Hòa hợp lứa đôi
Việc yêu nhanh, cưới gấp đang diễn ra ở khá nhiều người trẻ thành thị hiện nay, đặc biệt ở một bộ phận những người ngoài 30 tuổi, có học thức, trình độ.
ảnh minh họa
Một cặp đôi ở Đống Đa chia sẻ, tốc độ từ yêu đến hôn nhân của họ “nhanh hơn tên lửa”. Gặp mặt chưa đến nửa năm, 2 người đã bước vào hôn nhân. Họ tự nhủ, “hiểu nhau vừa vừa thôi về còn có cái mà tìm hiểu”. Nhưng có lẽ cũng vì nhanh quá, chưa hiểu gì về nhau, nên họ cũng không có cơ hội tìm hiểu tiếp khi liên tục chỉ là những cuộc giận hờn, cãi vã. Nhiều người cho rằng, do tình yêu của họ chưa đủ dài, nên hạnh phúc cũng sẽ khó bền lâuCòn một cặp đôi khác ở quận Thanh Xuân, sau thời gian yêu nhau 10 năm, nhưng rồi sau ngày cưới không lâu, họ đã thấy tẻ nhạt với cuộc sống vợ chồng. Cả hai không thể điều hòa cái tôi của riêng mình để thành cái tôi chung. “Khoảng trời riêng” cứ va chạm nhau chan chát, họ đi từ sự khác biệt đến đối chọi, mâu thuẫn trong bất cứ vấn đề nhỏ nhặt nào và tình yêu có lẽ không còn đủ để níu giữ hạnh phúc.
Dù cuộc sống hiện đại, những quan niệm về hôn nhân của giới trẻ cũng khác xưa. Nhưng thực tế đã chỉ ra rằng, sự bền vững trong hôn nhân dù chưa hẳn do yêu ngắn hay dài, nhưng phải được xây đắp từ sự đồng điệu của tâm hồn, tính cách, niềm tin và cả trách nhiệm của hai người. Nếu những tiêu chí đó chưa đạt đến “độ chín”, tình yêu chưa thực sự sâu sắc thì hạnh phúc cũng sẽ dễ mất đi, dù có sự ràng buộc bằng tờ giấy đăng ký kết hôn hay con cái. “Cưới rồi, tình yêu sẽ lớn dần cùng trách nhiệm và nghĩa vụ với gia đình”, không phải ai cũng đủ bình tĩnh và tự tin để làm được điều đó. Và thông thường, các cặp vợ chồng phải mất 3 – 5 năm mới dung hòa được cái tôi của nhau, nhưng nhiều người đã không đi hết được chặng đường đầu tiên ấy.
Các chuyên gia tâm lý đã ví, tình yêu trước hôn nhân như buổi bình minh của ngày mới, với tất cả sự rạng rỡ, tràn trề sức sống. Còn tình yêu trong hôn nhân lại có buổi trưa và buổi chiều với sự chói lòa, gay gắt, mệt mỏi. Để duy trì được hạnh phúc trong hôn nhân đòi hỏi mỗi người chuẩn bị bước vào phải nhận thức đúng về sự cần thiết hòa hợp lứa đôi, trang bị cho mình tri thức và kỹ năng sống. Nếu cưới nhau đơn giản chỉ vì yêu thì hoàn toàn chưa đủ. Hôn nhân phải làm cho hai con người có cảm giác ổn định như họ sinh ra là để dành cho nhau, cảm thấy luôn cần nhau và lo lắng, quan tâm đến nhau.
Bởi thế, trước khi quyết định gắn bó cuộc đời với một ai đó, mỗi người hãy xem xét những cảm xúc của chính mình và suy nghĩ thật chín chắn. Bởi hôn nhân không phải là một cuộc dạo chơi mà là một cuộc sống thực sự. Ở đó, mỗi người sẽ phải học cách biết chấp nhận, thỏa hiệp, chia sẻ, hiểu và tôn trọng người bạn đời để vượt qua nhiều cung bậc cảm xúc trong cuộc sống.
Video đang HOT
Theo Kinhtedothi.vn
Hạnh phúc của gia đình toàn con gái
Trong xã hội hiện đại nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn nặng nề, bao trùm lên quan niệm của phần lớn người dân thì không ít cặp vợ chồng đã vượt qua định kiến trên để dừng lại ở 1 - 2 con.
ảnh minh họa
Sinh 2 con là gái, nhiều gia đình coi đây là đặc ân, là hạnh phúc ban tặng cho gia đình. Bởi với họ, tình cảm, máu mủ là quan trọng chứ không phải sinh con ra vì trách nhiệm với ai đó.
Bất công đè nặng vai trẻ gái
Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2016 của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho thấy, bất bình đẳng và bạo lực trên cơ sở giới vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ ở nhiều quốc gia.
Theo đó, so với trẻ trai cùng độ tuổi hoặc trẻ trai sống trong gia đình thì trẻ gái đôi khi ít tuổi hơn vẫn phải dành nhiều thời gian của mình cho công việc chăm sóc gia đình.
Các số liệu trong điều tra của UNICEF trên toàn thế giới cho thấy, gánh nặng việc nhà đè lên vai trẻ gái từ rất sớm, khi các em gái ở độ tuổi từ 5 - 9 và thời gian các em dành cho việc nhà nhiều hơn các bạn trai cùng trang lứa là 30% hoặc 40 triệu giờ một ngày. Con số này tăng lên khi các em gái lớn lên, với em gái từ 10 - 14 tuổi thì thời gian cho việc nhà nhiều hơn các em trai tăng lên đến 50% hoặc 120 triệu giờ mỗi ngày.
