Hỏa hoạn thiêu rụi nhiều gian hàng quần áo tại chợ Xốm
Vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 23 giờ 30 đêm qua (24-10) tại chợ Xốm, quận Hà Đông (Hà Nội) làm nhiều gian hàng của tiểu thương bị thiêu rụi trong đêm.
Hiện trường vụ hỏa hoạn.
Các nhân chứng cho hay vào thời điểm trên, lửa bất ngờ bốc cháy tại khu vực này, do tại đây có nhiều gian hàng bán quần áo, vải vóc nên “bà hỏa” nhanh chóng lan sang nhiều gian hàng. Nhận được tin báo, lực lượng PCCC đã có mặt tại hiện trường, hơn 10 xe cứu hỏa đã được điều đến để dập tắt đám cháy. Tuy nhiên, việc cứu hỏa hết sức khó khăn bởi khu vực đám cháy nằm sâu bên trong, việc tiếp cận hiên trường hết sức khó khăn. Cho tới 1 giờ sáng nay, lửa cơ bản mới được khống chế.
Sau vụ cháy, nhiều gian hàng đã bị thiêu rụi, hiện chưa có thống kê thiệt hại cụ thể. Cơ quan chức năng đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn trên.
PHI HÙNG
Theo_PLO
Chân dung ông chủ tiệm may soán ngôi Bill Gate
Từ một người giúp việc, Amancio Ortega đã trở thành tỷ phú giàu nhất Tây Ban Nha. Không chỉ vậy, trong nhiều năm gần đây khối tài sản kếch xù của ông ngày càng gia tăng khiến cho vị trí đứng đầu người giàu nhất thế giới là Bill Gate đã phải nhường ngôi.
Từ người giúp việc tiệm may
Amancio Ortega sinh năm 1936 trong một gia đình nghèo ở Tây Ban Nha. Không được học hành và đào tạo đến nơi đến chốn, ngay từ trẻ, ông đã phải đi làm tại một cửa hàng dệt may và tạp hóa nhỏ mang tên La Maja tại thành phố cảng Coruna. Lúc đó, ông hoàn toàn chưa được học nghề, không biết gì về may mặc hay quần áo, chỉ là chân sai vặt của cửa hàng. Cuộc đời của ông đã có một bước ngoặt lớn khi kết hôn với con gái của chủ cửa hàng.
Video đang HOT
Đầu những năm 1970, với sự trợ giúp đắc lực của chị dâu và vợ, Amancio Ortega tự mở một xưởng may tư nhân nhỏ, nhận may quần áo theo đơn đặt hàng và sản xuất quần áo may sẵn. Gia đình ông vừa thiết kế, vừa may và vừa bán các sản phẩm của mình.
Những nỗ lực mở rộng kinh doanh được Ortega được thực hiện từ năm 1968 sau khi ông đến thăm một hội chợ hàng dệt may ở Paris. Năm 1975, Ortega lần đầu tiên cho ra đời một cửa hàng quần áo model riêng. Tên ban đầu của thương hiệu Zara là Zobra - được lấy cảm hứng từ phim "Zobra The Greek". Tuy nhiên do sợ bị nhầm lẫn, nhà sáng lập Amancio Ortega đã quyết định đổi thành Zara.
Ông chủ của hãng thời trang châu Âu
Từ một doanh nghiệp gia đình, công ty của vị ông chủ Zara đã trở thành một tập đoàn đa quốc gia trong lĩnh vực hàng quần áo. Đến năm 1990, ở bất kỳ thành phố nào có từ 100.000 dân trở lên ở Tây Ban Nha đều có một cửa hiệu Zara.
Cái tên Zara đến lúc này cũng đã xuất hiện ở Paris và New York. Inditex, công ty mẹ của Zara, hiện nay đã có gần 6000 gian hàng tại 88 quốc gia trên toàn cầu.
Kiểu kinh doanh lạ
"Thời trang mì ăn liền" đó là phương châm đầu tiên của ông chủ Zara. Sản phẩm của Zara có giá thành tạm gọi là "bình dân" so với kiểu dáng, cách cắt may, xu hướng cũng như chất liệu mà hãng này cung cấp. Đối với Zara, khách hàng không cần phải bỏ nghìn đô la và chờ đợi 6 tháng cho những món đồ thời trang đang gây sốt.
Bên cạnh đó, Zara liên tục thay đổi thiết kế. Hàng năm Zara cho ra đời 40.000 mẫu thiết kế mới, trong đó khoảng 1/4 mẫu được sử dụng để sản xuất.Không như các thương hiệu thời trang khác mất trung bình là 5 đến 6 tuần, Zara cho ra mắt sản phẩm mới và tung ra sản phẩm chỉ trong 2 tuần. Để bắt kịp với tốc độ đó, Zara phải thay đổi mẫu mã với tốc độ chóng mặt.
Với phương châm kinh doanh dựa trên hệ thống phân phối JiT (Just in Time - luôn bắt kịp xu hướng), Zara đẩy nhanh vòng quay sản phẩm lên đến 300% so với các đối thủ.Với các kế hoạch ngắn hạn, Zara có thể tối thiểu được hàng tồn kho, hàng phải bán giảm giá và thiệt hại ít trong trường hợp thất bại cả một bộ sưu tập, từ đó họ dư sức bù lại chi phí nhân công cao hơn trung bình khoảng 15% ở châu Âu so với châu Á.
