Hoa mận nở trắng trời bản làng Nặm Đăm, Quản Bạ ở Hà Giang
Trong những ngày này, Nặm Đăm như khoác lên mình chiếc áo mới, sắc trắng quyến rũ của hoa mận, đã bao phủ trên các triền núi như tô điểm thêm sắc xuân vùng Cao nguyên đá.
Cứ sau mỗi dịp tết đến xuân về, các loài hoa bắt đầu bung nở trắng xóa tại nhiều khu vực nơi đây. Các cung đường, thôn bản ở Nặm Đăm xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ; Nà Trào, Xã Tát Ngà thuộc huyện Mèo Vạc đã thu hút được nhiều người dân địa phương và du khách tới check-in.
Hoa mận bao phủ trắng chân đồi và ôm trọn lấy ngôi nhà. Ảnh: DÂN TỘC TIẾN BỘ.
Những dải hoa uốn lượn theo các cung đường, chân đồi và ôm trọn lấy bản làng. Đặc biệt khi trời se lạnh, hoa lại càng tươi, càng đẹp rực rỡ, thậm chí màu trắng của hoa mận đen xen với màu xanh của lá, màu xanh của núi rừng tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.
Sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, hoa mận bắt đầu bung nở rực rỡ tại nhiều khu vực ở Hà Giang. Một trong những khu nổi bật nhất và cũng được nhiều người check-in nhất chính là Làng Văn hóa cộng đồng Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ.
Sắc trắng của hoa mận như tô điểm thêm sắc xuân vùng Cao nguyên đá. Ảnh: DÂN TỘC TIẾN BỘ.
Video đang HOT
Quản Bạ được ví như “Đà Lạt” thu nhỏ, là “ngôi nhà chung” của nhiều dân tộc thiểu số anh em cùng sinh sống, với những phong tục tập quán truyền thống, tín ngưỡng tạo nên sự độc đáo và đã thu hút du khách mà không phải nơi nào cũng có được.
Mỗi mùa ở Quản Bạ đều có nét đẹp và những điều thú vị riêng, bởi vậy du khách có thể ghé thăm nơi này vào bất kì thời gian nào trong năm.
“Bạn cũng có thể ghé thăm vùng đất này vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm. Đây là thời điểm mà những cánh đồng hoa tam giác mạch nở rộ tạo nên một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, đặc sắc và tuyệt đẹp” – anh Tuấn một du khách chia sẻ.
Những ngôi nhà lấp ló sau cành hoa mận. Ảnh: DÂN TỘC TIẾN BỘ.
Mùa hoa mận rực nở tại Hà Giang vào khoảng đầu tháng 2 đến cuối tháng 3 dương lịch. Du khách có thể đắm chìm trong sắc hoa tại các khu vực trên Cao nguyên đá Đồng Văn này.
Những ngôi nhà lấp ló sau cành hoa mận, hoa đào cùng sự niềm nở, nồng hậu đón khách của người dân đã làm lay động và giữ chân du khách mỗi dịp ghé thăm làng.
Nặm Đăm, xã Quản bạ (Quản Bạ) – một địa chỉ đã và đang trở thành điểm dừng chân lý thú của du khách khắp các mọi miền tổ quốc khi đến với Cao nguyên đá Đồng Văn.
Màu trắng của hoa đan xen với màu xanh của lá tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Ảnh: DÂN TỘC TIẾN BỘ.
Nặm Đăm cách trung tâm huyện Quản Bạ 6 km, có tổng diện tích tự nhiên 458 ha, 100% người dân tộc. Nơi đây có nhiều nhà trình tường truyền thống, nhiều món ăn hấp dẫn và những bài hát, điệu múa dân gian của người Dao… Tất cả đã tạo nên khung cảnh và không gian đặc sắc khiến thôn Nặm Đăm ngày một thu hút đông khách du lịch.
Anh Chung một du khách chia sẻ: “Nơi đây, không khí trong lành, mùi thơm của hoa và núi rừng đặc trưng rất hấp dẫn, người dân ở đây thân thiện, nhiệt tình và mến khách. Tôi rất thích nơi đây, có lẽ mỗi năm tôi sẽ trở lại đây một lần”.
Bản làng được tô điểm bởi sắc trắng tinh khôi của hàng cây hoa mận. Ảnh: DÂN TỘC TIẾN BỘ.
Đó là tất cả những gì du khách có thể cảm nhận khi thức dậy vào buổi sáng tại đây. Yên tĩnh, trong lành kết hợp vẻ đẹp tự nhiên hòa vào nét văn hóa đặc sắc khiến Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Nặm Đăm nói riêng, tỉnh Hà Giang nói chung là điểm dừng không thể thiếu trong hành trình của mỗi du khách.
Mùa gặt ở Phương Độ - Hà Giang
Khi nhắc tới Hà Giang, phần lớn mọi người thường nghĩ đến Cao nguyên đá Hà Giang với những dãy núi hùng vĩ, những cung đường hiểm trở, những bản làng xa xôi sát biên giới.
Nhưng có một địa điểm ngay gần trung tâm Thành phố Hà Giang cũng rất thú vị mà không nhiều du khách biết tới, đó là Thôn Khuổi My thuộc xã Phương Độ, Thành phố Hà Giang.
Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 5km, xã Phương Độ là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Dao. Phương Độ có vị trí địa lý nằm vắt lên sườn phía Đông dãy Tây Côn Lĩnh, với địa hình núi cao, độ dốc lớn, thổ nhưỡng là đất pha cát, vì vậy mà phương thức canh tác nông nghiệp của đồng bào sinh sống ở nơi đây là làm ruộng bậc thang.
Những thửa ruộng bậc thang được khai hoang dọc theo các sườn núi, tạo nên những đường cong mềm mại xếp chồng lên nhau. Ở nơi đây không có đủ nước để canh tác 2 vụ nên mỗi năm đồng bào chỉ trông 1 vụ lúa. Bắt đầu từ sau Tết Nguyên đán, họ rẫy cỏ đắp bờ, cày tơi đất, bón phân, chuẩn bị mạ để chờ tháng 4 âm lịch mưa xuống sẽ đổ đầy nước vào các thửa ruộng. Nước chảy từ trên xuống dưới nên đồng bào cũng canh tác theo thứ tự ruộng nào đầy nước trước thì cấy trước.
Đến giữa tháng 9 âm lịch là lúa rục rịch chín, các gia đình cũng cùng nhau gặt lúa theo công, mỗi gia đình đóng góp 1 người là 1 công. Tất cả các ruộng sẽ được gặt xong sau khoảng 3 tuần. Sau đó họ cùng nhau tổ chức ăn uống, chúc mừng một mùa bội thu và mong ước năm tới mưa thuận gió hòa. Những tiếng cười giòn giã và niềm vui được lan tỏa khắp núi rừng.
Những nụ cười trên vùng cao nguyên đá Hà Giang Đến vùng địa đầu tổ quốc Hà Giang, du khách không chỉ "lạc" vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, mà còn bắt gặp những nụ cười thơ ngây, trong sáng của các em nhỏ vùng cao nguyên đá. Những điểm check-in không thể bỏ qua khi đến Hà GiangGợi ý 10 bản làng nên ghé thăm khi đến Hà Giang Hàng rào...