Hoa hậu Trần Tiểu Vy bị chê xấu, hay thói quen chửi kiểu Chí Phèo
Hoa hậu Trần Tiểu Vy, trọng tài V.League là hai chủ đề đang nóng trên mạng xã hội trong ngày hôm nay.
Trần Tiểu Vy, cô xinh viên 18 tuổi đã trở thành tân Hoa hậu Việt Nam năm 2018. Nhiều ý kiến khen ngợi Trần Tiểu Vy xinh đẹp và hoàn hảo nhưng không số ít người vẫn… chê nhan sắc của Vy.
Hoa hậu Trần Tiểu Vy có xinh đẹp nhất hay không? Câu trả lời này tự chúng ta có đáp án.Bởi mỗi người có một sự cảm nhận riêng về nhan sắc cũng như vẻ đẹp của mỗi cô gái. Có người chọn vẻ đẹp tâm hồn, còn chọn nhan sắc thì phải tùy gu thẩm mỹ của mỗi người. Nhân vô thập toàn nên không thể đòi hỏi phải có một Hoa hậu hoàn hảo về mọi mặt.
Hoa hậu Việt Nam năm 2018 – Trần Tiểu Vy.
Không gian lận, không mua giải, không phẫu thuật thẩm mỹ, đáp ứng đủ mọi tiêu chí và có nhan sắc cũng như tài năng vượt trội, Trần Tiểu Vy trở thành Hoa hậu Việt Nam năm 2018, lời tán dương và chúc mừng vào lúc này mới là ý nghĩa nhất.
Ngày hôm qua, ngoài câu chuyện Trần Tiểu Vy trở thành Hoa hậu Việt Nam năm 2018 thì chuyện trọng tài Hoàng Ngọc Hà cũng gây bão cho dư luận. HLV Nguyễn Đức Thắng cho rằng ông Hoàng Ngọc Hà đang giết chết bóng đá, cần bị loại bỏ.
Nguyên nhân là ông Hoàng Ngọc Hà đã có 2 lần rút thẻ đỏ dành cho Rimario và Đình Đồng của CLB Thanh Hóa. Rimario nhảy lên hàng rào ăn mừng nên bị nhận thẻ vàng, với tình huống nhận thẻ trước đó nên ngoại binh này bị ông Hoàng Ngọc Hà đuổi. Đình Đồng phi thể thao với pha húc đầu vào đối thủ nên nhận thẻ đỏ trực tiếp.
Đó là cảm nhận riêng của HLV Nguyễn Đức Thắng khi nhận định ông Hoàng Ngọc Hà o ép đội chủ nhà. Thủ môn Bùi Tiến Dũng cũng chỉ trích ông Hoàng Ngọc Hà. CĐV Thanh Hóa không hài lòng.
Video đang HOT
Rõ ràng, trọng tài Hoàng Ngọc Hà đang vấp phải sự chỉ trích từ chuyện đội bóng xứ Thanh bị mất điểm. Vấn đề này nếu chỉ nhìn lời chỉ trích theo cảm nhận công kích trọng tài thì khó nói hết.
Thực tế, Rimario nhảy lên hàng rào ăn mừng thì theo luật cũng giống như hành động cởi áo. Theo luật, ngoại binh của Thanh Hóa xứng đáng nhận thẻ vàng. Tình huống của Đình Đồng thì không cần gì bàn cãi, đó là phi thể thao nên xứng đáng nhận thẻ đỏ. Vậy tại sao chỉ trích ông Hoàng Ngọc Hà?
Phải chăng chuyện các trọng tài bị chỉ trích ở V.League cũng hình thành theo thói quen, cứ nghĩ trọng tài kém, dở nên xảy ra tranh cãi?
