Hoa hậu Trần Tiểu Vy, xe Vinfast và giấc mơ của bầu Đức
Xe hơi Vinfast, Hoa hậu Trần Tiểu Vy là hai chủ đề được nói nhiều trong ngày hôm qua trên mạng xã hội.
Từ chuyện Hoa hậu Trần Tiểu Vy và xe hơi Vinfast
Hôm qua, Hoa hậu Trần Tiểu Vy đã vinh dự góp mặt cùng danh thủ bóng đá thế giới David Beckham tại sự kiện ra mắt xe hơi Vinfast. Đó là may mắn có thể nói rất lớn dành cho Trần Tiểu Vy, khi cô gái 18 tuổi xuất hiện lung linh và thu hút nhiều ánh nhìn trong ngày được xem là lịch sử khi lần đầu tiên một hãng xe hơi Việt Nam tại triển lãm Paris Motor Show.
Hoa hậu Trần Tiểu Vy bắt tay Beckham.
Trần Tiểu Vy chắc chắn bất ngờ về sự thay đổi chóng vánh của chính mình. Một tháng trước, Trần Tiểu Vy là cô gái không được nhiều người biết đến. Bây giờ, Trần Tiểu Vy là Hoa hậu Việt Nam, tham dự sự lịch sử ở nước Pháp cùng danh thủ David Beckham, người đàn ông trong mơ của hàng trăm triệu cô gái trên thế giới.
Cuộc sống luôn thay đổi là thế. Trần Tiểu Vy là ví dụ. Nếu không lần đầu đi thi nhan sắc và giành danh hiệu Hoa hậu thì Trần Tiểu Vy không thể có mặt ở Paris, được gặp Beckham tại sự kiện lịch sử của xe hơi Vinfast. Đứng bên cạnh Beckham, Trần Tiểu Vy nhận được sự chú ý của hàng triệu người trên thế giới chứ không nói riêng ở Việt Nam. Đây có thể là một bước ngoặt lớn tiếp theo với Trần Tiểu Vy.
Bỏ qua sức hút của Trần Tiểu Vy, xe hơi Vinfast là chủ đề thực sự nóng hổi cho dư luận Việt Nam lẫn thế giới. Nếu vài năm trước có người bảo rằng, Việt Nam sẽ có thương hiệu xe hơi riêng, sản xuất được xe ô tô thì số đông sẽ bật cười với suy nghĩ là chuyện viễn vông. Tuy nhiên, giấc mơ đó đã thành hiện thực với xe hơi Vinfast.
Xe hơi Vinfast mang tính lịch sử cho xe ô tô thương hiệu Việt Nam.
Xe hơi Vinfast sẽ thành công để chinh phục được chính người Việt hay không? Câu chuyện đó phải chờ nhưng chính thức đi vào lịch sử khi lần đầu tiên Việt Nam có được hãng xe hơi riêng. Năm 2019, xe hơi Vinfast được trình làng tại Việt Nam và bán ra thị trường. Chúng ta chắc chắn sẽ rất tự hào về điều này.
Video đang HOT
Quan trọng hơn cả là câu chuyện tưởng chừng khó trở thành hiện thực đã xuất hiện, với người mở đường cho ra đời xe hơi Vinfast. Người tiên phong chắc chắn sẽ được nhớ mãi với cột mốc lịch sử trong tương lai về công nghệ ô tô Việt Nam.
Đến Học viện bóng đá
Giấc mơ xe hơi đã trở thành hiện thực bởi một ông bầu liên quan đến bóng đá. Vậy câu chuyện bóng đá Việt Nam thì sao? Bao giờ chúng ta có thể dự World Cup và sản xuất được cầu thủ ra nước ngoài thi đấu như Nhật Bản, Hàn Quốc, ít nhất là như Thái Lan đang làm được?
Bóng đá Việt Nam không ít cầu thủ ra nước ngoài nhưng phần lớn chủ yếu dựa vào chuyện làm thương hiệu cho các đội bóng. Động cơ quảng báo, liên quan đến chuyện bên ngoài chuyên môn thuần túy nhiều hơn là năng lực thực sự. Có thể kể những tên tuổi như Huỳnh Đức, Công Vinh, hay gần nhất là Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh.
Bầu Đức là người đầu tiên mở Học viện Bóng đá ở Việt Nam.
Câu chuyện “đám trẻ nhà bầu Đức” có thể khác biệt. Đó là khát vọng của bầu Đức muốn đưa những cầu thủ giỏi nhất ra nước ngoài. Một sự khởi đầu có tính toán, đầu tư hàng chục năm với giấc mơ một ngày không xa thì bóng đá Việt Nam có thể xuất khẩu được cầu thủ ra châu lục.
