Hoa hậu Phạm Hương gặp rắc rối về sức khỏe, căn bệnh cô mắc nguy hiểm thế nào?
Hoa hậu cho biết dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lý nên cô quyết định dành thời gian để sang Mỹ để điều trị.
Vừa qua, người đại diện của hoa hậu Thế giới 2015 – Phạm Hương cho hay, cô đã âm thầm sang Mỹ để điều trị bệnh tuyến giáp từ tháng 8. Cô đã bị bệnh về tuyến giáp vài năm nay. Trước đó, Phạm Hương từng sang Singapore để điều trị nhưng vẫn chưa khỏi hẳn.
Trước đó, Phạm Hương đã từng chưa trị ở Singapore nhưng bệnh chưa khỏi hẳn
Chia sẻ về việc này, Phạm Hương cho hay: “Suốt thời gian qua tôi đã dành nhiều tâm sức cho công việc. Hiện tại, tôi muốn dành nhiều thời gian cho sức khoẻ, cuộc sống cũng như người thân trong gia đình. Về căn bệnh, tuy không quá nguy hiểm nhưng làm sức khoẻ tôi kém và hay đau vặt nên quyết tâm sẽ điều trị dứt hẳn. Ở tuổi 27, tôi muốn sống cho gia đình, cho bản thân nhiều hơn”.
Được biết, hiện thế giới có khoảng 200 triệu người mắc bệnh tuyến giáp. Rối loạn tuyến giáp có thể ảnh hưởng mọi lứa tuổi cả hai giới, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh gấp 10 lần nam. Khoảng 50% người bệnh không được chẩn đoán do triệu chứng bệnh không đặc trưng.
Theo các chuyên gia, chức năng tuyến giáp bị rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Bệnh nhân bị cường giáp có thể gầy sút nhanh, sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim nhanh, bồn chồn, tính khí thất thường, dễ cáu gắt… Nếu không điều trị có thể dẫn đến cơn bão giáp, nguy hiểm tính mạng.
Các triệu chứng bệnh tuyến giáp thường không đặc trưng, dễ nhầm với các mệt mỏi trong cuộc sống bận rộn nên hay bị bỏ qua.
Ảnh minh họa
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết về căn bệnh tuyến giáp:
Thay đổi trọng lượng
Khi bị cường giáp, các hormone sản sinh liên tục sẽ khiến bạn luôn có cảm giác đói, nhưng dù ăn nhiều vẫn giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn béo. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên khó thay đổi cho dù đã cố gắng giảm bớt hoặc tăng khẩu phần thì có thể bạn đã bị bệnh về tuyến giáp. Bạn nên biết rằng đó chính là triệu chứng của tuyến giáp và hãy sẵn sàng đi gặp các chuyên gia tư vấn trong thời gian sớm nhất.
Bướu cổ/ Cổ sưng
Đây là biểu hiện rõ ràng nhất về bệnh lý tuyến giáp. Về cơ bản, các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một triệu chứng rõ ràng là cổ sưng hay bướu cổ. Bướu cổ luôn đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt, khó hô hấp hay nói chuyện.
Đau cơ khớp
Đau cơ khớp cũng là một triệu chứng của bệnh tuyến giáp cho thấy tuyến giáp của bạn đang gặp vấn đề. Đối với suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa và cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin chậm đến các cơ. Đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và phối hợp tứ chi.
Video đang HOT
Thay đổi tóc và da
Nếu tuyến giáp của bạn có điểm gì đó không được bình thường, chúng sẽ biểu hiện ngay lên tóc và da bạn. Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ và dễ gãy, da khô và bong tróc. Đó là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng. Còn với suy giáp, người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.
Giảm ham muốn
Các bệnh về giáp đều liên quan trực tiếp đến hormon, vì thế cần điều trị ngay khi phát hiện bệnh. Bệnh nếu phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh hết ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như kì rụng trứng.
Thay đổi cholesterol
Máu của những người có bệnh về tuyến giáp thường có tỉ lệ cholesterol rất không ổn định, vì vậy nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.
Bệnh đường ruột
Hormone tuyến giáp về cơ bản ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể, hệ tiêu hóa cũng không ngoại lệ. Vậy nên, người bị bệnh về tuyến giáp rất dễ bị tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Trong đó, người bị suy giáp dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì lại hay bị tiêu chảy và đau bụng.
Tăng huyết áp
Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến cả vấn đề tim mạch, hormone thường kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu, vì vậy dẫn đến tình trạng tăng giảm huyết áp. Vậy nên nếu bạn bị rối loạn tuyến giáp, huyết áp của bạn sẽ rất thất thường. Suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh còn cường giáp lại khiến huyết áp bị chậm.