Câu chuyện của trọng tài Hoàng Ngọc Hà cũng thế. Ông Hà bắt đúng luật trong cả hai tình huống rút thẻ đỏ với Rimario, Đình Đồng. Đó là sự công tâm nên cần biểu dương chứ không phải chỉ trích theo kiểu đổ lỗi của đội bóng xứ Thanh. Bởi Thanh Hóa mất điểm trước Nam Định là do thua cả 2 bàn một cách khó hiểu với những sai sót nơi hàng thủ, điều này mới đáng để suy ngẫm trong thời điểm cuộc đua trụ hạng gay cấn.
Trọng tài Hoàng Ngọc Hà vấp phải sự chỉ trích từ HLV Nguyễn Đức Thắng. Ảnh: VPF
Nhắc đến trọng tài Hoàng Ngọc Hà, tôi vẫn nhớ mãi hình ảnh trọng tài này thở phào như trút cả ngàn tấn áp lực sau khi thổi còi kết thúc trận đấu giữa Đà Nẵng và Quảng Ninh hồi năm 2017. Thời điểm đó, trọng tài giống như đích ngắm của các đội bóng thay nhau đổ lỗi. Nhìn mà thấy thương cho các vị Vua sân cỏ, vì đâu phải ai cũng bắt kém mà cơ bản họ bị chính những sức ép vô hình tạo ra từ các đội bóng lẫn dư luận.
Nhân vô thập toàn. Trọng tài cũng là con người, rất khó tránh được sự chỉ trích. Ở sân chơi V.League, trọng tài bắt tốt hay không đôi khi lại thuộc về sự cảm nhận từ chính đám đông. Đó là nghịch lý lớn khi phần lớn không chịu nhìn vào luật chơi đã quy định sẵn.
Trọng tài sai hay đúng, hãy đừng nhìn nhận theo cách cảm tính như nhan sắc Hoa hậu Trần Tiểu Vy. Bóng đá có luật chơi và hãy nhìn vào luật để thấy họ có điều hành đúng hay không. Thế nên, đừng chửi trọng tài cho sướng, hay chơi kiểu “cờ bí gí Vua”, đánh tráo trách nhiệm… Làm thế tội nghiệp cho những trọng tài công tâm ở V.League!
Theo Văn Nhân/Saostar
Hoa hậu Trần Tiểu Vy và cuộc tình bị phụ bạc của bầu Đức
'Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu', Hoa hậu Trần Tiểu Vy nói về chuyện học bị chê.
"Nếu nghe được những lời đó tôi sẽ để ngoài tai, không quan tâm đâu. Mục tiêu sắp tới của tôi là cố gắng hoàn thành việc học ở trường, hoàn thành trách nhiệm của hoa hậu. Dù thế nào, tôi cũng không để mọi việc làm tuột dốc việc học của mình", Hoa hậu Trần Tiểu Vy nói về việc nếu có người nhận định xịnh đẹp nhưng học kém.
Vừa trở thành Hoa hậu Việt Nam năm 2018, Hoa hậu Trần Tiểu Vy lập tức bị soi thành tích học tập. Đáng nói, một số ý kiến đã chê Trần Tiểu Vy học kém khi điểm thi THPT vừa qua khá thấp, hầu hết dưới 5 điểm.
Hoa hậu có cần phải đỗ thủ khoa? Đó là ý kiến phản biện của nhiều người khi một cuộc thi nhan sắc lại đem điểm số học tập ra đánh giá thì thực sự lố bịch. Hơn hết, "chiếc áo không làm nên thầy tu", tức điểm số học tập không thể làm nên một Hoa hậu hoàn hảo. Tại sao phải soi xét điểm số của Trần Tiểu Vy khi chính cô gái này chia sẻ rằng:
"Học là con đường dẫn tới thành công nhưng bên cạnh đó mình cần trau dồi các kỹ năng sống khác nhiều hơn nữa, cần có trái tim, tâm hồn hướng thiện, biết chia sẻ với mọi người.
Tôi nghĩ học không hẳn là con đường duy nhất quyết định thành công của một người. Con người không ai có thể hoàn hảo, tôi sẽ cố gắng trau dồi và hoàn thiện mình hơn nữa".
Hoa hậu Trần Tiểu Vy bị soi về thành tích học tập.