Tuy nhiên, giấc mơ của bầu Đức không thành công. Vốn dĩ điều này nằm tầm với của bầu Đức khi nền bóng đá Việt Nam thực sự quá thấp so với các nước có nền bóng đá phát triển. Người đi đầu tiên cũng khó gặt hái được mọi thành công như mong đợi.
Cầu thủ Việt Nam rõ ràng còn có nhiều khuyết điểm. Ví dụ điểm yếu về cơ địa, thể lực và thể hình. Đây là chuyện được nhiều người có chuyên môn thừa nhận, khi tôi đã được chứng kiến cuộc tranh luận sòng phẳng giữa HLV nước ngoài và các HLV nội trong việc tuyển chọn cầu thủ Việt Nam.
Dẫu vậy, có một điều không thể phủ nhận là bầu Đức đã góp phần làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam. Bầu Đức là người đầu tiên dám mở Học viện để làm đào tạo trẻ. Học viện Bóng đá HAGL – Arsenal – JMG được nhiều chuyên gia nước ngoài đến thăm cũng ngỡ ngàng, vì họ không tin là hơn 10 năm trước thì Việt Nam đã xuất hiện một Học viện đào tạo cầu thủ được xây dựng rộng lớn, hiện đại và quy mô như thế.
Chính nhờ cuộc tình đầu tiên của bầu Đức và Học viện bóng đá đã góp công phát triển đào tạo trẻ, qua đó U23 Việt Nam liên tiếp gặt hái được thành công lớn lao ở sân chơi châu lục. Không có người mở đường là bầu Đức thì bóng đá Việt Nam khó có sự thay đổi mạnh về tư duy làm bóng đá, hay tạo tiếng vang châu lục.
Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam là giấc mơ cho mọi cầu thủ trẻ.
Cách đây vài ngày, một Học viện bóng đá khác của Việt Nam cũng được công bố: Học viện Bóng đá Juventus Việt Nam. Đây là Học viện thứ hai ở Việt Nam trong hành trình đạo tạo cầu thủ giỏi cho bóng đá nước nhà. Xa hơn là mục tiêu có thể đưa cầu thủ Việt Nam ra châu lục chơi bóng.
Bóng đá Việt Nam rất cần những người đi tiên phong, dám nghĩ dám làm giống như bầu Đức mở Học viện Bóng đá HAGL, hay Bình Minh Group bắt với CLB Juventus mở Học viện ở Vũng Tàu. Đừng nhìn về V.League sau17 năm qua không thay đổi nhiều, có đủ thứ bất cập mà nhắc đến khiến chính những người làm bóng đá cũng ngao ngán. Chỉ khi có nhiều Học viện thì bóng đá Việt Nam mới được nâng tầm, giấc mơ đi World Cup có hy vọng và chuyện xuất khẩu cầu thủ ra châu lục sớm trở thành hiện thực trong tương lai.
Theo SaoStar
Hoa hậu Trần Tiểu Vy, hay chuyện 'xin trả tôi về, tuổi nàng... 18'
Lần đầu tham gia một cuộc thi nhan sắc lớn và Trần Tiểu Vy một bước hóa thiên nga khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 2018.
Đăng quang Hoa hậu Việt Nam ở tuổi 18, Trần Tiểu Vy là một trong những cô gái trẻ nhất có được niềm vinh dự lớn lao này. Thế nhưng, Trần Tiểu Vy bây giờ bắt đầu gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, gần như mọi thứ đã bị xáo trộn.
Đi kèm với những lời ca ngợi là áp lực lớn đang đè nặng lên vai của Trần Tiểu Vy. Đầu tiên, tân Hoa hậu Việt Nam bị soi thành tích học tập với điểm tốt nghiệp THPT dưới 5 điểm, facebook cá nhân bị "đánh cắp", cùng một loạt chuyện đời tư bị xới tung... Có lẽ, Trần Tiểu Vy cũng lường trước được việc trở thành Hoa hậu sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống cá nhân, đúng hơn là không thể sống bình yên như trước.
Trần Tiểu Vy đang bắt đầu gặp nhiều áp lực sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 2018.
Vấn đề là Trần Tiểu Vy chỉ mới 18 tuổi. Có lẽ, mọi vấn đề cần được nhìn nhận chuẩn mực hơn để tránh tạo nên sức ép lớn cho Trần Tiểu Vy. Bởi điều mong mỏi nhất chính là Trần Tiểu Vy hoàn thành tốt trọng trách Hoa hậu Việt Nam. Việc giảm áp lực, bớt bị xới tung cuộc sống cá nhân, hướng đến những câu chuyện mang tính xã hội là cách gián tiếp giúp cho cô gái 18 tuổi này có thêm niềm tin trong hành trình phía trước.