Mệt mỏi
Hormone tuyến giáp là một phần quan trọng giúp tăng trưởng và thúc đẩy hoạt động của các cơ, vì vậy, nếu bạn gặp vấn đề về tuyến giáp sẽ khiến nguồn hormone giả, do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây mệt mỏi. Đặc biệt, đôi khi cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ nhưng không cảm giác đủ giấc.
Chưa kể, nếu tuyến giáp có vấn đề, hormone ít sẽ kéo theo lượng seroterin thấp xuống, tạo cảm giác làm việc không hứng thú, mệt mỏi.
Theo giadinh.net
Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, hãy cẩn trọng vì có thể bạn đang gặp phải 1 trong 4 bệnh này
Có những người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi mà chưa từng nghĩ tìm hiểu xem nguyên nhân là gì.
Cứ 5 người Mỹ thì có 2 người luôn cảm thấy mệt mỏi trong tuần và nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh cho thấy rằng 1 trong 3 người mệt mỏi là do không ngủ đủ giấc. Và giữa các mối quan tâm từ công việc, trường học, gia đình, bạn bè và nhiều thứ khác xung quanh thì thật dễ dàng để đổ lỗi mệt mỏi liên tục là do lối sống bận rộn.
Các yếu tố lối sống giải thích tại sao luôn mệt mỏi. Do đó, rất có thể giải quyết lý do lúc nào mệt mỏi chỉ bằng một vài thay đổi đơn giản thói quen hàng ngày.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng, có những nguyên nhân gây mệt mỏi xuất phát từ các bệnh lý mà bạn không hề nghĩ ra. Nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, hãy cẩn trọng vì có thể bạn đang gặp phải 1 trong 4 bệnh dưới đây.
1. Thiếu máu
Sự mệt mỏi do thiếu máu là kết quả của việc thiếu tế bào máu đỏ - tế bào mang oxy từ phổi đến các mô và tế bào. Cơ thể có thể cảm thấy yếu và khó thở. Thiếu máu có thể do thiếu sắt hoặc thiếu vitamin, mất máu, chảy máu nội bộ hoặc bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hoặc suy thận. Đặc biệt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ dễ bị thiếu máu do thiếu máu trong thời kỳ kinh nguyệt và nhu cầu bổ sung sắt trong thời gian mang thai và cho con bú - Laurence Corash, Giáo sư y học phòng thí nghiệm tại Đại học California, San Francisco giải thích.
Các triệu chứng: Cảm thấy lúc nào mệt mỏi là một trong những triệu chứng chính. Những triệu chứng khác bao gồm cực kỳ yếu, khó ngủ, thiếu tập trung, nhịp tim nhanh, đau ngực và đau đầu. Tập thể dục đơn giản, chẳng hạn như leo cầu thang hoặc đi bộ khoảng cách ngắn có thể giải quyết vấn đề này.
Các xét nghiệm: Một đánh giá toàn diện về bệnh thiếu máu bao gồm khám sức khỏe và xét nghiệm máu, bao gồm lượng máu đầy đủ để kiểm tra mức độ của các tế bào máu đỏ. Cũng có thể kiểm tra phân để xét tình trạng thiếu máu.
Các phương pháp điều trị: Thiếu máu không phải là bệnh, đó là một triệu chứng mà một cái gì đó khác đang xảy ra trong cơ thể mà cần phải được giải quyết. Vì vậy, điều trị khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản của thiếu máu. Nó có thể đơn giản như ăn nhiều thức ăn giàu sắt hơn, nhưng hãy nói chuyện với bác sỹ để có cách điều trị đúng.
2. Bệnh tuyến giáp
Khi các hormone tuyến giáp không còn cũng sẽ gây kiệt sức mệt mỏi. Tuyến giáp, về kích thước chỉ như nút thắt trên cà vạt, ở phía trước cổ và sản xuất kích thích tố kiểm soát sự trao đổi chất. Quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp) gây sự trao đổi chất tăng tốc. Quá ít (hypothyroidism) gây sự trao đổi chất chậm lại.
Các triệu chứng: Cường giáp gây ra sự mệt mỏi và yếu cơ, có thể nhận thấy dấu hiệu yếu cơ đầu tiên ở đùi. Các hoạt động như đi xe đạp hoặc leo cầu thang trở nên khó khăn hơn. Các triệu chứng tuyến giáp khác bao gồm sụt cân không giải thích được, cơ thể thấy nóng, nhịp tim tăng, dòng chảy kinh nguyệt ngắn hơn và ít thường xuyên hơn và khát nước tăng lên.
Cường giáp thường được chẩn đoán ở phụ nữ ở độ tuổi 20-30, nhưng cũng có thể xảy ra ở phụ nữ và nam giới lớn tuổi - Robert J. McConnell, đồng giám đốc Trung tâm tuyến giáp New York tại Trung tâm y tế Đại học Columbia ở thành phố New York cho biết.
