Hoa Kỳ phản đối miệng, TQ làm thật ở Biển Đông
Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ động thái của nước nào dùng vũ lực để chiếm giữ các khu vực có tranh chấp tạiBiển Đông, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nói vào hôm thứ tư.
Theo AP, đô đốc Samuel Locklear không nêu cụ thể quốc gia nào trong phát biểu song những hành động gây hấn gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông đã gây quan ngại cho nhiều nước trong khu vực.
“Chúng tôi phản đối việc thay đổi hiện trạng bằng vũ lực bởi bất kỳ ai. Chúng ta cần phải có một bộ quy tắc ứng xử hoặc một giải pháp được các bên chấp nhận một cách hòa bình”, ông Locklear phát biểu trong chuyến thăm Malaysia.
Đô đốc Locklear nói ông tin rồi cũng sẽ có một sự thỏa hiệp.(Ảnh: Reuters)
Chính phủ các nước châu Á muốn có một bộ qui tắc ứng xử với Trung Quốc có tính ràng buộc nhằm ngăn các hành động thù địch và phòng ngừa giao tranh. Tuy nhiên Bắc Kinh chưa nói rõ khi nào họ sẽ bàn thảo đề xuất này.
Đô đốc Locklear nói rằng Hoa Kỳ sẽ không đứng về phía nào nhưng cho biết thêm một bộ qui tắc ứng xử sẽ tạo điều kiện cho hải quân “hiểu được biên giới của những gì ho có thể làm để phục vụ một cách tốt nhất cho một giải pháp hòa bình.”
Tuy nhiên, ông Locklear nói căng thẳng khó có thể leo thang theo chiều hướng xấu bởi các quốc gia “hiểu rằng đây là một quá trình lâu dài, họ biết kiềm chế”.
Trung Quốc theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán song phương song một số quốc gia muốn đàm phán đa phương vì lo ngại họ sẽ gặp bất lợi khi thương lượng trực tiếp với Bắc Kinh.
Tại Đối thoại Shangri-La mới đây ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng tuyên bố Mỹ chống lại mọi nỗ lực thay đổi hiện trạng tại Biển Đông và biển Hoa Đông.
Video đang HOT
Ông Hagel nhấn mạnh rằng năm 2020 không chỉ 60% lực lượng Hải quân Mỹ sẽ được tập trung vào Thái Bình Dương, mà còn có tới 60% lực lượng không quân, bao gồm sự hiện diện của một số loại phi cơ chiến đấu, cường kích tối tân như F-22 Raptor và F-35 Joint Strike.
Sự kết hợp của công nghệ mới, khái niệm mới và những gì ông gọi là khả năng ‘thay đổi cuộc chơi’ khác sẽ đảm bảo cho người Mỹ có thể tự do hành động ở khu vực trong tương lai.
Tờ New York Times đưa tin, Cơ quan bản đồ Trung Quốc Sinomaps Press đã ấn bản một bản đồ mới, trong đó ngạo ngược đưa tới 80% diện tích biển Đông vào lãnh thổ của nước này.
Theo tờ Forbes của Mỹ số ra ngày 4/6, tấm bản đồ này chưa được công bố công khai. Cùng với việc ấn bản tấm bản đồ trên, Trung Quốc được cho là sẽ sớm có bước đi tiếp theo trong mưu đồ “quây kín” biển Đông, chặn tuyến hàng hải quốc tế này. Dựa theo những gì Trung Quốc đã làm để thể hiện quyền điều hành giao thương tại vùng duyên hải, không ai nghi ngờ việc Trung Quốc sẽ đưa ra định nghĩa về “sự qua lại vô hại” một cách hẹp nhất và yêu cầu các tàu thuyền khi đi vào vùng biển phải xin trước giấy phép của họ, cũng như áp dụng đòi hỏi tương tự đối với các máy bay ngang qua khu vực.
Lầu Năm góc khẳng định, bản đồ của Trung Quốc không hề tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Rất nhiều nhà ngoại giao Châu Á đã bày tỏ quan ngại về tấm bản đồ mới, cho rằng đây là bước đi mới và thiết kế lại “đường 9 đoạn” để “hợp thức hóa” nó vào lãnh thổ Trung Quốc.
