Hỏa hoạn tại trụ sở cũ của Quốc hội Australia
Ngày 30/12, hỏa hoạn đã xảy ra tại tòa nhà Quốc hội cũ của Australia ở thủ đô Canberra, khiến cổng trước của tòa nhà bị hư hại.
Tòa nhà Quốc hội cũ của Australia bị đốt cháy bởi những người biểu tình. Ảnh: english.newstracklive.com
Lực lượng cứu hỏa đã nhận được cuộc gọi báo cháy vào lúc 11h30 giờ địa phương (7h30 giờ Việt Nam) và nhanh chóng dập tắt đám cháy. Cảnh sát đã mở cuộc điều tra nhằm làm rõ nguyên nhân vụ việc.
Tòa nhà Quốc hội cũ, nay là Bảo tàng Dân chủ Australia, hồi tuần trước đã buộc phải đóng cửa khi có người phóng hỏa tại cửa ra vào. Đám cháy được cho là có liên quan đến một nghi lễ.
Từ tuần trước, đã có đông người tập trung ở khu vực này tham gia cuộc tuần hành nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Tòa đại sứ của người thổ dân, địa điểm nằm phía ngoài tòa nhà Quốc hội cũ.
Tòa nhà trên từng được dùng để tổ chức hoạt động của Quốc hội trong giai đoạn từ năm 1927-1988, trước khi cơ quan lập pháp khánh thành trụ sở mới.
Giới chức Australia khẳng định sẽ xử lý nghiêm hành vi phóng hỏa, đồng thời sửa chữa thiệt hại để khôi phục tòa nhà về nguyên trạng.
Australia gia hạn phong tỏa tại thủ đô Canberra
Ngày 14/9, giới chức Australia tuyên bố gia hạn lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn dịch bệnh đối với thủ đô Canberra cho đến giữa tháng 10 tới, đồng thời nhấn mạnh đây là biện pháp cần thiết trong khi chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 đang được đẩy mạnh.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện nhằm ngăn chặn người đi từ vùng dịch tới những vùng không có dịch COVID-19 tại Kilmore, cách Melbourne, Australia khoảng 60 km, ngày 10/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Thống đốc Vùng lãnh thổ thủ đô (ACT) của Australia, ông Andrew Barr nêu rõ nhà chức trách mong muốn hạn chế số ca lây nhiễm trong khi đảm bảo rằng thủ đô Canberra có tỷ lệ người dân được tiêm phòng ở mức cao. "Đây là hướng đi an toàn nhất và sẽ dẫn tới một Giáng sinh an lành hơn, một kỳ nghỉ Hè an toàn hơn và một năm 2022 bình an hơn".
Khoảng 400.000 cư dân Canberra đã thực thi chỉ thị ở nhà kể từ ngày 12/8, khi thành phố ghi nhận một ca mắc COVID-19. Hiện chỉ còn hơn 250 ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại đây.
Trong khi đó, số ca mắc mới COVID-19 tại thành phố Sydney, thủ phủ của bang New South Wales (NSW) đang tăng ở mức thấp nhất trong gần hai tuần trở lại đây. Theo số liệu của cơ quan y tế địa phương, NSW ngày 14/9 ghi nhận 1.127 ca mắc mới trong cộng đồng và 2 ca tử vong vì COVID-19. Số ca mắc mới đã giảm so với mức 1.257 ca ghi nhận ngày 13/9 và đa phần trong số này là các ca bệnh ở thành phố thủ phủ Sydney. Ông Jeremy McAnulty, Giám đốc điều hành Cơ quan Y tế cộng đồng NSW nhấn mạnh: "Còn quá sớm để biết liệu chúng ta đã nắn thẳng được đường cong (dịch bệnh) hay chưa", song bày tỏ vui mừng khi "cho đến nay, số ca mắc mới không tăng nhanh như trước đây". Ông cũng cho biết thêm rằng giới chức y tế cần dựa trên việc số ca nhiễm mới giảm dần ở mức ổn định trước khi quyết định xem liệu dịch bệnh đã được kiểm soát sau 12 tuần phong tỏa hay chưa.
Gần 50% trong 25 triệu dân tại Australia đang phải tuân thủ lệnh phong tỏa khi quốc gia châu Đại Dương này đang trải qua làn sóng lây nhiễm thứ ba chủ yếu do biến thể Delta có khả năng lây lan cao. Tuy nhiên, cho đến nay, số ca mắc COVID-19 tại đây vẫn thấp hơn nhiều so với các quốc gia, với khoảng 77.000 ca, trong đó có 1.102 ca tử vong.
Một khảo sát gần đây chỉ ra hầu hết người dân Australia đều ủng bộ tiêm phòng bắt buộc. Cụ thể, theo khảo sát do Guardian Essential tiến hành với 1.100 người được công bố ngày 14/9 cho thấy hơn 80% người được hỏi cho rằng tiên phòng bắt buộc là cần thiết với các nhân viên y tế và chăm sóc người khuyết tật. Trong khi đó, 75% ủng hộ tiêm phòng bắt buộc với nhóm nhân viên hàng không, giáo viên, trợ giảng. Hầu hết đều ủng hộ tiêm phòng nên được coi là điều kiện để tham gia các sự kiện thể thao, các địa điểm giải trí, công sở, trường học và cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, 45% người được hỏi cho rằng Chính phủ liên bang Australia nên triển khai các quy định tiêm phòng đồng bộ trên cả nước trong khi 25% cho rằng các chính quyền bang và vùng lãnh thổ có quyền quyết định về vấn đề này và 31% mong muốn các doanh nghiệp tự quyết định. Trước đó, Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng từng nhiều lần bác bỏ áp dụng các quy định tiêm phòng bắt buộc trên toàn quốc mà sẽ để các bang và vùng lãnh thổ tự quyết.
Vụ cháy phòng khám ở Osaka có thể là 'bản sao' vụ phóng hỏa xưởng phim hoạt hình năm 2019 Ngày 21/12, các nguồn tin điều tra cho biết Morio Tanimoto, nghi phạm gây ra vụ hỏa hoạn chết người tại một phòng khám tâm lý ở thành phố Osaka của Nhật Bản vào tuần trước có thể đã có chủ ý thực hiện vụ này giống như vụ phóng hỏa một xưởng phim hoạt hình ở Kyoto năm 2019. Các điều tra...