Hoa mắt, ù tai với sản phẩm Đông y gia truyền trên mạng
Các sản phẩm Đông y gia truyền gồm thuốc, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm làm đẹp… đang xuất hiện tràn lan, được quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội, trong đó công dụng bị thổi phồng đến mức quá lố.
Bà Dung, Bà Vần thi nhau… nổ
Gần đây, trên mạng xã hội Facebook, xuất hiện hình ảnh một bản tin thời sự 24 giờ, được chia sẻ rầm rộ, nói về việc bà con đang xếp hàng tại một trung tâm để nhờ tư vấn thuốc giảm cân Đông y gia truyền (ĐYGT thương hiệu Bà Dung.
Người tiêu dùng lập tức tò mò bởi lời quảng cáo: “Khắp miền Bắc đang xôn xao vì thảo dược giảm cân gia truyền của Bà Dung. Không cần tập thể dục, chỉ cần uống thảo dược này cũng giảm, 300.000 người đã thành công”.
Tìm đến website chính của sản phẩm (SP này www.suckhoelaquy.com, người tiêu dùng tiếp tục bị thu hút vì trang web được thiết kế như một trang báo sức khỏe điện tử với tên “Cẩm nang làm đẹp chăm sóc sức khỏe phụ nữ Việt Nam”, có nhiều mục như phòng mạch online, khỏe đẹp, truyền hình trực tiếp, dinh dưỡng, giới tính, y học 360 độ, mẹ cần biết, góc chuyên gia.
Trên các website, chủ sản phẩm Đông y gia truyền Bà Dung khẳng định đã mời Bộ Y tế đến kiểm tra và cấp phép
Tuy nhiên, website và các mục này đều không thể tương tác được. Website này cung cấp nhiều hình ảnh “cao nhân”, tức bà Dung, tự lên rừng hái thuốc, phơi thuốc, bào chế thuốc và đài truyền hình đang ghi hình, phỏng vấn bà Dung để tạo niềm tin. Thậm chí website còn khẳng định bà Dung đã đích thân mời Bộ Y tế lên trung tâm kiểm nghiệm nên khuyên người tiêu dùng cứ yên tâm.
Video đang HOT
Không riêng trang web này, chỉ cần gõ từ khóa “giảm cân ĐYGT Bà Dung”, sẽ cho 17 triệu kết quả, trong đó phần lớn là các website giới thiệu về SP này. Không chỉ phủ sóng khắp các trang web, mạng xã hội, SP giảm cân ĐYGT Bà Dung còn xuất hiện tại nhiều nhà thuốc, cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm.
Tuy nhiên, trên bao bì, SP lại mang tên nhà sản xuất khác nhau. Chẳng hạn, SP này có khi ghi do Công ty cổ phần Eupharm Việt Nam (thôn Du Ngoại, xã Mai Lâm, H.Đông Anh, TP.Hà Nội sản xuất, có khi lại ghi do Công ty TNHH Thương mại IAC sản xuất.
Ngoài SP giảm cân ĐYGT Bà Dung, trên các chợ thương mại điện tử cũng ngồn ngộn thông tin về SP ĐYGT Bà Vần, nhưng điều lạ là nội dung giấy xác nhận công bố hợp quy chuẩn của SP Bà Dung và SP Bà Vần đều giống nhau như hai giọt nước, đều do Công ty cổ phần Eupharm Việt Nam sản xuất.
Tương tự, các SP ĐYGT Phạm Gia như trà giảm cân, bổ tỳ tăng cân, kem tan mỡ, viên đốt mỡ thông minh, tinh chất hà thủ ô đỏ, chườm thảo dược, thảo dược ngâm chân, xịt xoang… cũng được chia sẻ rần rần trên mạng xã hội.
Dù là SP ĐYGT do một cao nhân lạ hoắc nào đó phát hiện và bào chế nhưng điểm chung của các SP là đều có công ty sản xuất hẳn hoi, được lưu hành rộng rãi trên thị trường.
Dùng giấy xác nhận giả
Ngày 30/10, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế thông tin, hiện có nhiều trang tin điện tử, mạng xã hội quảng cáo và rao bán SP “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giảm cân Bà Vần”, trong đó có đăng tải giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm số 44492/2017/ATTP-XNCB cấp ngày 30/11/2017 nhưng trên thực tế, cục chưa từng cấp giấy xác nhận cho SP giảm cân Bà Vần nói trên; giấy xác nhận trên là giả mạo.