Với hành động này, Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ dã tâm chiếm biển Đông.
Theo vietbao
Trung Quốc tính xuất binh dùng vũ lực "bảo kê' đánh bắt cá
Nhân dân Nhật Báo cho rằng bảo vệ hoạt động đánh bắt cá cần phải sử dụng binh lực lớn, bao gồm tàu chiến trên biển và lực lượng hàng không.
Trung Quốc xua đội tàu hải giám xâm phạm chủ quyền của nhiều nuớc láng giềng
Sự kiện cảnh sát biển Philippines bắt chết ngư dân Đài Loan đang tiếp tục leo thang, chủ đề bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trên biển cũng được dư luận Trung Quốc hết sức quan tâm. Nhân dân Nhật Báo cho rằng bảo vệ hoạt động đánh bắt cá cần phải sử dụng binh lực lớn, bao gồm tàu chiến trên biển và lực lượng hàng không để có thể sử dụng vũ lực vào bất cứ lúc nào.
Hô hào đánh bắt cá trái phép
Tờ Nhân dân Nhật báo cho rằng, bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trên biển có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo vệ lợi ích biển quyết gia. Khi một quốc gia tuyên bố chủ quyền của mình trên biển, buộc phải đảm bảo cho các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên trên biển được tiến hành bình thường, trong đó bao gồm hoạt động đi lại của tàu thuyền, đánh bắt cá, khai thác tài nguyên biển, thậm chí cả du lịch. Đứng trước các mối đe dọa từ bên ngoài như hiện nay, muốn phải đảm bảo cho các hoạt động thường nhật trên biển nói trên được tiến hành bình thường thì cần có các biện pháp bảo vệ.
32 tàu cá Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành thả neo và đánh bắt trái phép trong vùng biển phía cực Tây Nam quần đảo Trường Sa.
Bảo vệ hoạt động đánh bắt cá, nhìn thì rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa quan trọng. Trong tình huống bị bên ngoài đe dọa, nếu không bảo vệ tốt hoạt động đánh bắt cá trên biển cho ngư dân, chắc chắn sẽ khiến ngư dân không dám ra biển đánh bắt, nếu tình trạng này kéo dài, sẽ khiến một số hải vực của quốc gia bị hổng về mặt quản lý chủ quyền. Thực chất của việc bảo vệ hoạt động đánh bắt cá, tàu thuyền đi lại trên biển là bảo vệ lợi ích biển quốc gia.
Bắn tàu cá khó hơn đánh chìm tàu chiến
Nhân dân Nhật báo cho rằng, mặc dù xét về sức mạnh quân sự, Trung Quốc đại lục và Philippines chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, công tác bảo vệ hoạt động đánh bắt cá lại phức tạp hơn nhiều so với việc đánh chìm tàu chiến Philippines.
Đối với công tác bảo vệ hoạt động đánh bắt cả trên biển, hầu hết mọi người đều ngộ nhận rằng, dù là sức mạnh trên biển của Đài Loan hay Trung Quốc đại lục đều mạnh hơn Philippines, nếu cần thiết, Trung Quốc đại lục và Đài loan có thể đánh chìm, tiêu diệt tàu chiến của đối phương vào bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ hoạt động đánh bắt cá lại không đơn giản như vậy.
Nhân dân nhật báo phân tích, bảo vệ hoạt động đánh bắt cá là quá trình được tiến hành trên hải vực khá rộng và thời gian kéo dài, lực lượng trên biển buộc phải có tốc độ phản ứng rất nhanh, yêu cầu về binh lực cũng khá lớn. Nếu ở vùng biển nào đó xuất hiện vấn đề phải xuất hiện ngay tại hiện trường trong thời gian ngắn. Trong khi đó, phạm vi vùng biển có tranh chấp của Trung Quốc lại rất lớn, từ Nam tới Bắc. Trong bối cảnh này, muốn xây dựng cơ chế bảo vệ hoạt động đánh bắt cá phản ứng nhanh chóng, trường kỳ, không gián đoạn đòi hỏi phải có binh lực.
