Hoa hậu Việt không được chụp ảnh nude, hóa trang phản cảm
Bộ VHTTDL vừa ban hành thông tư quy định người biểu diễn nghệ thuật, người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được chụp ảnh nude và và hóa trang phản cảm.
Thông tư 01/2016 mới ban hành của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 15 và 79 của Chính phủ về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
“Các hành vi người biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; người đạt danh hiệu tại cuộc thi người đẹp, người mẫu không được thực hiện gồm: Chụp ảnh, ghi hình hình ảnh cá nhân không có trang phục hoặc sử dụng trang phục, hóa trang phản cảm và vô ý hoặc cố ý phổ biến, lưu hành trên mạng viễn thông.” – mục 1a, điều 3 của thông tư quy định.
Bên cạnh đó, thông tư cũng chỉ rõ giới hoạt động biểu diễn nghệ thuật không được có hành động, phát ngôn không phù hợp với giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam, vi phạm quy định của pháp luật và vô ý hoặc cố ý phổ biến trên phương tiện truyền thông hoặc ngoài xã hội gây hậu quả xấu.
Video đang HOT
Nghệ sĩ mặc trang phục phản cảm sẽ bị xử phạt.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Đăng Chương – Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn cho biết: “Quy định này được áp dụng đối với cả nghệ sĩ trong nước lẫn nghệ sĩ nước ngoài hoạt động biểu diễn nghệ thuật ở trong nước. Thông tư này điều chỉnh cả hoa hậu, người mẫu đoạt giải trong các cuộc thi nước ngoài chứ không chỉ trong các cuộc thi ở Việt Nam”.
Khi được hỏi ví dụ về Ngọc Trinh – người đoạt giải Hoa hậu Việt Nam Quốc tế – từng bị nghi có loạt ảnh khỏa thân và có những phát ngôn gây sốc như “không có tiền cạp đất mà ăn”, ông Nguyễn Đăng Chương cho biết, sẽ có một hội đồng thẩm định chịu trách nhiệm kết luận, đánh giá tính chất, mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể.
Ngoài những thông tin trong thông tư, trong buổi họp báo thường kỳ, ông Phan Đình Tân – Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ sẽ tiếp tục đưa thẻ hành nghề vào để xin ý kiến trong quá trình soạn thảo Luật Nghệ thuật biểu diễn dù có hai luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.
Bên ủng hộ cho rằng cần có thẻ hành nghề để chấn chỉnh những nghệ sĩ không có khả năng về chất lượng nghệ thuật, hành vi ứng xử văn hóa. Bên không ủng hộ cho rằng đó là hành vi cản trở nghệ thuật, bởi có những người không học hành gì nhiều, nhưng lại có năng khiếu bẩm sinh.
Theo Zing
'Siết' đối tượng vay ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối
Thông tư 24/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có hiệu lực từ ngày 1-1-2016 sẽ 'siết' cho vay ngoại tệ. Điều đó khiến không ít doanh nghiệp (DN) lo lắng bởi việc dừng cho vay ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, NHNN khẳng định, đây là một trong những giải pháp để chống đô la hóa, ổn định thị trường ngoại hối...
Theo Thông tư 24/2015/TT-NHNN, từ ngày 31-3-2016, sẽ chấm dứt quy định vay ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam. Nhiều DN đứng, ngồi không yên với quy định này, thậm chí hiểu nhầm là NHNN sẽ "thắt" cho vay ngoại tệ với tất cả các DN xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có một nhóm DN bị dừng cho vay, còn những DN nhập khẩu hay thanh toán dịch vụ với đối tác nước ngoài vẫn được nhận chế độ "mở" như trước.
Giải thích rõ hơn về quy định dừng cho vay ngoại tệ theo Thông tư 24, ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN cho biết, để hỗ trợ ổn định tỷ giá, thực hiện chủ trương chống đô la hóa của Chính phủ, các hoạt động cho vay ngoại tệ cần được hạn chế từng bước, phù hợp với định hướng chuyển dần từ quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, nhằm ổn định thị trường. Theo ông Dũng, trong bốn nhóm đối tượng có nhu cầu vay ngoại tệ, chỉ có một nhóm thuộc diện dừng cho vay từ ngày 31-3, đó là các DN vay ngoại tệ, sau đó bán lấy tiền VND để hưởng chênh lệch lãi suất, vì thực chất họ chỉ có nhu cầu tiền VND.
"Trước đây, thực hiện cho vay ngoại tệ với nhóm DN này vì nền kinh tế tăng trưởng thấp, cầu tín dụng trên thị trường thấp, nên NHNN hỗ trợ DN. NHNN quy định nhóm đối tượng này được vay ngoại tệ, qua đó họ sẽ được hưởng mức lãi suất thấp của vay ngoại tệ, sau đó bán lại cho ngân hàng cho vay để lấy tiền VND, đáp ứng nhu cầu vốn trong nước. Hiện nay nền kinh tế tăng trưởng tốt, cầu tín dụng tăng trở lại, cầu về ngoại tệ cũng tăng cao nên cần thiết thu hẹp đối tượng được vay. Điều này phù hợp với lộ trình chống đô la hóa, chuyển dần từ quan hệ vay mượn sang mua - bán" - ông Dũng khẳng định.
Theo_Hà Nội Mới
Phí bảo hiểm ô tô tăng 20% Theo Thông tư 22 của Bộ Tài chính, từ hôm nay (1/4) sẽ có 13 dòng xe sẽ bị tăng 20% phí bảo hiểm. Cụ thể, Thông tư 22 quy định, mức tăng phí bảo hiểm trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới từ 10% đến 20% đối với 13 dòng xe có tỷ lệ...