Riêng với SP “giảm cân ĐYGT Bà Dung”, Cục An toàn thực phẩm cho hay, các nội dung quảng cáo để tạo lòng tin với người tiêu dùng đều chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, xác nhận nội dung và việc quảng cáo thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh là vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm.
Tương tự, tại công văn số 1761/ATTP-SP, Cục An toàn thực phẩm khẳng định, chưa cấp giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc giấy đăng ký công bố sản phẩm cho sản phẩm Khang Mỹ Đơn (thương hiệu ĐYGT Phạm Gia của Công ty TNHH Sản xuất và Xuất nhập khẩu Nguyên Hà.
Quảng cáo sản phẩm Đông y gia truyền Bà Dung
Riêng tại TP.HCM, thời gian qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, phát hiện nhiều điểm kinh doanh quảng cáo “lố” về SP ĐYGT hoặc kinh doanh SP ĐYGT không rõ nguồn gốc. Cụ thể, từ ngày 15 – 19/10 vừa qua, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ra quyết định xử phạt 12 cơ sở vi phạm về quảng cáo, buôn bán dược phẩm không đảm bảo tiêu chuẩn.
Trước đó, từ ngày 8 – 12/10, Sở Y tế TP.HCM cũng ra quyết định xử phạt hành chính 8 cơ sở quảng cáo sai phép, hoạt động sai phép, hành nghề không có giấy phép, buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo, tiêu hủy mỹ phẩm không rõ nguồn gốc.
Về mặt quản lý thị trường, ông Nguyễn Văn Bách – Quyền chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM – nhìn nhận, hiện tình hình sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng có dấu hiệu ngày càng công khai, xem thường dư luận nhưng rất khó xử lý việc bán các loại thuốc ĐYGT chưa có số đăng ký trên mạng; muốn xử lý, cần sự vào cuộc của nhiều đơn vị.
“Người dân cần hỗ trợ cơ quan chức năng đẩy lùi hàng gian, hàng kém chất lượng bằng cách tố cáo, hoặc “nói không” với các SP này” – ông Bách đề nghị.
Theo phunuonline.vn
Thu 42,5 tỉ đồng tiền phạt với các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm
Trong 9 tháng đầu năm 2018, các cơ quan chức năng đã thu 42,5 tỉ đồng tiền phạt với các cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm.
Trong thời gian này, cả nước đã tiến hành thanh tra, kiểm tra được 401.653 cơ sở, phát hiện 77.105 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, xử lý 24.603 cơ sở, trong đó phạt tiền 21.613 cơ sở với số tiền phạt hơn 42,5 tỉ đồng.
Lãnh đạo Bộ Y tế đi kiểm tra mặt hàng thực phẩm chức năng. Ảnh: SKĐS
Ngoài ra, các cơ quan chức năng còn đình chỉ lưu hành sản phẩm đối với 195 cơ sở; 3.926 cơ sở phải tiêu hủy sản phẩm; tiêu hủy 3.821 loại thực phẩm không đảm bảo an toàn... Các nội dung vi phạm chủ yếu được phát hiện là vi phạm ghi nhãn, quảng cáo thực phẩm, thực phẩm không đảm bảo chất lượng, điều kiện vệ sinh cơ sở, không thực hiện công bố sản phẩm theo quy định.
Theo Cục An toàn thực phẩm, tình trạng cá nhân, tổ chức vì lợi nhuận cố tình vi phạm như sản xuất mà không công bố sản phẩm, đưa thêm các chất không được phép sử dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo quá mức... vẫn diễn ra thường xuyên.
Tình trạng bán hàng thực phẩm online, hàng xách tay, quảng cáo qua mạng xã hội, đặt hàng qua điện thoại... đang là hình thức khá phổ biến gây rất nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa nếu họ cố tình sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, việc giả danh bác sĩ, dược sĩ để tư vấn bán hàng qua điện thoại với những thông tin không đúng về sản phẩm vẫn chưa có cơ chế để kiểm soát.
Nam Anh
Theo doisongphapluat
Thu giữ hơn 1.000 hộp thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc Tài xế khai nhận lấy hàng từ Hà Nội, vận chuyển về Nghệ An để bán cho các nhà thuốc ở huyện Nam Đàn và Thanh Chương. CSGT Công an huyện Nam Đàn kiểm tra số hàng hóa. Ảnh: Thúy Tình Vào khoảng 3h chiều ngày 27/9, Đội CSGT Công an huyện Nam Đàn trong quá trình tuần tra, kiểm soát đoạn qua...