Các mẫu thời trang của Zara gây cuốn hút chị em
Cách làm của Zara đã tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ và thay đổi ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Zara đã phá bỏ vòng quay thời trang cũ kỹ, vốn chỉ 2 mùa chính trong năm. Giờ đây các ông lớn như Prada, Louis Vuitton.. cũng phải cho ra từ 4 đến 6 bộ sưu tập mỗi năm thay vì chỉ 2 như trước đây.
Điều đặc biệt thú vị của Zara là không quảng cáo. Amancio Ortega cho rằng quảng cáo là "không thực tế", lợi nhuận kiếm được để mở thêm càng nhiều cửa hàng càng tốt, trong khi các hãng bán lẻ thời trang khác chi khoảng 3,5% doanh thu vào việc quảng cáo thì cả công ty chỉ chi 0,3%. Bên cạnh đó, Inditex mở những cửa hiệu lớn tại các khu vực mua sắm của nhiều thành phố vào hàng lớn nhất thế giới, làm giảm sự cần thiết phải bỏ thêm tiền cho hoạt động tiếp thị, quảng cáo.
Nhân viên thiết kế phải liên tục ra mẫu mới
Cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử, website bán hàng của Zara cũng đã ra đời. Inditex đã mở thêm 4 kho hàng ở khu vực châu Âu để chuyên phục vụ khách hàng tại những quốc gia trong khu vực này, nhất là Thụy Điển và Đức. Ngoài ra, cũng có 2 cửa hàng mở tại Mỹ, chuyên phục vụ người tiêu dùng tại bờ Tây từ Los Angeles.
Doanh số bán hàng của hãng năm qua lên tới trên 4 tỉ euro, tương đương gần 5 tỉ USD làm bất ngờ các đối thủ cạnh tranh. Inditex trở thành tập đoàn thời trang đầu tiên của Tây Ban Nha có quy mô toàn cầu. Còn Zara lấn sân sang thị trường nội thất lấy tên - Zara Home.
Hiện Ortega đang có trong tay rất nhiều thương hiệu quần áo nổi tiếng châu Âu như Pull & Bear, Massimo Dutti, Bershka, Kiddys, hay Class, Stradivarius. Thế nhưng thương hiệu nổi tiếng nhất làm nên tên tuổi của Amancio Ortega và Inditex lại là Zara. Doanh số của các sản phẩm mang tên Zara chiếm tới gần một nửa tổng doanh số của cả tập đoàn.
Từ tháng 5/2001, Inditex chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán nên tốc độ tăng trưởng và giá trị thương hiệu của tập đoàn tăng lên vùn vụt. Kể cả năm 2002 là năm được coi là khủng hoảng của ngành dệt may thì Inditex cũng có được lợi nhuận ròng lên đến 438,1 triệu euro và tốc độ tăng trưởng 29%.
Cuộc sống giản dị
Mỗi năm, Amancio Ortega hưởng hàng trăm triệu USD lãi kinh doanh từ lượng cổ phần Inditex đang nắm giữ, và ông dùng số tiền này để mua sắm rất nhiều bất động sản.
Theo Forbes, khối tài sản hiện tại của ông là 78,6 tỷ USD.Vào hồi tháng 5 vừa qua, ông Ortega vẫn đứng ở vị trí thứ 3 trong top những siêu đại gia thế giới, sau Bill Gates và Warren Buffett, chỉ trong vòng 5 tháng, số tài sản của ông đã tăng từ 68 lên 80,3 tỷ USD, chiếm vị trí thủ lĩnh của ông chủ Microsoft.
Khối tài sản khổng lồ theo Forbes
Đến nay, Amancio Ortega đã sở hữu nhiều dinh thự và tòa nhà ở London, Barcelona, Madrid và Chicago. Tháng 9 vừa qua, ông đã bỏ khoảng 370 triệu USD để mua một mặt bằng bán lẻ cực lớn tại trung tâm bang Miami.
Tỷ phú Ortega có lối sống tiết kiệm, ông thường xuyên mặc một bộ quần áo đơn giản, hiếm khi là của các thương hiệu do ông sở hữu. Hàng ngày, ông đều đến canteen ăn trưa với nhân viên và đi làm trên chiếc Audi A8 thay vì các siêu xe đắt tiền khác.
Vào năm 2001, ông đã thành lập một quỹ có tên Fundacion Amancio Ortega, chủ yếu phục vụ cho các hoạt động giáo dục.
Nam Hải
Theo_VietNamNet
Kỳ lạ: Mặc váy ngắn, đi giầy cao gót bán trầu cho cánh lái xe Trong gian hàng làm bằng kính đủ màu sắc từ bóng đèn neon, cô gái ăn mặc gợi cảm, đi giầy cao gót đứng chào mời những người đàn ông mua trầu của mình Những cô gái ấy ăn mặc quần áo gợi cảm để gây sự chú ý của những người đàn ông, nhưng thứ kích thích hơn cả với khách hàng...