhiều, "dầu mỡ, mắm muối" cũng phải rơi rớt ra, dễ... dính dớp. Hiện tượng chấm mút cũng nhiều nhưng ở đó, ban đầu người ta cứ để cho làm nhưng sau đó thì lần lượt đi tù, phát hiện chấm mút là đi tù.
Chúng ta đang lo nhiều quá, lo đủ thứ. Theo tôi thì cứ làm đi đã, vận hành thì rồi mới ra vấn đề mà xử lý. Nói bàn về đặc khu thì 15 năm nay rồi, vẫn loanh quanh chuyện lo quyền như thế, rất khó. Cá nhân tôi, ở góc độ kinh tế, tôi ủng hộ, thậm chí còn muốn tăng hơn nữa thẩm quyền cho Trưởng đặc khu cơ. Tôi quan tâm trước hết tinh thần đổi mới, đột phá như thế nào.
- Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Trí
Người mắc sốt xuất huyết tăng chóng mặt, 17 người đã tử vong Đến thời điểm này, cả nước ghi nhận 58.246 ca mắc, 17 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết hiện đang rất căng thẳng tại Hà Nội và các tỉnh phía Nam Trước tình hình sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp trong cả nước, chiều 24/7, Bộ Y tế đã có buổi họp khẩn giữa hai...