Suy giáp gây mệt mỏi, không có khả năng tập trung và đau cơ ngay cả khi hoạt động ít. Các triệu chứng khác bao gồm tăng cân do giữ nước, cảm thấy lạnh mọi lúc (ngay cả khi thời tiết ấm hơn), dòng chảy kinh nguyệt nặng hơn và thường xuyên hơn và táo bón. Suy giáp là phổ biến nhất ở phụ nữ trên 50 tuổi. Theo Tiến sỹ McConnell, thực tế, có tới 10% phụ nữ trong độ tuổi 50 sẽ bị suy giáp.
Các xét nghiệm: Bệnh tuyến giáp có thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu. Bác sỹ McConnell nói: "Rối loạn tuyến giáp có thể chữa trị được. Tất cả những người phàn nàn về sự mệt mỏi hoặc yếu cơ nên được làm xét nghiệm".
Các phương pháp điều trị: Phương pháp điều trị bệnh tuyến giáp khác nhau, nhưng có thể bao gồm dùng thuốc, phẫu thuật.
3. Bệnh tiểu đường
Hơn một triệu người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 mỗi năm, nhưng nhiều người thậm chí còn không biết họ có bệnh tiểu đường. Đường, còn được gọi là glucose, là nhiên liệu giúp cơ thể bạn hoạt động. Và điều đó có nghĩa là rắc rối cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 không thể sử dụng glucose đúng cách, khiến nó tích tụ trong máu.
Nếu không có đủ năng lượng để giữ cho cơ thể hoạt động trơn tru, những người mắc bệnh tiểu đường thường nhận thấy sự mệt mỏi là một trong những dấu hiệu cảnh báo đầu tiên - các nhà nghiên cứu Johns Hopkins cho biết.
Các triệu chứng: Ngoài cảm giác mệt mỏi, các dấu hiệu khác bao gồm khát nước quá mức, đi tiểu thường xuyên, đói, sụt cân, khó chịu, nhiễm trùng nấm men và thị lực mờ.
Các xét nghiệm: Có hai xét nghiệm chính cho bệnh tiểu đường. Xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn trong 8 giờ. Với xét nghiệm dung nạp đường, máu được lấy ra hai lần: ngay trước khi uống một xi-rô glucose, sau đó 2 giờ sau đó.
Các phương pháp điều trị: Bác sỹ sẽ tư vấn cách kiểm soát các triệu chứng thông qua thay đổi chế độ ăn uống, thuốc uống.
4. Trầm cảm
Trầm cảm là một căn bệnh lớn ảnh hưởng đến cách chúng ta ngủ, ăn, cảm nhận về bản thân và người khác. Nếu không điều trị, các triệu chứng trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần, hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.
Các triệu chứng: Thông thường, trầm cảm có thể làm giảm năng lượng, thay đổi thói quen ngủ và ăn uống, những vấn đề về trí nhớ, sự tập trung và cảm giác vô vọng, vô giá trị và tiêu cực.
Các xét nghiệm: Không có xét nghiệm máu cho bệnh trầm cảm, nhưng bác sỹ có thể xác định được bệnh bằng cách hỏi bạn một loạt các câu hỏi. Nếu có các triệu chứng dưới đây trong hơn 2 tuần, hãy gặp bác sỹ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần:
- Mệt mỏi hoặc mất năng lượng, ngủ quá ít hoặc quá nhiều;
- Tâm trạng buồn bã, lo lắng, hoặc "trống rỗng";
- Giảm sự thèm ăn và giảm cân; tăng sự thèm ăn và tăng cân; mất hứng thú hoặc thích thú trong các hoạt động đã từng tham gia;
- Bồn chồn hoặc khó chịu;
- ác triệu chứng thể chất kéo dài không đáp ứng với điều trị, chẳng hạn như nhức đầu, đau mãn tính hoặc táo bón và các rối loạn tiêu hóa khác;
- Khó tập trung, ghi nhớ hoặc ra quyết định; cảm thấy tội lỗi, vô vọng, hoặc vô giá trị; suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử.
Các phương pháp điều trị: Hầu hết những người đấu tranh với trầm cảm đều có thể vượt qua thông qua sự kết hợp giữa liệu pháp trò chuyện và thuốc men.
Theo Helino
Ám ảnh mất 2 con liên tiếp đeo đẳng trong tâm trí, người mẹ trầm cảm nặng sau 10 năm Sau nhiều năm sống trong nỗi lo âu, chị đã rơi vào trầm cảm nặng và phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Chị Nguyễn Thị Tuyết Chinh (35 tuổi) hiện đang bị trầm cảm nặng sau sinh. Khi vào viện, chi Chinh ơ trong tình trạng chống đối hoàn toàn không ăn uống, không phối hợp điều trị. Theo PGS.TS Tô...