“Hoa mắt” với những khoản thu “lạ”
Chưa kịp vui mừng khi được chọn để xây dựng khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu của tỉnh thì hàng trăm người dân thôn Tân An, xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh đã rơi vào “bi kịch” vì nợ nần bởi các khoản thu “lạ”.
Riêng về các khoản thu nộp cho thôn đã đến hàng chục khoản. Mỗi năm các hộ phải đóng 5 đến 6 triệu đồng. Sự việc này đã khiến chúng tôi khi về điều tra thực sự bị sốc.
Điểm mặt các khoản thu
Khi dư luận vẫn chưa hết bàn tán về câu chuyện sưu cao thuế nặng ở huyện Can Lộc, thì chúng tôi lại càng sốc hơn khi về với thôn Tân An, xã Cẩm Bình. Bởi số tiền người dân nơi đây phải nộp chỉ tính riêng cho thôn đã cao hơn cả chục lần so với huyện Can Lộc, có hộ phải đóng hơn 6 triệu đồng/năm cho thôn.
Một danh sách dài dằng dẵng các khoản thu mà thôn Tân An đưa ra
Nhận được những phản ánh của người dân nơi đây, chúng tôi đã vào cuộc điều tra ngọn nguồn sự việc. Và chúng tôi thật sự sốc khi người dân nơi đây đang phải cõng trên lưng cả chục thứ quỹ, phí với số tiền rất lớn.
Khi biết chúng tôi về thôn tìm hiểu về sự việc, ông Nguyễn Văn Vịnh (56 tuổi) đã chuẩn bị tất cả các giấy tờ, hóa đơn về các khoản thu.
“Năm nay, gia đình tôi phải đóng cho thôn hơn 5,3 triệu đồng. Tổng cả nợ cũ năm 2014 nữa là lên tới hơn 11 triệu đồng”, câu nói mở đầu của ông Vịnh khiến chúng tôi giật mình.
Để chứng minh cho sự việc trên là có thật, ông Vịnh đã đưa ra một tờ giấy thông báo nộp tiền của thôn, trong đó là chi chít những khoản đóng đậu cho chúng tôi xem.
Video đang HOT
PV Dân trí làm việc với các hộ dân về các khoản thu thôn Tân An đưa ra
Theo đó năm 2014, riêng thôn Tân An đã thu đến 15 khoản, trong đó thu bằng lượng/năm gồm: Quỹ điều hành 1,3kg thóc/sào; Giao thông Nông thôn (GTNT) 3kg thóc/khẩu; Thóc vệ nông 4kg thóc /sào; Giao thông nội đồng 7kg thóc/sào; thu phương tiện máy móc (trâu bò, máy); quỹ khuyến học 5kg thóc /hộ; thiếu họp thôn 5kg thóc/buổi; quỹ điều hành 1,5kg thóc/sào. Còn các khoản thu bằng tiền gồm: Tiền xây dựng hội quán 750 nghìn/hộ; tiền làm GTNT 300 nghìn/khẩu; thu tiền làm GTNT theo hộ (hộ mặt tiền phải đóng 1 triệu đồng, hộ xa mặt tiền đóng 500 nghìn/năm); thu tiền hội họp, bảo vệ nghĩa trang 20 nghìn/hộ/năm; thu tiền điện thắp sáng 7 nghìn/tháng/hộ; thu làm thủy lợi.
Ông Nguyễn Văn Vịnh (56 tuổi, thôn Tân An) cho biết: “gia đình có 3 khẩu nhưng năm 2014 phải đóng cho thôn 6,4 triệu đồng, còn năm 2015 là hơn 5,3 triệu đồng. Nhưng tôi thấy nhiều vấn đề chưa hợp lý nên tôi chưa nộp và bây giờ tôi đã nợ thôn hơn 11 triệu đồng.
Đó cũng là thực tế chung của gần 200 hộ dân nơi đây.
“Trâu bò cũng đóng phí làm đường”
Trong số gần 20 khoản đóng nộp mà thôn Tân An đề ra có rất nhiều khoản thu vô lý.
Chẳng hạn khoản thu giao thông nông thôn bị thu đến 3 lần với các cách thu: theo lượng: 3kg thóc/khẩu, còn thu theo tiền là: 300 nghìn/khẩu và thu theo hộ. Trong đó phần thu theo hộ thì lại hộ mặt tiền phải đóng 1 triệu đồng, hộ xa mặt tiền đóng 500 nghìn/năm.
Ông Trần Xoan đọc cho PV nghe những khoản thu và cho biết có rất nhiều khoản thu vô lý
Hộ ông Trần Xoan (59 tuổi, thôn Tân An, xã Cẩm Bình) nhà chỉ có 2 ông bà nhưng mỗi năm cũng phải đóng gần 4 triệu đồng tiền quỹ, phí cho thôn.
“Tôi không hiểu tại sao thôn lại đưa ra nhiều khoản thu như thế. Trong đó rất nhiều khoản thu vô lý như thu giao thông nông thôn đến 3 lần”, ông Xoan cho biết.
Rồi khoản thu tiền phương tiện máy móc như máy cày, máy xát lúa và đặc biệt là thu tiền trâu bò đi trên đường với mỗi con trâu bò bị thu 5kg thóc/con/năm.
“Từ trước đến năm 2014 thôn đề ra khoản thu phí đối với trâu bò. Họ nói trâu bò đi trên đường làm hư đường nên phải đóng phí để làm đường”, ông Vinh nói.
Sự thật như đùa, nhưng nó đã xảy ra tại thôn Tân An này từ nhiều năm nay. Mãi đến giữa năm 2014, khi người dân quá bức xúc, phản đối nên xã Cẩm Bình đã yêu cầu ngừng thu kể từ năm 2015.
