Hoa hậu H’Hen Niê tôn vinh thổ cẩm, quảng bá càphê Việt Nam
Trở thành đại sứ truyền thông của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột 2023, Hoa hậu H’Hen Niê không chỉ quảng bá càphê mà còn tôn vinh vải thổ cẩm và thể hiện lòng tự hào, tình yêu với quê hương Đắk Lắk.
H’Hen Niê diện bộ váy đỏ thổ cẩm lấy cảm hứng từ hình ảnh trái càphê chín mọng, kết hợp áo choàng họa tiết trái càphê. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Đồng hành cùng các hoạt động của Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột lần thứ 2 (từ ngày 10-14/3/2023), Hoa hậu H’Hen Niê tiếp tục tôn vinh thổ cẩm quê hương cũng như quảng bá đậm nét sản phẩm càphê Việt Nam.
Tại hoạt động Lễ hội đường phố và khai mạc Lễ hội càphê Buôn Ma Thuột, Hoa hậu H’Hen Niê diện bộ váy đỏ lấy cảm hứng từ hình ảnh trái càphê chín mọng, kết hợp áo choàng họa tiết trái càphê. Trang phục được may bằng vải thổ cẩm này đã từng được H’Hen Niê mặc tại họp báo sự kiện nhưng cô vẫn quyết định mặc lại cho ngày khai mạc.
“Bông hoa” của đại ngàn Tây Nguyên chia sẻ: “H’Hen trân quý những trang phục thổ cẩm vì trong đó là rất nhiều công sức, tình yêu và cả tinh hoa văn hóa của người Ê-Đê quê hương H’Hen. Vì thế có những bộ H’Hen sẽ mặc lại, thậm chí mặc nhiều lần với những biến tấu khác nhau.”
H’Hen Niê tôn vinh thổ cẩm khi tham gia lễ hội đường phố. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Video đang HOT
“H’Hen sẽ chọn mặc thổ cẩm trong sự kiện phù hợp cũng như nhờ các nhà thiết kế sáng tạo ra trang phục thật phù hợp mỗi lần xuất hiện. H’Hen hy vọng mọi người cũng sẽ yêu thổ cẩm như H’Hen đã và đang yêu. Yêu và đưa thổ cẩm gần gũi hơn vào cuộc sống cũng là cách để chúng ta hỗ trợ các nghệ nhân có thêm thu nhập và lan tỏa tình yêu, niềm tự hào với một sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người Ê Đê.”
Trong chuỗi sự kiện của lễ hội, H’Hen Niê cũng mặc một trang phục bằng vải thổ cẩm trong hoạt động Hội nghị kết nối giao thương quốc tế 2023. Hình ảnh “Hoa hậu thổ cẩm” đã trở thành thương hiệu mỗi khi nhắc đến Hoa hậu H’Hen Niê.
Bên cạnh thổ cẩm, Hoa hậu H’Hen Niê cũng khá tinh tế khi chọn các trang phục đơn sắc có tông màu trắng, hồng, xanh – những sắc màu gợi đến hình ảnh cây càphê, hoa càphê cho những hoạt động bên lề của lễ hội.
“Bông hoa” của đại ngàn Tây Nguyên. (Ảnh: CTV/Vietnam )
“Một cảm xúc đầy tự hào, xúc động là những gì H’Hen cảm nhận trong những ngày lễ hội diễn ra, bởi chuỗi hoạt động của sự kiện đã góp phần khơi dậy ngọn lửa trong mỗi người dân Buôn Ma Thuột nói riêng và những người yêu càphê từ khắp mọi miền Tổ quốc nói chung,” H’Hen Niê chia sẻ trong vai trò đại sứ truyền thông.
Trước đó, cô thực hiện nhiều vlog về văn hóa uống càphê ba miền, vlog pha càphê tại nhà cùng nhiều hình ảnh chụp tại rẫy càphê của gia đình. H’Hen Niê rất tích cực phát huy vai trò đại sứ truyền thông sự kiện, cùng lòng tự hào, mong muốn lan tỏa hình ảnh càphê Đắk Lắk và càphê Việt Nam đến với bạn bè thế giới./.
Hoa hậu muốn lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương cùng với càphê Việt Nam. (Ảnh: CTV/Vietnam )
Đặc sắc văn hóa truyền thống dịp cuối năm tại đất nước mặt trời mọc
Không giống với các nước láng giềng trong khu vực châu Á, người Nhật có cách đón năm mới vô cùng đặc sắc và rất riêng biệt.
Cùng với sự phát triển và hội nhập của văn hóa phương Tây, văn hóa Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng không ít. Tuy nhiên, người dân Nhật Bản vẫn luôn gìn giữ được những nét phong tục truyền thống độc đáo, đặc trưng chỉ có ở "xứ sở hoa anh đào". Một trong số đó, nổi bật là truyền thống văn hóa chào đón năm mới của đất nước này. Nếu có dịp bạn có thể đặt tour du lịch Nhật Bản được trải nghiệm Tết của Nhật Bản nhé.
