Hỏa hoạn thiêu rụi 42 phòng trọ
Khoảng 15g ngày 13-3, hỏa hoạn tại khu tập thể Công ty cổ phần thực phẩm Thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau, ấp Năm Đảm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, Cà Mau làm 42 phòng trọ bị thiêu rụi.
Hiện trường vụ cháy – Ảnh: Đ.Triều
Lửa bùng phát tại phòng số 7 trong khu vực rồi cháy lan sang những phòng còn lại. Chính quyền địa phương huy động 4 xe chữa cháy chuyên dụng cùng hơn 100 cảnh sát PCCC, huyện đội và người dân dập lửa. 16g cùng ngày, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Công an cho biết, vụ cháy thiêu rụi hoàn toàn 42 phòng trọ, 4 phòng khác bị cháy khoảng 50% cùng nhiều vật dụng, tài sản của công nhân, ước thiệt hại ban đầu khoảng 300 triệu đồng.
Video đang HOT
Một số công nhân khu tập thể Công ty cổ phần thực phẩm Thủy sản xuất khẩu tỉnh Cà Mau (FFC) cho biết, trước khi đám cháy xảy ra họ phát hiện một người đốt rác phía sau hè khu tập thể. Hiện chưa xác định rõ danh tánh người đốt rác vì đã bỏ trốn lúc đám cháy bùng phát. Công an đang truy tìm người này để phục vụ điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ cháy.
Chiều cùng ngày, ông Phạm Phúc Giang – Phó chủ tịch UBND huyện Cái Nước – cho biết, trước mắt, chính quyền chỉ đạo lực lượng chức năng giúp công nhân thu dọn đống đổ nát để sớm ổn định chổ ở.
Phía công ty FFC cũng xuất kinh phí hỗ trợ 1 triệu đồng đối với công nhân có phòng bị cháy rụi, 500.000 đồng cho người có phòng bị cháy một phần.
Ngày 14-3, chính quyền sẽ thành lập đoàn đến thăm hỏi và hỗ trợ những công nhân bị ảnh hưởng.
Khu tập thể của Công ty FFC được xây dựng từ 5 năm trước, có tổng số 67 căn phòng, là nơi trú ngụ của 140 công nhân công ty.
Phía sau khu tập FFC bị thiêu rụi gần như hoàn toàn, chỉ còn trơ lại mấy ụ bê tông được xây dựng làm nhà vệ sinh cho công nhân – Ảnh: ĐÔNG TRIỀU
Chị Trần Mỹ Chi – phòng trọ số 9 bên những vật dụng còn sót lại – Ảnh: ĐÔNG TRIỀU
Ông Phạm Thành Tươi – Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết trong ngày 14-3, sẽ thành lập đoàn đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ tiền cho số công nhân bị ảnh hưởng trong vụ cháy.
Theo Tuổi trẻ
Lúng túng xử lý "khủng bố" tinh thần: Khó truy thủ phạm "bom" bẩn
Bình quân mỗi năm, địa bàn 29 quận, huyện, thị xã ở Hà Nội xảy ra hàng chục vụ bôi, ném chất bẩn, phân trộn mắm tôm vào nhà dân. Thủ đoạn hèn hạ này, theo đánh giá của Phòng CSHS CATP Hà Nội, đang "ngày càng nóng". Và thực sự "nóng" hơn, khi cơ quan chức năng tỏ ra lúng túng trong xử lý.
Đủ trò chơi bẩn
Một ngày cuối tháng 12-2011, đường dây nóng Báo ANTĐ tiếp nhận thông tin từ độc giả, trên phố Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội xuất hiện một nhà bạt trên vỉa hè và dưới lòng đường, kèm theo vòng hoa và tờ cáo phó dán ngay cửa. Điều khiến bạn đọc bức xúc, lo lắng là địa chỉ trên thực sự không có ai qua đời. Người có tên trong... cáo phó vẫn đang sống sờ sờ, chỉ không có mặt ở nơi cư trú.
Có mặt tại hiện trường, chúng tôi nắm được người ngang nhiên dựng nhà bạt, dán cáo phó là Phong; còn người đang sống nhưng bị Phong "làm đám" chính là vợ y. Thời gian gần đây, vợ chồng Phong mâu thuẫn nặng nề. Vì sợ những trận đòn của Phong, vợ anh ta đã phải tìm cách lánh đến chỗ an toàn. Tìm vợ không được, lại sẵn bản tính côn đồ, Phong đến nhà vợ, dựng rạp, đi làm ảnh và dán cáo phó ngay trước cửa. Khổ thân nhất là người nhà vợ Phong, vì sợ "ông" con rể hung đồ nên không dám ra ngăn cản. Bị đưa về CAP Nguyễn Du để giải quyết, cả ngày hôm đó, Phong bộc lộ sự "cùn" của anh ta bằng cách nằm ườn ở sàn đất phòng tiếp dân. Trước thái độ này, CAP Nguyễn Du đã lập hồ sơ để chuyển đội nghiệp vụ CAQ Hai Bà Trưng xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Nếu như vụ dán cáo phó cho vợ đang còn sống trên, thủ phạm đã được xác định, thì nguyên nhân trường hợp một hộ dân ở tầng 5, khu tập thể C3, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, bị "khủng bố" hiện giờ vẫn đang là ẩn số. Hôm đó vào một ngày trung tuần tháng 11, đang ở cơ quan thì nữ chủ nhà nhận được điện thoại của hàng xóm giục về gấp. Leo đến tầng 5, chị Hương - chủ nhà - tá hỏa khi thấy trước cửa nhà mình là bãi tổng hợp mắm tôm và phân, xộc lên thứ mùi cực kỳ khó chịu. Tìm cách bước qua đống phế phẩm này, tay chạm khóa cửa, chị Hương nhận thấy ổ khóa cũng bị tấn công. Ai đó đã đổ đầy keo 502 vào lỗ khóa, tạo thành lớp màng cứng không nhét chìa vào được. Hỏi hàng xóm xung quanh, chị Hương biết được khoảng 9h sáng cùng ngày, một nhóm 4, 5 đối tượng xuất hiện ở khu tập thể, sau đó, hai người chạy lên tầng 5. Rất có thể, đó là những kẻ đã gây họa cho nhà chị Hương. "Tôi chỉ mong là họ trả thù nhầm nhà ai đó, chứ thực sự lâu nay, tôi không hề có mâu thuẫn hay bị ai đe dọa", nữ chủ nhà lo lắng.
