Hỏa lực Nga áp đảo, phương Tây khẩn trương “bơm” thêm vũ khí cho Ukraine
Liên tục trong những ngày qua, nhiều vũ khí tấn công của phương Tây đã được chuyển đến cho quân đội Ukraine.
Trực thăng hạng nhẹ Mi-2 của Không quân Slovakia (Ảnh: Jagermeister).
Trong một thông báo được đăng tải trên tài khoản mạng xã hội Facebook, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad tuyên bố nước này sẽ viện trợ trực thăng tấn công cùng đạn pháo phản lực Grad cho quân đội Ukraine.
“Slovakia sẽ chuyển giao 1 trực thăng hạng nhẹ Mi-2, 4 trực thăng Mi-17 và hàng ngàn hỏa tiễn của hệ thống pháo phản lực phóng loạt cho Ukraine. Đợt hỗ trợ lần này, cùng với những vũ khí đã được chuyển cho Kiev trước đó, là biểu tượng của sự đồng lòng của Liên minh châu Âu EU với những nỗ lực phòng thủ đất nước của Ukraine”, ông Nad viết.
Kể từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga được tiến hành tại Ukraine, Slovakia đã viện trợ một số lượng vũ khí trị giá khoảng hơn 150 triệu euro cho Ukraine. Tuy nhiên, quốc gia này cũng được các đồng minh phương Tây hỗ trợ nhằm bù đắp lượng vũ khí thiếu hụt. Ông Nad cho biết số trực thăng Mi viện trợ cho Ukraine đã nhanh chóng được thay thế bằng các trực thăng UH-60M Black Hawk hiện đại do Mỹ sản xuất.
Video đang HOT
Không chỉ nhận được sự trợ giúp từ Slovakia, quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky cũng đã nhận thêm được 20 khẩu pháo tự hành M109 cỡ nòng 155mm từ Anh.
Pháo tự hành M109 cỡ nòng 155mm (ẢNh: Defense Express).
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết nước này đã mua số lượng pháo tự hành trên từ một công ty vũ khí tư nhân của Bỉ. Sau khi sửa chữa và nâng cấp, Anh đã chuyển số pháo trên cho Ukraine.
Bộ trưởng Wallace nhấn mạnh tầm quan trọng của những vũ khí có tầm bắn xa như pháo tự hành M109 ở chiến trường Ukraine, đặc biệt là khi Kiev đang bị Moscow áp đảo về hỏa lực. Bên cạnh đó, ông Wallace cũng khẳng định rất nhiều tên lửa chống hạm cũng đang được chuyển đến Ukraine.
Lượng vũ khí lớn liên tục được chuyển đến Ukraine trong thời gian qua đang tiếp thêm sức mạnh cho quân đội của Tổng thống Volodymyr Zelensky, đặc biệt là khi lực lượng này đang phải căng mình trên nhiều mặt trận nhằm chống đỡ những đợt tấn công dồn dập từ quân đội Nga.
Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt của Israel
Đại sứ Ukraine kêu gọi Israel bán lại hệ thống Vòm Sắt (Iron Dome) cho nước này nhằm đối phó với chiến lược quân sự của Nga.
Khẩu đội chống tên lửa Vòm Sắt. Ảnh: Times of Israel
Theo hãng tin AP, Đại sứ Ukraine tại Israel Yevgen Korniychuk cho biết nước này muốn Tel Aviv chuyển giao hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm Sắt cũng như cung cấp các loại tên lửa chống tăng cho Kiev giúp ngăn chặn đà tiến công của Moskva trong chiến dịch quân sự tại Ukraine.
"Ukraine muốn mua hệ thống Vòm Sắt và tôi cho rằng Mỹ sẽ không phản đối thương vụ mua bán này", ông Korniychuk cho biết tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv hôm 7/6.
Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội, Mỹ đã hỗ trợ ngân sách cho việc phát triển hệ thông Vòm Sắt của Israel trong khoảng một thập kỷ. Washington đã cung cấp khoảng 1,6 tỷ USD cho việc sản xuất và bảo trì hệ thống này.
Vòm Sắt là hệ thống phòng không nhiều lớp, nòng cốt là tổ hợp đánh chặn phòng thủ tên lửa giai đoạn cuối mới mang tên Stunner, được thiết kế để đánh chặn các tên lửa và rocket ở cự ly từ 40-200km.Không chỉ chặn tên lửa, Vòm Sắt còn tiêu diệt được pháo, súng cối, máy bay, trực thăng hoặc các loại máy bay không người lái. Nó tạo nên một lá chắn phòng ngự trên khu vực được triển khai, được thiết kế xử lý cùng lúc nhiều mối đe dọa cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Đại sứ Korniychuk cũng cho biết vào tuần trước, Israel đã từ chối yêu cầu của Mỹ về việc Đức chuyển giao tên lửa chống tăng Spike do Israel cấp phép cho Ukraine.
Đây không phải là lần đầu tiên Ukraine kêu gọi Israel cung cấp hệ thống phòng thủ Vòm Sắt. Hồi tháng 3, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã ca ngợi Vòm Sắt là hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất, đặt câu hỏi tại sao Israel không cung cấp vũ khí phòng thủ này cho Ukraine. Đồng thời, ông cũng cho rằng Tel Aviv đã không làm đủ trong việc hỗ trợ Kiev kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự.
Bất chấp lời kêu gọi này, Israel dường như vẫn tiếp tục làm trung gian hòa giải và sẽ không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Song Ngoại trưởng Yair Lapid nêu rõ Israel sẽ tiếp tục giúp đỡ Ukraine và "không bao giờ quay lưng lại với những người dân đang phải hứng chịu cơn ác mộng chiến tranh".
Israel là quốc gia duy nhất thành lập một bệnh viện dã chiến ở miền tây Ukraine nhằm hỗ trợ y tế cho người dân hồi đầu năm. Chính phủ Israel cũng thông qua kế hoạch hỗ trợ người Ukraine gốc Do Thái nhập tịch, bao gồm hỗ trợ tài chính đảm bảo chi tiêu sinh hoạt trong thời gian đầu, giải quyết thủ tục y tế, giáo dục và đặc biệt là vấn đề đảm bảo quỹ nhà ở tạm thời và lâu dài cho người nhập cư.
Israel lo ngại việc giúp đỡ Ukraine về mặt quân sự sẽ gây tác động đến Nga, quốc gia đang hiện diện quân sự ở nước láng giềng Syria. Israel, quốc gia thường xuyên thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu của kẻ thù ở Syria, dựa vào Nga để điều phối an ninh.
Bộ Quốc phòng Israel chưa trả lời yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Tổng thống Ukraine: Đang giao tranh trên từng đường phố ở Severodonetsk Các cuộc giao tranh trên đường phố giữa quân đội Ukraine và Nga đã diễn ra gay gắt tại thành phố công nghiệp Severodonetsk, vùng Lugansk, thuộc khu vực Donbass ở miền đông Ukraine. Nhà dân bị hư hại trong chiến sự giữa Nga và Ukraine ở Severodonetsk, vùng Lugansk, Ukraine - Ảnh: REUTERS Theo Hãng tin Reuters, Nga đang đẩy mạnh chiến...