Hoa hậu Mai Phương, Thụy Quân duyên dáng với áo dài
Hai người đẹp Việt Nam cùng thực hiện bộ ảnh kỷ niệm nhân lúc hội ngộ tại TP HCM.
Hoa hậu Việt Nam 2002 Mai Phương nghỉ phép vào TP HCM nghỉ ngơi. Nhân dịp này cô sắp xếp gặp người bạn cũ Thụy Quân. Hai người đẹp vốn là bạn thân nhưng kẻ ngoài Bắc, người trong Nam nên hiếm có cơ hội gặp nhau.
Cả hai thực hiện bộ ảnh chung làm kỷ niệm sau một thời gian dài đăng quang ngôi vị sắc đẹp.
Cả hai diện áo dài chiffon lụa với những hoa vân nổi chạy dọc trên thân áo.
Mai Phương đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2002. Sau đó, cô đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Thế giới 2002 và lọt vào top 20. Sau kết hôn, người đẹp làm việc và sinh sống tại Hải Phòng.
Hoa hậu Nguyễn Đình Thụy Quân đoạt giải Hoa hậu Phụ nữ Việt Nam qua ảnh 2002 lúc vừa 16 tuổi. Năm 2003, cô cũng đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Thế giới.
Video đang HOT
Hiện người đẹp ít hoạt động showbiz mà tập trung lo cho gia đình.
Nhiếp ảnh: Bảo Lê, trang điểm, làm tóc: Minh Lộc, áo dài: nhà thiết kế Minh Châu.
Tâm Giao
Theo VNE
Kêu gọi không cho tiền người ăn xin: Tạo sự vô cảm?
Lời kêu gọi không cho tiền người ăn xin này đang nhận được không ít ý kiến trái chiều của người dân bởi lẽ cho tiền là... tùy tâm.
UBND TP.HCM vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác quản lý người lang thang xin ăn, sinh sống nơi công cộng trên địa bàn TP từ nay đến tến Nguyên Đán Ất Mùi và những ngày lễ trọng đại trong năm 2015. Kể từ ngày 28/12, những người ăn xin, lang thang không nơi cư trú sẽ được các cơ quan chức năng tập trung đưa vào Trung tâm Hỗ trợ xã hội.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng đề nghị các tổ chức tôn giáo trên địa bàn TP phổ biến chủ trương của thành phố là không cho tiền người xin ăn.
Lời kêu gọi không cho tiền người ăn xin này đã nhận được không ít ý kiến trái chiều của người dân bởi lẽ cho tiền là... tùy tâm.
Chị Mai Phương (giáo viên, quận 8, TP.HCM) bày tỏ: "Cho tiền xuất phát từ tấm lòng và không phải trong hoàn cảnh nào cũng không tốt. Với người ăn xin, tôi có thể đưa hoặc không đưa tiền. Nhưng với người hát rong, không phải là cho mà lạ tặng lại họ món quà cảm ơn vì họ hát cho mình nghe. 20 năm qua, dù người hát rong có hát hay hay dở, tôi đều tặng họ món quà như lời bố dạy".
Thực tế, rất nhiều người dân khổ cực, không có khả năng làm việc đành đi hành khất để có bữa ăn qua ngày, những đứa trẻ phải đi xin ăn để nuôi cha mẹ bệnh tật... Quan trọng hơn, cái ngoảnh mặt quay đi tạo ra tư tưởng thờ ơ, dửng dưng trước những người có hoàn cảnh có khăn.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS. TS Huỳnh Văn Sơn cho biết: "Việc vận động không cho tiền người ăn xin không làm người ta vô cảm, cũng không ngăn cản lòng hảo tâm. Lòng tốt cũng cần được đặt để thích ứng với xã hội và góp phần tạo nên văn hóa xã hội. Lòng hảo tâm đối với những người khó khăn vẫn được khuyến khích, vận động hướng đến việc thực hiện có tổ chức, có trọng điểm...
TP.HCM kêu gọi không cho tiền người ăn xin
Hành vi chăn dắt ăn xin: Xử quá nhẹ là tiếp tay cho sự vô nhân đạo!
Đừng để ăn xin trở thành nghề
Cũng theo ý kiến của PSG. Sơn, việc TPHCM vận động không cho tiền người ăn xin là một chủ trương mang tính hợp lý. Việc này phần nào đảm bảo sự phù hợp xét trên bình diện văn hóa của một thành phố hiện đại.
"Khó có thể nói sự văn minh của một thành phố được xác lập khi ăn xin dần xuất hiện ở nhiều ngõ ngách và con người vẫn có thể bị "làm phiền" một cách công khai. Ở một góc nhìn khác, việc một số cá nhân chăn dắt người ăn xin và người ăn xin không chỉ ăn xin mà còn thực hiện một số mục tiêu khác trong cuộc sống vẫn còn tồn tại. Những cá nhân gặp khó khăn có thể được tập trung, hỗ trợ mang tính có tổ chức sẽ đảm bảo hơn cuộc sống lâu dài của chính họ.
