Hỏa hoạn nghiêm trọng tại vườn thú ở Đức
Ngày 1/1, nhiều con thú đã bị chết khi ngọn lửa bất ngờ bùng phát và bao trùm toàn bộ khu vực nuôi nhốt các loài khỉ ở vườn thú Krefeld, Tây Bắc nước Đức.
Hiện trường vụ hoả hoạn tại vườn thú Krefeld. Ảnh: New York Post
Trong những giờ phút đầu tiên của Năm mới 2020, lửa đã bất ngờ bùng phát và bao trùm toàn bộ khu vực nuôi nhốt các loài khỉ ở vườn thú Krefeld, bang North Rhine-Westphalia Tây Bắc nước Đức, khiến nhiều con thú bị chết như vượn, tinh tinh, khỉ đuôi sóc…
Thông báo trên tài khoản Facebook ngày 1/1, ban quản lý Krefeld – vườn thú chuyên về các loài động vật linh trưởng – thừa nhận nhiều con thú đã chết trong vụ hỏa hoạn. Cảnh sát thông báo ít nhất 30 con, trong đó có cả dơi và chim.
Ngọn lửa bùng phát lúc nửa đêm và lực lượng cứu hỏa đã nỗ lực khoanh vùng để lửa không lan rộng ra các khu vực khác của vườn thú.
Video đang HOT
Cảnh sát cho rằng nhiều khả năng đèn trời do người dân thả để đón mừng năm mới là nguyên nhân gây hỏa hoạn. Hiện sở thú vẫn đóng cửa trong ngày 1/1.
Cũng như các nước trên thế giới, tại Đức, người dân thường đón mừng năm mới bằng những màn pháo hoa vào thời khắc giao thừa và mỗi cá nhân được phép mua và đốt pháo hoa. Tuy nhiên, thả đèn trời là hành động bị cấm tại Đức.
Vườn thú Krefeld hoạt động từ năm 1975 và mỗi năm thu hút khoảng 400.000 lượt khách thăm quan./.
Theo Phương Hồ/TTXVN
Sydney vẫn tổ chức bắn pháo hoa giao thừa mặc cho hỏa hoạn
Các nhà chức trách thành phố Sydney vẫn giữ ý định tổ chức màn trình diễn bắn pháo hoa vào đêm giao thừa mặc dù đã có hơn 250.000 người ký đơn thỉnh cầu kêu gọi hủy bỏ sự kiện này.
Bản kiến nghị trên trang web Change.org cho biết các khoản tiền được sử dụng cho chương trình bắn pháo hoa rực rỡ nên được phân bổ cho các quỹ dùng để chữa cháy.
Thành phố Sydney đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để hủy bỏ sự kiện này trong những tuần gần đây. Bang New South Wales - nơi thành phố Sydney là thủ phủ, đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tình trạng hỏa hoạn kéo dài.
Linda McCormick, người khởi xướng đơn thỉnh cầu hơn một tháng trước, nói rằng nên số tiền tổ chức buổi lễ nên được dành cho "nông dân và lính cứu hỏa để cứu lấy động vật hoang dã của Australia". Cô cho rằng pháo hoa có thể "làm tổn thương một số người vì đã có đủ khói bụi trong không khí". Bản kiến nghị trực tuyến đã được hơn 265.000 người ký chấp thuận cho tới sáng Chủ nhật.
Thị trưởng Sydney Clover Moore cho biết bà rất "cảm động vì sự hỗ trợ và chăm sóc cho cộng đồng" của những người kêu gọi, nhưng sự kiện này sẽ tiếp tục diễn ra theo kế hoạch.
"Màn bắn pháo hoa của chúng tôi được lên kế hoạch trước 15 tháng và phần lớn ngân sách đã được phân bổ cho các biện pháp đảm bảo an toàn cho đám đông và dọn dẹp", bà Moore nói.
Đầu tháng này, các nhà tổ chức tại Sydney cho biết việc loại bỏ chương trình bắn pháo hoa "sẽ có ít lợi ích thiết thực cho các cộng đồng bị ảnh hưởng".
"Việc hủy bỏ sự kiện này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến các doanh nghiệp Sydney. Nó cũng sẽ phá hỏng kế hoạch cho hàng chục ngàn người từ khắp đất nước và nước ngoài đã đặt chuyến bay, khách sạn và nhà hàng vào đêm giao thừa", ban tổ chức tuyên bố.
Thủ tướng Australia Scott Morrison đã cân nhắc về cuộc tranh luận gần đây và nói rằng "điều quan trọng là gửi một thông điệp tới thế giới".
"Vào đêm giao thừa mỗi năm, cả thế giới hướng về Sydney. Họ nhìn vào sự sống động của chúng ta, họ nhìn vào niềm đam mê của chúng ta, họ nhìn vào thành công của chúng ta và tất cả đều nghĩ rằng: 'Thật là một nơi tuyệt vời!' Họ đã đúng! Và vì vậy, giữa những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, tuân theo những cân nhắc về an toàn, tôi có thể nghĩ rằng không có thời điểm nào tốt hơn để bày tỏ với thế giới rằng chúng ta lạc quan và tích cực như thế nào", ông Morrison cho biết.
Australia đã trải qua một trong những đợt hạn hán tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và hứng chịu đợt nắng nóng kỷ lục vào tuần trước, khi nhiệt độ trung bình tối đa trên cả nước đạt 41,9 độ C. Ít nhất 8 9 người đã thiệt mạng, 1 người mất tích và gần 800 ngôi nhà đã bị phá hủy bởi các đám cháy.
Huy Vũ
Theo ngaynay.vn/CNN
Nhà thờ Đức Bà lần đầu không có lễ Giáng sinh Do chưa thể khôi phục sau trận hỏa hoạn hồi tháng Tư, lần đầu tiên kể từ cuộc Cách mạng Pháp, Nhà thờ Đức Bà không thể tổ chức lễ Giáng sinh. Nhà thờ Đức Bà năm nay không có Giáng sinh (Ảnh: AP) Thay vào đó, các giáo sĩ, đội hợp xướng và giáo đoàn tổ chức ngày lễ này tại một...