Hay còn có thứ quỹ gọi là quỹ điều hành 1,5kg thóc/sào. Tức là đây là thứ phí dùng để chi trả cho các cán bộ trong thôn xóm.
“Ở đây cái gì thôn cũng nghĩ ra để thu được. Rất vô lý. Chúng tôi thực sự rất bất bình”, ông Nguyễn Văn Vịnh cho biết.
Cũng theo người dân, đó mới chỉ là các khoản thu cho thôn, ngoài ra còn phải đóng các khoản cho xã nữa. Tuy nhiên theo họ, các khoản thu của xã rất ít chỉ vài trăm nghìn/hộ/năm.
Xuân Sinh
Theo Dantri
Sạt lở bờ sông, hàng chục hộ dân bị đe dọa
Mùa mưa bão đang cận kề, hàng chục hộ dân sống ven sông Son thuộc thôn Liên Thủy, xã Liên Trạch (H.Bố Trạch, Quảng Bình) lại sống trong thấp thỏm, lo sợ nhà cửa bị cuốn trôi.
Bờ kè được người dân lấy đá từ trên núi về dựng bị nước lũ đánh vỡ - Ảnh: P.T
Xã Liên Trạch là xã bãi ngang chịu nhiều ảnh hưởng của lũ lụt. Trong nhiều năm trở lại đây, tình trạng sạt lở bờ sông Son đã ăn sâu vào đất sản xuất hàng chục mét, nước sông chỉ còn cách nhà dân 2-3 m. Trong đó, thôn Liên Thủy bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Có mặt tại xóm Lòi Mui, thôn Liên Thủy, chúng tôi chứng kiến cảnh hàng chục ngôi nhà nằm chênh vênh bên bờ sông. Con đường dân sinh rộng chưa đến 1m lởm chởm đá sỏi, chỉ cần một trận mưa nhỏ đã lầy lội. Hàng cây xanh trồng bên đường trơ gốc rễ vì đất trôi tuột xuống sông sau mỗi trận mưa lớn.
Theo phản ánh của các hộ dân, mỗi năm mưa lũ làm tình trạng sạt lở bờ sông ngày càng nghiêm trọng, lấn sâu vào nhà ở của họ. Một số hộ dân lấy đá từ trên núi về dựng tạm bờ kè chống xói lở nhưng được một thời gian thì bị nước lũ đánh vỡ.
Anh Hoàng Văn Hường, (ở xóm Lòi Mui) cho biết: "Đến mùa mưa lũ, cả xã Liên Trạch như một cái hồ. Sau mỗi trận lũ, bờ sông trước cửa nhà tôi lại bị xói lở, từng mảng đất tuột hẳn xuống sông".
Cũng theo anh Hường, đường trong xã bình thường đã khó đi, đến mùa mưa nữa thì như bị cô lập, không thể đi đâu được. Có năm lũ lớn, nước ngập lên đến nóc nhà, gia đình anh phải đến những nhà ở trên cao xin ở nhờ cho đến khi nước rút.
Kế bên là xóm Đá Hàn cùng chịu tình cảnh tương tự. Đầu năm 2015, hàng chục hộ dân xóm này phải tự thuê máy xúc đất từ trên đồi xuống đổ, đắp đường đi lại. Theo một người dân, mỗi hộ dân sống ở ven sông tùy theo diện tích đất ở của mình để đổ đất, đất nhà nào đến đâu thì đổ đến đó.
"Gia đình tôi phải bỏ 10 triệu đồng để thuê máy xúc đất đổ phần đường trước cửa nhà mình. Đắp thế nhưng không biết tình hình mưa lũ năm nay thế nào, lại bị sạt lở nữa thì chúng tôi không biết làm thế nào", chị Nguyễn Thị Minh, ở xóm Đá Hàn, thôn Liên Thủy nói.
Theo ông Hoàng Tuấn, Trưởng thôn Liên Thủy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở là do thường xuyên bị ngập lụt và nạn hút trộm cát.
"Tình trạng sạt lở trên tuyến bờ sông Son dài khoảng 2 km thuộc địa bàn thôn Liên Thủy diễn ra ngày càng nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho 70 hộ dân sống ven bờ. Con đường dân sinh bị xói lở mạnh nên người dân phải đắp đất liên tục, không thì sẽ lở luôn cả nhà ở của họ. Để ngăn chặn tình trạng sạt lở thì xây bờ kè là biện pháp hữu hiệu nhất, nhưng hiện địa phương vẫn chưa có kinh phí để xây dựng", ông Tuấn nói.
Ông Hoàng Minh Tú, Chủ tịch UBND xã Liên Trạch cho biết: "Sạt lở bờ sông Son đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những hộ dân sống dọc bờ sông. Trong hai năm 2011 và 2012, Nhà nước đã hỗ trợ di dời cho 11 hộ dân ở thôn Liên Thủy. Hiện, một số hộ dân cũng đang ở trong vùng nguy hiểm nhưng chưa có điều kiện để di dời".
Cũng theo ông Tú, để di dời hết các hộ dân sống ven sông là điều rất khó vì điều kiện kinh tế người dân còn khó khăn, đất ở không có, trong khi đó nguồn hỗ trợ từ Nhà nước không đủ.
Phan Thủy
Theo Thanhnien
Bộ Tài chính: Ngừng ngay việc thu phí, lệ phí cao hơn mức quy định Theo yêu cầu của Bộ Tài chính, các địa phương cần ngừng ngay việc thu các khoản phí, lệ phí cao hơn mức quy định hoặc không trong danh mục phí, lệ phí được cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định hiện hành. Bộ Tài chính vừa tiến hành kiểm tra công tác chấp hành pháp luật về phí, lệ...