Với một số cá nhân ăn xin bị kèm cặp, chăn dắt, đây là cơ hội quan trọng để thoát khỏi những sự kiểm soát hay những đường dây "khủng"... Đặc biệt hơn, những trẻ em sẽ có thể tìm cho mình một tương lai sáng hơn và không để việc ăn xin trở thành tương lai hay cuộc sống của chính mình
Đừng để ăn xin dần trở thành một nghề nghiệp có tổ chức. Đừng để lòng thương hại của con người trở thành thứ bị trục lợi. Quan điểm này góp phần làm xã hội văn minh hơn và công bằng hơn. Lòng nhân đạo của con người, sự đồng cảm và chia sẻ vẫn được đảm bảo thực thi khi sự quyên góp của cá nhân và tổ chức sẽ có tổ chức. Tấm lòng thơm thảo sẽ được đến nơi cần đến. Song song đó, một số người ăn xin cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục cũng như tạo cho một tương lai "hậu từ bỏ ăn xin" là trách nhiệm còn lại cần được giải quyết", vị này bày tỏ.
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn: "Đừng để ăn xin trở thành nghề"
Ăn xin chia ca trực, trả lương tháng và những chuyện kinh hãi
"Cấm cho tiền người ăn xin là cổ vũ cho lối sống vô cảm"
Diễn giả Huỳnh Minh Thuận chia sẻ ý kiến: "Bản thân tôi thấy vô cùng bức xúc khi một số đối tượng giả dạng người ăn xin, tàn tật, kinh phong,... để lừa đảo lòng thương của người khác. Mới đây tôi cũng chứng kiến một trường hợp, đối tượng giả dạng một người bệnh giật kinh phong và đi bán khoai. Anh còn ghi rõ trên tấm biển đặt trên xe khoai của mình: "Tôi bị kinh phong, nếu thấy tôi giật thì hãy nặn chanh vô miệng giúp". Chỉ đơn giản vậy thôi nhưng rất nhiều người lấy làm thương hại.
Cứ mỗi lần thấy anh ta lên cơn là mọi người lại vắt chanh rồi mua khoai ủng hộ. Nhưng phần lớn là cho tiền từ vài chục đến vài trăm ngàn. Nhưng cái lạ là địa điểm lên cơn của anh thì rải đều khắp các quận tại TP. HCM. Và thời gian lên cơn một ngày đều đặn 5 - 7 lần ngày, thu nhập từ đó đạt từ vài trăm đến hàng triệu đồng/ngày. Nhưng dấu hiệu quan trọng nhất khiến hành vị này bại lộ đó là, cứ mỗi lần anh lên cơn mà có người đọc câu thần chú: "Công an phường tới kìa" là anh ta đứng lên bỏ chạy.
Bầu Thuận: "Cấm cho tiền người ăn xin là cổ vũ cho lối sống vô cảm"
Với những trường hợp như vậy khiến tôi cũng như rất nhiều người cảm thấy mất lòng tin và cảm giác bị lợi dụng. Dù vậy, cũng có rất nhiều trường hợp thật sự khó khăn đáng được giúp đỡ. Nếu gặp trường hợp nào chúng ta cũng tránh xa thì khác nào trở nên vô cảm, điều đáng sợ nhất của xã hội hiện đại mà Việt Nam cũng đang mắc phải.
Mặt khác, việc cho tiền hay không cho tiền người ăn xin là quyền cá nhân của mỗi người và mỗi người có tự chịu trách nhiệm với việc làm ấy. Tôi nghĩ công an cần đẩy mạnh các hoạt động truy quét các đối tượng lợi dụng, giả dạng ăn xin hay các hoàn cảnh khó đề moi tiền dân. Báo chí cũng nên tích cực đưa tin vạch trần các trường hợp này. Ngoài ra, cần có thêm các tổ chức xã hội để đưa những hoàn cảnh khó khăn về tập trung quản lý và chăm sóc đểm giảm bớt tình trạng này ngoài xã hội".
Kể từ ngày 28/12, TP.HCM sẽ bắt đầu đưa những người ăn xin, người sống nơi công cộng không có nơi cư trú nhất định vào các cơ sở xã hội.
Người dân có thể báo tin vào đường dây nóng tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Phòng Bảo trợ xã hội), số điện thoại: 38.292491 (giờ hành chính) hoặc 0903.959929; Trung tâm Hỗ trợ xã hội, số điện thoại: 35.533258 (24/24 giờ).
Theo Kham pha
Những Hoa hậu Việt "lặng lẽ đi thi, áo gấm về nhà" Là đại diện của Việt Nam trong những cuộc thi sắc đẹp tầm cỡ quốc tế, vốn dĩ họ không được đánh giá cao nhưng lại có thành tích đáng nể. Rất nhiều Hoa hậu Việt khi tham dự các cuộc thi sắc đẹp hàng đầu của thế giới đều không đạt được kết quả như kỳ vọng ban đầu của khán giả....