Thiệt thòi, bất công dường như luôn đeo bám trẻ em gái. Các chuyên gia UNICEF đã chỉ ra rằng, gánh nặng quá sức của các việc nhà không được trả công bắt đầu từ khi còn nhỏ và càng trở nên nặng nề hơn khi em gái đến độ tuổi vị thành niên. Sự phân công lao động không công bằng trong trẻ em đã làm tăng định kiến giới và tăng gấp đôi gánh gặng cho phụ nữ và trẻ em gái qua nhiều thế hệ.
Do phải chịu bất công từ nhỏ nên khi gia đình xảy ra chuyện hoặc thiên tai, xung đột, trẻ gái cũng luôn phải nhường điều tốt đẹp cho trẻ trai. Báo cáo Tình hình trẻ em thế giới 2016 đã chỉ ra, những bé gái trong hoàn cảnh bị ảnh hưởng bởi xung đột có nguy cơ bỏ học cao gấp 2,5 lần so với bé trai. Các bé gái cũng dễ bị tổn thương hơn khi đối mặt với thiên tai hay những trường hợp khẩn cấp khác.
Ở nước ta, ngoài những áp lực đã được UNICEF chỉ ra, đâu đó trẻ em gái còn gián tiếp chịu sức ép từ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Việc không có con trai trong gia đình đôi khi bị dòng họ, ông bà, thậm chí cả bố mẹ đổ lên đầu con trẻ cho dù lỗi không thuộc về các em. Những câu nói nặng nhẹ, những so sánh hay nặng hơn là quát mắng, đánh đập mỗi khi tức giận của người lớn khiến các em bị tổn thương mà không phải ai cũng nhận ra.
Vết thương ấy theo các em suốt cuộc đời, vô hình trở thành gánh nặng với chính các em khi làm vợ, làm mẹ. Vòng luẩn quẩn con gái-con trai mãi đè nặng lên vai trẻ em gái, phụ nữ nếu như tư tưởng lỗi thời trên không được xóa bỏ.
Tôn vinh gia đình sinh con một bề là nữ
Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, thành phố hiện có trên 965.000 trẻ em gái. Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết: Những năm qua, thành phố triển khai nhiều chương trình để tôn vinh trẻ em gái và các gia đình sinh con một bề là gái. Bên cạnh đó, Sở cũng tổ chức nhiều mô hình chăm sóc sức khỏe dành riêng cho trẻ em gái.
Qua đó, một phần để mang đến cho trẻ gái sự quan tâm đặc biệt, đảm bảo một thế hệ trẻ em gái có sức khỏe tốt, có trình độ... và cũng để nhắn nhủ tới toàn xã hội, trẻ em dù là gái và các gia đình sinh con một bề là gái không hề bị bỏ rơi, thậm chí còn nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn.
Một trong những hoạt động nhằm tôn vinh trẻ em gái là biểu dương các gia đình sinh con một bề là gái chăm ngoan,học giỏi. Anh Nguyễn Đức Hùng (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: Khi biết vợ mang thai lần hai là gái, tôi cảm thấy bình thường nhưng vợ có phần lo lắng. Sợ ảnh hưởng đến con, tôi phải động viên vợ và luôn nhất quán tư tưởng, chỉ sinh hai con dù là gái hay trai.
Cũng theo anh Hùng, không biết có phải vì hợp nhau hay không nhưng hai cô con gái của anh còn quấn bố hơn mẹ. "Có chuyện vui - buồn hai con đều tâm sự với bố, chỉ ngần ấy thôi cũng đủ hạnh phúc rồi", anh Hùng chia sẻ.
Còn theo em Nguyễn Hà Linh, khi mẹ sinh em thứ hai là gái, mọi người đều bảo "hai con vịt giời, phải có thêm thằng cu" em không hiểu rõ nhưng cũng thấy buồn. Nhưng với những gì bố mẹ chăm lo, nuôi dưỡng hai chị em khiến chúng em cảm thấy mình hạnh phúc dù là con gái. Hai chị em cũng luôn nhắc nhở nhau phải đoàn kết, thương yêu bố mẹ và cố gắng học hành để tốt cho bản thân và mai sau có cơ hội để chăm sóc bố mẹ như bố mẹ từng chăm mình.
Nói như vậy để thấy rằng, việc sinh con trai hay con gái là ngẫu nhiên, không do vợ cũng chẳng phải chồng quyết định. Nhưng việc có sinh bằng được con trai hay không lại liên quan đến quan điểm của mỗi người. Thực tế cho thấy, chỉ cần yêu thương vợ con, lo cho tương lai con cái thì chắc chắn sẽ vượt qua được định kiến.
Theo Giaoducthoidai.vn
Biết sự thật động trời đằng sau hành động chồng chuốc tôi say tí bỉ ngay trong đêm tân hôn Đến gần 1 tuần sau cưới, tôi mới biết sự thật động trời đằng sau hành động chồng chuốc tôi say tí bỉ ngay trong đêm tân hôn. (Ảnh minh hoạ). Năm nay đã 30 ở cái tuổi mà bạn bè đã 2-3 con, đều có gia đình đuề huề vì vậy cha mẹ thúc giục bạn bè mối lái khắp nơi còn...