Người Nhật ăn tết vào ngày 1/1 Dương lịch hằng năm
Người Nhật ăn Tết âm hay Dương lịch?
Là quốc gia có truyền thống văn hóa đậm chất phương Đông, nhiều người sẽ nghĩ rằng Nhật bản cũng giống với các nước khác trong khu vực châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc,.. vẫn đón Tết cổ truyền theo lịch âm. Tuy nhiên, Nhật Bản là quốc gia đón năm mới theo lịch dương.
Từ trước thế kỉ 19, Nhật Bản cũng đón Tết cổ truyền theo lịch âm nhưng đã chuyển sang ăn tết theo dương lịch giống các nước phương Tây kể từ năm 1873 do cuộc cải cách duy tân của Thiên hoàng Minh Trị. Vì thế, tết ở Nhật Bản sẽ diễn ra vào ngày 1 tháng 1 hằng năm. Dù vậy, người Nhật vẫn lưu giữ được những nét truyền thống văn hóa phương Đông vào những ngày đón năm mới và gọi đây là lễ hội 'Oshogatsu'.
Những truyền thống văn hóa trong dịp Tết của người Nhật
Tết ở Nhật Bản thường kéo dài trong 3 ngày, với những hoạt động rộn ràng từ chuẩn bị đón tết đến trong ngày tết vẫn mang đậm bản sắc văn hóa phương Đông.
Ngày tổng vệ sinh - Osouji: Cũng giống như Việt Nam, trước khi bước sang năm mới người Nhật cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đón tết. Bởi họ quan niệm rằng, thần Toshigami - vị thần linh thiêng nhất trong Thần đạo Shinto sẽ đến thăm nhà họ vào ngày đầu tiên của năm mới và mang theo những điều may mắn. Vì vậy, nhà cửa phải thật sạch sẽ để chào đón các vị thần.
Trang trí nhà cửa: Bên cạnh việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa cũng là việc làm không thể thiếu khi đón tết của người dân Nhật Bản. Vào ngày 28 hoặc 30 hằng năm, người Nhật sẽ bắt đầu trang trí nhà cửa, họ tránh trang trí vào ngày 29 tháng 12 vì chúng phát âm tựa với ý nghĩa "2 lần nỗi đau".
Người dân Nhật thường treo sợi dây linh thiêng trong Thần đạo 'Shimenawa' trước cửa nhà để xua đuổi tà mà hay đặt 'Kadomatsu' được trang trí bằng 3 cây trúc, một vài nhánh cây thông trước cửa nhà và công ty với ý nghĩa một năm mới vạn sự tốt lành. Bên cạnh đó, các gia đình Nhật Bản còn trí các đồ vật trên khung cửa như quả quýt tượng trưng cho sự thịnh vượng, dây bện bằng cỏ để cầu tài lộc,...
Những truyền thống văn hóa trong dịp Tết của người Nhật
Lễ rung chuông - Joya no Kane: Joya no Kane là lễ rung chuông truyền thống của Nhật Bản được tổ chức vào đêm giao thừa. Hồi chuông dài vang lên 108 lần đánh dấu năm cũ đã qua và chào đón một năm mới. Đây là sự kiện diễn ra khắp nơi trên đất nước Nhật và được phát sóng trực tiếp trên các đài truyền hình.
Viếng đền thờ hoặc chùa - Hatsumoude: Hoạt động đầu tiên vào những ngày đầu năm mới của người Nhật là 'Hatsumode' - viếng thăm các đền thờ hay chùa để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho năm mới. Kể từ thời khắc giao thừa, các đền thờ và chùa lớn sẽ mở cửa suốt đêm chào đón mọi người.
Gửi thiệp chúc Tết - Nengajo: Trao nhau những tấm thiệp chúc mừng năm mới là một nét văn hóa vô cùng ý nghĩa trong phong tục đón năm mới của người Nhật. Thông thường, mọi người sẽ tự tay chuẩn bị những chiếc thiệp Nengajo xinh đẹp, độc đáo từ tháng 12 để dành tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Bên cạnh những hoạt động ý nghĩa chào đón năm mới, người Nhật còn chuẩn bị những món ăn truyền thống không thể thiếu vào những ngày tết như Osechi Ryori, Mì trường thọ, Bánh Mochi,...
Mùa cơm mới ở Bình Liêu Sau khi những cánh đồng tràn ngập một màu vàng óng của lúa chín, khắp các thôn, khe, bản ở Bình Liêu lại rộn rã thu hoạch vụ lúa mùa. Khi lúa đã chất đầy chum, đầy bồ thì đó cũng là thời điểm để bà con dân tộc Tày bước vào mùa 'Cơm mới'. Ý nghĩa của 'Cơm mới' là tổng kết...