Tuổi 18 bắt đầu học cách sống trước dư luận, đứng giữa lằn ranh yêu và bị soi của Trần Tiểu Vy khiến cho tôi nhớ đến câu chuyện "đám trẻ nhà bầu Đức" - những chàng trai cũng từng bước ra sân khấu bóng đá Việt Nam ở tuổi 18.
Hôm qua, HAGL đã thất bại 3-5 trước CLB Hà Nội. Kể từ khi lên chơi V.League, lứa Công Phượng mới lần đầu thất bại trước đội bóng của bầu Hiển. Tuy nhiên, ba lần thắng chẳng nhận được nhiều ca ngợi nhưng thất bại thì lập tức bị "ném đá". Dù điều cần ghi nhận là HAGL thua đến 4 bàn trong 4 phút vẫn không sụp đổ để có liền 3 bàn gỡ.
Một điều mà nhiều người cũng đang quên là lứa Công Phượng bây giờ vẫn chỉ ở độ tuổi 22 - 23. HAGL là một tập thể rất trẻ nên áp lực dư luận khiến cho họ chơi bóng theo cách phập phù. Đúng hơn, tâm lý thi đấu chưa có được sự ổn định cao giống như các đàn anh Văn Quyết, Thành Lương bên phía Hà Nội.
Tuổi 18, lứa Công Phượng trở thành hiện tượng của bóng đá Việt Nam dù chỉ lần đầu bước ra sân chơi chuyên nghiệp. Có những điều ít ai biết là lứa cầu thủ Học viện HAGL được đào tạo theo cách khá đặc biệt, đến 17 tuổi bắt đầu được mang giày, còn những năm trước chỉ tập luyện với chân đất.
Tuổi 18, lứa Công Phượng đã trình diễn thứ bóng đá đẹp mắt, khác biệt hoàn toàn so với các lứa cầu thủ khác của bóng đá Việt Nam trong quá khứ. Để rồi nhiều người đặt kỳ vọng rất lớn với giấc mơ vươn tầm châu lục, thậm chí dự World Cup.
Kỳ vọng lớn lao cũng là điều dễ hiểu khi lứa Công Phượng có thể đánh bại U19 Úc, U21 Thái Lan, U21 Việt Nam... Đó là một điều rất đặc biệt để mang đến sự tin yêu rất lớn của khán giả.
HAGL đã thua 3-5 trước Hà Nội vào chiều hôm qua.
Năm 2015, bầu Đức nhấc cả lứa Công Phượng lên sân chơi V.League. Nếu xét về logic đơn thuần của bóng đá là nghịch lý vì cần có đàn anh dìu dắt để trưởng thành. Tuy nhiên, nhìn về cái chung là một quyết định đúng đắn, chính lứa Công Phượng tạo ra sức hút trở lại cho V.League và tạo tiền đề cho quá trình phát triển bóng đá trẻ, cũng như những năm tháng chuyên nghiệp giúp họ trưởng thành để đóng góp vào thành công U23 Việt Nam.
Bây giờ, sau những trận thua thì lập tức nhiều định kiến xuất hiện về lứa Công Phượng. Đây cũng là câu chuyện không hề mới vì kể từ năm 18 tuổi thì "đám trẻ bầu Đức" cũng chẳng khác gì Hoa hậu Trần Tiểu Vy bây giờ. Lứa Công Phượng đá bóng trong sự ca ngợi nhưng không thiếu sự định kiến, soi mói theo các kiểu khác nhau.
Bóng đá luôn có sự đào thải theo từng năm tháng. Chúng ta không thể bắt một lứa cầu thủ cứ chơi mãi thứ bóng đá như năm 18 tuổi. Sân chơi chuyên nghiệp và cấp độ U là hoàn toàn khác biệt. Đúng hơn, đừng đòi hỏi lứa Công Phượng theo kiểu "xin trả tôi về tuổi nàng... 18", trước thời điểm lên chơi V.League.
Hãy động viên các em sau mỗi thất bại, vì các em đã cố gắng hết sức rồi. Đó là cách gián tiếp giúp lứa Công Phượng tiếp tục trưởng thành chứ không thể thắng tung hô, thua chỉ trích, "ném đá".
Theo SaoStar
Chuyện học vấn Hoa hậu Trần Tiểu Vy và 'nỗi xấu hổ' của bầu Đức "Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu", Hoa hậu Trần Tiểu Vy nói về chuyện học tập bị chê. "Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu. Mục tiêu sắp tới của tôi là cố gắng hoàn thành việc học ở trường, hoàn thành trách nhiệm của hoa...