Hoa Kỳ là một bạn hàng lớn của Việt Nam
Chiều 10-7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông Kenneth Juster, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Hoa Kỳ và hiện là Giám đốc điều hành cấp cao toàn cầu của Quỹ Đầu tư Warburg Pincus.
Hoan nghênh ông Kenneth Juster sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hiện Hoa Kỳ là một trong những nhà đầu tư, bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam và Hoa Kỳ cùng các đối tác đang tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc đàm phán thành công Hiệp định này sẽ đưa kim ngạch thương mại 2 chiều và đầu tư của Hoa Kỳ tăng mạnh hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả 2 nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, với uy tín của mình, ông Kenneth Juster sẽ có những tác động đến giới chức, các doanh nghiệp Hoa Kỳ ủng hộ Việt Nam trong đàm phát TTP. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam luôn hoan nghênh và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà đầu tư Hoa Kỳ sang tìm kiếm cơ hội, hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tin tưởng, từ thương vụ đầu tư đầu tiên vào Tập đoàn Vingroup (Việt Nam) sẽ mở ra các thương vụ đầu tư khác của của Quỹ Đầu tư Warburg Pincus tại Việt Nam.
Được thành lập tại New York vào năm 1966, Warburg Pincus là một trong những quỹ đầu tư có quy mô toàn cầu và lâu đời nhất hiện nay, đã đầu tư trên 45 tỷ USD trong gần 700 công ty tại 35 quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 28-5-2013, Warburg Pincus đã chính thức tham gia hợp tác và trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn Vingroup. Theo đó, bước đầu một nhóm nhà đầu tư dẫn đầu bởi một công ty con của Warburg Pincus đã cam kết góp 200 triệu USD để mua khoảng 20% cổ phần trong một công ty thành viên của Tập đoàn Vingroup (Công ty cổ phần Vincom Retail) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Đây là khoản đầu tư lần đầu tiên của Warburg Pincus vào một công ty tại Việt Nam và đây cũng là khoản đầu tư lần đầu lớn nhất từ trước đến nay của một quỹ đầu tư toàn cầu vào một công ty tại Việt Nam.
Theo ANTD
Việt Nam không bán phá giá phi lê cá tra đông lạnh
"Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ", người phát ngôn Bộ Ngoại Việt Nam giao nêu rõ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 21/3/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đột ngột quyết định thay đổi quốc gia thay thế từ Bangladesh sang Indonesia để tính giá cá tra của Việt Nam khi ra quyết định cuối cùng của giai đoạn rà soát hành chính lần thứ 8, dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá đối với mặt hàng philê cá tra đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam cao hơn nhiều lần so với mức thuế sơ bộ và mức thuế của các đợt rà soát trước, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ, quyết định trên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là không công bằng, không khách quan.
Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao đã nhiều lần khẳng định các doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá mặt hàng phi lê cá tra đông lạnh cũng như các sản phẩm thủy hải sản khác vào thị trường Hoa Kỳ và đề nghị Bộ Thương mại Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra và các sản phẩm thủy hải sản khác của Việt Nam. "Chúng tôi cho rằng các vấn đề trong quan hệ thương mại giữa 2 nước cần được xem xét một cách công bằng, khách quan, phù hợp với các quy định của WTO, phù hợp với tinh thần tự do hóa thương mại cũng như quan hệ đang tốt đẹp giữa hai nước, vì lợi ích chung của doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam và Hoa Kỳ.", ông Lượng Thanh Nghị nhấn mạnh.
Theo Dantri
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất Hàn Quốc muốn vào Việt Nam E-mart, Tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Hàn Quốc, đang gấp rút mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam và tham vọng xây dựng 17 siêu thị trước năm 2017. Bà Ja Young Heo, Giám đốc bán hàng của Tập đoàn Emart, cho rằng Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ảnh: Anh Quân Thông...