Tài liệu chúng tôi cập nhật tại CQĐT CATP Hà Nội còn nhiều trò, nhiều vụ đối tượng giấu mặt gửi "quà" bẩn không kém. Vụ nhà ông Nguyễn Hữu Thanh, trú ở phường Khâm Thiên, quận Đống Đa, liên tiếp bị một nhóm thanh niên ném mắm tôm trộn dầu luyn vào trong nhà. Vụ việc xảy ra tại gia đình anh Hoàng Trọng Tùng, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, liên tục bị kẻ lạ bấm chuông, ném gạch và phân tươi. Một trường hợp khá "nổi tiếng" khác hiện đang bị CQĐT CATP Hà Nội tạm giam, là Nguyễn Thị Dậu, trú ở phố Nguyễn Thái Học, quận Hà Đông. Trước ngày bị bắt, trong cả tháng trời, ngôi nhà 7 tầng của bà Dậu liên tiếp xuất hiện vòng hoa, mắm tôm và máu chó.
Cửa sắt tầng 1 lồi lõm vì vết gạch đá, những dòng chữ uất hận được phun bằng sơn kín đặc. Những biện pháp khủng bố tinh thần đó là do các chủ nợ gây sức ép với bà Dậu.
Có quá khó xử lý?
Tìm hiểu công tác điều tra, xử lý những vụ việc mang tính chất khủng bố tinh thần như trên, có thể thấy, khó khăn hơn cả với cơ quan chức năng là việc truy tìm thủ phạm thực hiện hành vi. Mỗi năm có hàng chục vụ khủng bố tinh thần xảy ra; song, đó chỉ là số vụ việc được người dân trình báo, tố cáo. Không ít trường hợp, người dân sợ bị trả thù nên sau mỗi lần bị khủng bố, họ lại nhẫn nại dọn dẹp hiện trường.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều điều tra viên, luật sư nhìn nhận, đối tượng có hành vi tung chất bẩn, gửi vòng hoa hay nhắn tin đe dọa liên tục, có thể bị xử lý bằng hành vi gây rối trật tự công cộng, hoặc cưỡng đoạt tài sản. Ở tội danh thứ nhất, rõ ràng, đối tượng đã trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của mọi người ở nơi công cộng. Hành vi xảy ra đã xâm phạm nghiêm trọng các quan hệ xã hội trong lĩnh vực trật tự công cộng, gây tổn hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. "Nếu các hành vi nêu trên được thực hiện không phải ở nơi công cộng (như trong khuôn viên nhà riêng đối với những người trong gia đình hoặc bà con họ hàng, làng xóm...) nhưng gây ảnh hưởng lớn đến trật tự chung thì cũng bị coi là gây rối trật tự công cộng", một luật sư thuộc đoàn Luật sư Hà Nội đánh giá.
Đối với tội danh thứ hai: cưỡng đoạt tài sản. Có thể thấy, trong nhiều vụ việc, động cơ của những tin nhắn, vòng hoa, mắm tôm, chất bẩn... là để ép khổ chủ phải thanh toán khoản nợ nần. Ngoài duy nhất việc có tòa dân sự phán xét, các hình thức để đòi lại tiền, tài sản như trên đều là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng hình sự. Dẫn chứng cho biện pháp mạnh, cần thiết này là vụ việc được CAP Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội xử lý mới đây. Từ đơn trình báo của một hộ kinh doanh tạp hóa bị kẻ lạ nhiều lần ném phân trộn mắm tôm vào cửa nhà, CAP Quỳnh Mai đã cắt cử trinh sát phục kích. Kiên trì trong gần 1 tuần, lực lượng công an đã bắt quả tang đối tượng ném chất bẩn vào nhà hộ dân trên. Sau đó, kẻ trực tiếp khủng bố chủ nhà lẫn đối tượng thuê - mục đích đòi số tiền nợ gần 60 triệu đồng - đã bị làm rõ, và bị truy tố về tội danh cưỡng đoạt tài sản.
Rõ ràng, việc xử lý hành vi khủng bố tinh thần không thực sự quá khó. Có "khó" chăng là sự vào cuộc chưa quyết liệt của cơ quan chức năng.
Theo ANTD
Phát hiện lượng lớn quần áo thể thao nghi bị làm giả Trưa 8-3, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CATP Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 14 bất ngờ kiểm tra, phát hiện một cơ sở chuyên sản xuất quần áo thể thao có biểu hiện làm giả tại khu tập thể H1, phường Kim Giang, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Số tem nhãn hiệu Nike bị lực lượng...