Hoa hậu Myanmar bị truy nã
Sau phát biểu về tình hình chính trị quốc gia, Hoa hậu Hòa bình Myanmar đã bị quân đội ban lệnh bắt giữ.
Ngày 7/4, tờ Thai BPS đưa tin chính quyền Myanmar đã phát lệnh bắt giữ đối với Han Lay – Miss Grand Myanmar, sau khi người đẹp này có bài phát biểu về tình hình chính trị nước nhà trong đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.
Myanmar Celebrity TV Club – chuyên trang truyền thông nổi tiếng tại Myanmar – đã đăng thông tin và xác nhận. Người nhà của Han Lay cũng bị ban hành lệnh cấm rời khỏi đất nước.
Quân đội Myanmar đã ban lệnh truy nã đối với người đẹp Han Lay. Ảnh: Instagram.
Video đang HOT
Hiện tại, các diễn đàn sắc đẹp đang chia sẻ thông tin này. Theo Philippines Star , lần cuối cùng Han Lay được nhìn thấy là cùng top 5 Miss Grand International 2020 chụp ảnh quảng bá du lịch tại đảo Phuket, Thái Lan.
Vào đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế tối 27/3, Han Lay đã bật khóc khi chia sẻ về tình hình chính trị quốc gia và tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế cho đất nước cô.
Hoa hậu không cầm được nước mắt và nói: “Khi tôi đang đứng trên sân khấu này, hơn 100 người đã chết. Tôi đau buồn trước sự mất mát của người dân Myanmar. Họ đã xuống đường để đấu tranh cho dân chủ. Xin hãy giúp người dân chúng tôi. Chúng tôi cần sự giúp đỡ từ quốc tế trong lúc này”.
Sau đó, Han Lay xúc động khi thể hiện ca khúc Heal the World và nhận được sự cổ vũ từ phía khán giả.
Kết thúc cuộc thi, Han Lay đã phải ở lại Thái Lan. Cô cho biết sẽ tham gia các hoạt động giải trí, kiếm tiền tại thị trường này và vẫn chưa thể trở về nước.
Nawat Issara Kraisil – Chủ tịch Miss Grand International và Han Lay đã có buổi họp báo với truyền thông. BTC cuộc thi quyết định hỗ trợ hoa hậu ở lại xứ Chùa vàng ít nhất 3 tháng nữa, cho đến khi tình hình được cải thiện, bằng cách làm visa để ở lại và tìm kiếm việc làm cho cô.
Han Lay trong đêm chung kết Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Ảnh: Miss Grand International.
Han Lay là Á hậu 1 Hoa hậu Hoàn vũ Myanmar 2020. Cô cao 1,74 m, thân hình gợi cảm. Han Lay thông thạo 3 thứ tiếng: Myanmar, Hàn Quốc, Anh và bảng thành tích học tập ấn tượng.
Nga cảnh báo cấm vận sẽ đẩy Myanmar tới một cuộc nội chiến khốc liệt
Nga ngày 6/4 lên tiếng phản đối lệnh cấm vận nhằm vào các quan chức quân đội Myanmar, cảnh báo rằng các biện pháp trừng phạt có thể gây ra một cuộc nội chiến quy mô lớn ở quốc gia Đông Nam Á này.
Người biểu tình tập trung tại thành phố Yangon, Myanmar ngày 10/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng tin Interfax dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, tiến trình đe dọa, gây sức ép, trong đó có việc sử dụng cấm vận chống lại chính quyền quân sự Myanmar, sẽ không hiệu quả và đặc biệt nguy hiểm. Bởi những chính sách như vậy sẽ đẩy người dân Myanmar lún vào một cuộc xung đột nội bộ quy mô lớn.
Myanmar rơi vào bất ổn chính trị từ ngày 1/2 sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng, bang và các thành viên cấp cao của đảng Liên đoàn quốc gia vì dân chủ (NLD). Quân đội Myanmar cáo buộc đã có nhiều gian lận xảy ra trong cuộc bầu cử Quốc hội diễn ra tháng 11/2020, điều mà Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar đã bác bỏ.
Sau khi nắm tạm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Quân đội cũng phủ nhận đã tiến hành đảo chính. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra để phản đối bước can thiệp của quân đội. Theo thống kê, các cuộc đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng thực thi pháp luật ở Myanmar từ đầu tháng hai đến nay đã làm hơn 550 người thiệt mạng.
Mỹ và nhiều nước phương Tây tìm cách gây sức ép nhằm vào chính quyền quân sự Myanmar, thông qua việc trừng phạt các thực thể, công ty Myanmar có lợi ích ràng buộc với quân đội, nhất là trong ngành khai thác, buôn bán đá quý. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, các đòn cấm vận cùng với lời kêu gọi kiềm chế của quốc tế chưa thể giúp dập tắt đối đầu, bất ổn ở Myanmar.
Tuần trước, Hội đồng bảo an Liên hợp quốc đã đồng thuận bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng leo thang bạo lực, lên án việc sử dụng bạo lực và yêu cầu các bên giảm căng thẳng, đối thoại để giải quyết vấn đề.
Brunei, nước đang giữ cương vị Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngày 5/4 cho biết nước này ủng hộ kế hoạch tổ chức một cuộc gặp giữa các nhà lãnh đạo ASEAN để thảo luận về tình hình Myanmar. Trong một tuyên bố chung, Thủ tướng Malaysia Muhyiddin Yassin và Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah cho biết họ đã đề nghị các bộ trưởng và quan chức cấp cao hai nước thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết cho cuộc họp được tổ chức tại Jakarta, Indonesia.
Người biểu tình Myanmar đổ sơn đỏ khắp đường phố Yangon Một số con đường ở thành phố lớn nhất Myanmar đã biến thành màu đỏ sau khi người biểu tình dùng sơn đỏ đổ khắp nơi. Theo hãng tin Reuters, hành động đổ sơn đỏ ra đường ngày 6/4 là để tưởng nhớ hàng trăm người đã thiệt mạng trong biểu tình phản đối quân đội Myanmar. Ảnh cắt từ video. Người biểu...