Hoa hậu Myanmar kêu gọi quốc tế giúp đất nước
Đại diện Myanmar Han Lay gây ấn tượng trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế vì lên tiếng kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước của cô.
Hoa hậu Myanmar Han Lay, 22 tuổi, không giành chiến thắng trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tuần trước, song vẫn gây ấn tượng với bài phát biểu “khẩn thiết kêu gọi cộng đồng quốc tế” hỗ trợ Myanmar trong bối cảnh hàng trăm người đã thiệt mạng hậu đảo chính quân sự.
Han Lay hôm 2/4 tiếp tục tuyên bố người dân Myanmar sẽ không lùi bước, bất chấp gần 550 người đã thiệt mạng sau hai tháng quân đội tiến hành chính biến, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự. Chính quyền quân sự đã mạnh tay trấn áp các cuộc biểu tình chống đảo chính của người dân ở nhiều địa phương trên cả nước.
“Tôi có thể nói rằng những công dân Myanmar chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc. Họ nói với tôi họ sẽ đấu tranh trên đường phố và tôi cũng đang chiến đấu theo cách riêng của mình trên sân khấu này”, Han Lay nói.
Video đang HOT
Hoa hậu Myanmar Han Lay tại cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tại Bangkok hôm 27/3. Ảnh: CTV News.
Hoa hậu 22 tuổi hôm 3/4 tiếp tục chia sẻ rằng bản thân đã phải kìm nén cảm xúc để không bật khóc trong cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế. “Tôi cố kìm lại vào khoảnh khắc đó, vì tôi cần phải nói ra điều này với thế giới chỉ trong hai hoặc ba phút”, Han Lay cho biết.
Đại diện nhan sắc của Myanmar nói thêm khi kết thúc cuộc thi và trở về phòng, cô đã khóc rất nhiều. “Ngay cả bây giờ, chỉ cần nói về Myanmar, tôi cũng bật khóc”, Han Lay chia sẻ.
Theo hoa hậu Myanmar, cô không thể tập trung vào cuộc thi và vẫn cảm thấy có lỗi với những người dân chịu đau khổ ở quê nhà. Han Lay cho rằng các nữ hoàng sắc đẹp cần phải mỉm cười mọi lúc, song cô không thể cảm thấy hạnh phúc khi liên tục chứng kiến số người biểu tình thiệt mạng ở quê nhà.
Han Lay được cho là đã quyết định ở lại Thái Lan ít nhất ba tháng để đảm bảo an toàn, do lo ngại bài phát biểu kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp Myanmar sẽ khiến cô “vào tầm ngắm”.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 bắt bà Suu Kyi và các quan chức trong chính quyền dân sự, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử tháng 11/2020 không được giải quyết. Sự việc làm dấy lên phong trào biểu tình phản đối đảo chính, với tình trạng bạo lực ngày càng leo thang, tới nay đã khiến hơn 500 người thiệt mạng, theo một nhóm quan sát địa phương.
Nhiều nước phương Tây đã lên án việc chính quyền quân sự Myanmar dùng vũ lực với người biểu tình và áp lệnh trừng phạt với các tướng quân đội nước này.
Australia kêu gọi Myanmar thả công dân
Australia kêu gọi chính quyền quân sự Myanmar "ngay lập tức" thả Sean Turnell, công dân nước này từng làm cố vấn kinh tế cho bà Suu Kyi.
"Chúng tôi kêu gọi chính quyền quân sự cho phép giáo sư Turnell trở về với gia đình của ông ấy ở Australia", Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia cho biết trong tuyên bố hôm nay, thêm rằng họ vẫn tiếp tục tìm kiếm thông tin chính thức về lý do Turnell bị bắt.
Sean Turnell, cố vấn kinh tế người Australia của Aung San Suu Kyi. Ảnh: AP .
Turnell là người nước ngoài đầu tiên bị bắt sau cuộc đảo chính quân sự hôm 1/2 tại Myanmar, lật đổ chính quyền dân cử của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi. Chuyên gia kinh tế này bị cáo buộc hai tội danh vi phạm luật nhập cư và bảo vệ bí mật nhà nước của Myanmar, có nguy cơ phải ngồi tù nhiều năm.
Christa Avery và Matthew O'Kane, hai công dân Australia khác, cũng bị bắt tại Myanmar sau khi cố gắng rời khỏi nước này hồi tháng trước. Họ được cho là đang bị quản thúc tại gia. Hai người này điều hành một công ty tư vấn đã hoạt động ở Đông Nam Á trong hơn hai thập kỷ và tại Myanmar 7 năm qua.
Quân đội Myanmar cho biết họ bắt bà Suu Kyi cùng các quan chức cấp cao trong chính quyền dân sự bởi cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Cố vấn Nhà nước Myanmar bị cáo buộc tham nhũng, nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm quy tắc chống Covid-19, nhưng luật sư của bà và một số chính phủ phương Tây tuyên bố những cáo buộc này là bịa đặt.
Hàng trăm dân thường Myanmar đã thiệt mạng trong phong trào biểu tình nổ ra kể từ sau vụ đảo chính, khi lực lượng an ninh sử dụng hơi cay, đạn cao su và cả đạn thật để trấn áp đám đông. Nhiều nước phương Tây đã lên án tình trạng này, bao gồm Australia, nước đã đình chỉ hợp tác quân sự với Myanmar và chuyển nguồn viện trợ cho nước này sang các tổ chức phi chính phủ.
44 trẻ em đã thiệt mạng hậu chính biến, quân đội Myanmar chịu sức ép lớn Quân đội Myanmar tiếp tục chịu sức ép từ cộng đồng quốc tế khi phong trào biểu tình trong nước vẫn chưa hạ nhiệt và đã làm hơn 540 người thiệt mạng, trong đó có 44 trẻ em. Người biểu tình phản đối đảo chính ở Mandalay, Myanmar tháng trước (Ảnh: AFP). AFP dẫn thống kê của một tổ chức phi chính phủ...