Nhân vô thập toàn. Một Hoa hậu đẹp, có tâm hồn đẹp, ý thức với danh hiệu cao quý, biết san sẻ và ứng xử đẹp với cộng đồng. Đó là điều cần ở Trần Tiểu Vy chứ không phải dựa trên điểm số học tập.
Câu chuyện học tập của Trần Tiểu Vy bị soi chợt khiến cho tôi nhớ đến cảnh ngộ của bầu Đức ở VFF hồi tháng 3 năm nay. Bầu Đức cả một đời không bị ai nhắc đến chuyện bằng cấp, thành tích học tập nhưng mọi thứ trở nên lùm xùm vì VFF đưa ra tiêu chí bằng cử nhân cho ứng viên khóa VIII.
Một sự đòi hỏi lạ lùng nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam khi ông bầu có khát vọng cống hiến cho VFF, chỉ làm việc và đóng góp tiền bạc chứ không nhận lương, cuối cùng bị làm khó vì không có bằng cấp.
Đỉnh điểm của tranh cãi là bầu Đức thất vọng đến mức tự nhận rằng: "Tôi cảm thấy xấu hổ vì không có bằng Đại học". Tuy nhiên, bầu Đức cũng không quên nhắc cho VFF biết là: "Tôi không có bằng Đại học nhưng có hơn 10 nghìn cử nhân làm việc cho tôi". Một cái tát cho chính những ai bày vẽ ra tiêu chí bằng cử nhân, qua đó khiến cho một ông bầu tâm huyết nhất bóng đá Việt Nam "gạt lệ" chia tay VFF sau khi U23 Việt Nam lập nên kỳ tích ở Thường Châu. Đúng hơn, một tấm chân tình đã bị phụ bạc như chính bầu Đức từng nói thì "họ cố tình gạt tôi".
Bóng đá Việt Nam cần có những người có tâm huyết, dám nghĩ dám làm và cống hiến hết mình như bầu Đức. Đó là giá trị thực tế khi nhìn từ thành công của U23 Việt Nam hay chuyện ông Park Hang Seo được mời sang Việt Nam. Công lao của bầu Đức là rất lớn.
Bầu Đức từng tự nhận xấu hổ vì không có bằng Đại học.
Từ chuyện của Hoa hậu Trần Tiểu Vy và bầu Đức, có thể thấy một số người vẫn nặng nề về điểm số và bằng cấp. Việc học là điều bắt buộc của mỗi con người nhưng học giỏi không có nghĩa sẽ làm tốt và thành công.
Bao nhiêu người sẽ chấp nhận một cô gái đỗ thủ khoa nhưng kém nhan sắc làm Hoa hậu? Ai sẽ chấp nhận một người có bằng cấp Tiến sỹ vào làm bóng đá nhưng chỉ biết ngồi lãnh lương, không cống hiến gì cho VFF?
Rất khó đồng ý. Vậy đừng mang điểm số và bằng cấp ra làm thước đo hay rào cản, hãy nhìn vào thực tế họ đã cống hiến. Bầu Đức đã quá rõ ràng sau gần 20 năm đóng góp cho bóng đá Việt Nam. Với Trần Tiểu Vy, điều cần là cô gái này sẽ thể hiện như thế nào trong tư cách Hoa hậu chứ không phải soi thành tích học tập.
Theo SaoStar
Hoa hậu Trần Tiểu Vy và cuộc hẹn hò bí mật của thủ môn Bùi Tiến Dũng Không có bất ngờ như hai cuộc thi Hoa hậu lần trước, cô nữ sinh 18 tuổi Trần Tiểu Vy đã trở thành Hoa hậu Việt Nam năm 2018. Hoa hậu Trần Tiểu Vy và sự kỳ vọng khác biệt Hoa hậu Việt Nam lần lượt từ năm năm 2012, 2014, 2016 là Đặng Thu Thảo, Nguyễn Cao Kỳ Duyên và Đỗ Mỹ...