Tung tàu chiến và không quân 'bảo kê'
Nhân dân nhật báo cho biết, các chiến dịch hộ tống tàu thuyền tại vịnh Á Đinh vài năm gần đây đã giúp Trung Quốc có một khái niệm sơ bộ là cần phải có đủ lực lượng trên biển. Tuy nhiên, công tác bảo vệ hoạt động đánh bắt cá khó hơn hộ tống hàng hải. Hộ tống hàng hải có thể áp dụng hình thức tập trung đội tàu thương mại thành đoàn và cùng hộ tống, nhưng công tác bảo vệ hoạt động đánh bắt cá lại không như vậy. Hoạt động đánh bắt cá được tiến hành trên một diện rộng và trong thời gian dài, điều này yêu cầu Trung Quốc phải có đủ quy mô binh lực trong một diện tích rộng, và lực lượng này phải đáp ứng được yêu cầu yểm hộ và kiểm soát một cách có hiệu quả trên vùng biển rộng của ngư dân.
Ngày 20/3/2013, Tàu Trung Quốc ngang ngược truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin một tàu cá của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi mang số hiệu QNg 96382 đang đánh bắt ở vùng biển truyền thống.
Với tình hình bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ hoạt động đánh bắt cá như hiện nay (được Trung Quốc tiến hành trái phép và có hệ thống bất chấp luật pháp quốc tế), để có thể sử dụng lực lượng này một cách nhanh chóng, hiệu quả, Trung Quốc cần xây dựng một cơ chế bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trên biển kiện toàn, hiệu quả. Cơ chế này bao gồm phân công nhiệm vụ, bảo đảm sự thông suốt về mặt thông tin liên lạc, phân bố lực lượng trên biển, và lực lượng trên biển bao gồm binh lực tàu chiến trực chiến trên biển và binh lực hàng không luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu trên bờ. Sau khi tính toán, phải đảm bảo sao cho các lực lượng hữu quan có thể có mặt tại hiện trường trong thời gian ngắn nhất với tốc độ nhanh nhất.
Tờ báo này còn khuyến nghị việc xây dựng cơ chế này bao gồm một loạt chế độ, thậm chí cả những yêu cầu về mặt pháp lệnh, cần trao quyền cho binh lực thực hiện nhiệm vụ, bảo đảm trong tình huống đặc biệt và khẩn cấp, có thể sử dụng vũ lực vào bất cứ thời điểm nào, không để tình trạng khi xảy ra sự việc lại phải báo cáo, xin ý kiến các cấp.
Cuối cùng, Nhân dân nhật báo nhấn mạnh, việc xây dựng thể chế bảo vệ hoạt động đánh bắt cá trên biển (hết sức ngang ngược, xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác) giúp Trung Quốc được đảm bảo trong hoạt động khai thác tài nguyên trên biển, và thực tế đây chính là bảo vệ quyền lợi trên biển, còn rất nhiều việc Trung Quốc cần phải làm. Trong quá trình này, hải quân, lực lượng chấp pháp trên biển của Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức hơn nữa.
Rõ ràng đây lại thêm một mựu đồ leo thang thâm hiểm mới, nhằm độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Theo vietbao
Nhật tuyên bố "dùng vũ lực" nếu Trung Quốc đổ bộ Senkaku/Điếu Ngư Thủ tướngNhật BảnShinzo Abe ngày 23-4 tuyên bố "dùng vũ lực trục xuất" đối với bất kỳ cuộc đổ bộ nào củaTrung Quốc,lên quần đảo tranh chấpSenkaku/Điếu Ngưtrênbiển Hoa Đông. Các tàu tuần tra Nhật Bản theo sát tàu hải giám 66 của Trung Quốc gần Senkaku/Điếu Ngư hôm 23-4 "Chúng ta sẽ hành động kiên quyết đối với bất kỳ nỗ lực...