Hoa giấy leo giàn thì rực rỡ rồi, nhưng tạo thế bonsai vừa đẹp vừa sang mới là lựa chọn lý tưởng cho nhà nhỏ hẹp
Những chậu bonsai hoa giấy sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn thêm rực rỡ và ấn tượng.
Hoa giấy có nguồn gốc từ miền Trung Nam Mỹ nhưng thích nghi và phát triển tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Với ưu điểm là dễ trồng, không tốn công chăm sóc lại có khả năng ra hoa quanh năm nên được nhiều người lựa chọn trồng trong nhà, ngoài cổng, ngõ.
Tuy nhiên, ngoài loại hoa giấy dạng dây leo thành giàn thì hoa giấy tạo thế bonsai cũng rất được yêu thích. Đây là gợi ý tuyệt vời cho các bạn nếu vẫn đang đi tìm một loại cây vừa đẹp, rực rỡ lại không kém phần sang trang trí cho ngôi nhà diện tích khiêm tốn.
Hoa giấy có thân giòn, vì thế để uốn được một chậu bonsai khá kì công. Theo một người trong làng chơi cây cảnh thì cây hoa giấy có hình thù kỳ dị, có giá từ 800.000 đồng đến hàng chục triệu đồng. (Ảnh: Pinterest)
Đây là một gốc bonsai hoa giấy cẩm thạch được rao bán nhanh chóng nhận được sự quan tâm của đông đảo của cư dân mạng. Phần gốc cây to, được chủ nhân cắt ghép, tạo thế rất cầu kì. (Ảnh cây cảnh Minh Trung)
Không chỉ có hoa rực rỡ, mang vẻ đẹp cho ngôi nhà, bonsai hoa giấy còn đảm bảo yếu tố sang, xịn và thể hiện gu thẩm mỹ của gia chủ. (Ảnh Pinterest)
Ngoài ra, hoa giấy còn có ý nghĩa biểu tượng về sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình hay tổ chức; tạo cảm giác gần gũi, bình yên. Nhiều người trồng hoa giấy với mong muốn có được sự may mắn, sung túc cho gia đình. (Ảnh Pinterest)
(Ảnh Pinterest)
Những chậu bonsai hoa giấy với phần gốc “đại thụ” có giá rất cao. (Ảnh bonsaiempire.com)
Một số mẫu hoa giấy mini thích hợp cho để trang trí cửa sổ, bàn uống nước, bàn làm việc…
Cây hoa giấy bonsai phù hợp với những gia đình có diện tích nhỏ hẹp đặt gần cửa nhà, cổng hay lối đi.
Một số lưu ý khi chăm sóc hoa giấy:
- Hoa giấy là loài cây chịu được khô hạn, chịu nóng tốt. Do đó, không nên tưới quá nhiều nước cho cây, nếu nhiều quá sẽ gây thối, chết rễ.
- Bón phân vài tháng 1 lần để thúc cho hoa nở rộ. Nếu thấy cây ra lá um tùm, rậm rạp thì nên cắt giảm lượng phân bón. Chú ý bón phân ít nhất 1 lần trong năm vào mùa xuân để cây tăng trưởng tốt.
- Sau một vài năm trồng, dinh dưỡng trong đất đã hết, phải lấy cây ra, dũ đất cắt hết rễ rồi trồng lại.
Ngôi nhà ngập tràn hoa đua nhau khoe sắc đón xuân mới của cô giáo trẻ ở Vĩnh Phúc
Yêu hoa nên bất kỳ khoảng diện tích nào "thừa" đều được chị Kiều Oanh "lấp đầy" bằng vẻ đẹp rực rỡ, tràn đầy sức sống của thiên nhiên.
Khoảng diện tích ban công mấy tháng gần đây ngoài hồng, hoa giấy, đồng tiền... còn được chị Oanh trồng thêm hoa cúc.
Chị Kiều Oanh hiện đang là giáo viên của một trường thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài những giờ dạy học, cô giáo có tâm hồn lãng mạn, tính cách dịu dàng này yêu thích được thư thái chăm sóc hoa, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên. Khoảng diện tích ở sân và ban công vì thế được chị Oanh trồng đủ các loại hoa.
Chị Oanh có tình yêu đặc biệt với hoa hồng nên chị dành những khoảng diện tích nhiều nắng để trồng cả hồng nội lẫn hồng ngoại.
Chị Oanh ấp ủ từ nhiều năm nay, mong muốn tạo một góc nhỏ nổi bật ở phần ban công, phía mặt tiền của ngôi nhà bằng việc trồng hoa cúc. Phải đến tận năm nay, chị mới có dịp hiện thực hóa dự định của chính mình.
Bên cạnh hoa hồng, vài tháng trở lại đây, chị tìm hiểu và có dịp trồng thêm nhiều loại cúc. Hoa cúc nở bền, nở hoa rực rỡ những ngày đầu năm mới giúp không gian sống của gia đình chị thêm ngọt ngào sắc hương.
Ban công nhỏ xinh rực rỡ với đủ loại hoa cúc.
Chị Oanh yêu thích vẻ đẹp rực rỡ của hoa cúc.
Ban công đầy nắng với những giỏ cúc đang nở hoa.
Chị Oanh luôn dành thời gian cho việc chăm sóc cây và hoa.
Chị cảm thấy vui khi mỗi ngày đi làm về, chị chầm chậm bước chân vào nhà, ngước mắt lên nhìn những khóm cúc nở hoa rung rinh trong gió. Bận rộn với công việc ở trường, việc chăm sóc gia đình nhưng chị vẫn luôn khéo léo sắp xếp thời gian để có thể tỉa cây, bón phân, tưới nước giúp những khóm cúc nở hoa bền hơn, đẹp tươi và thơm hương hơn.
Ở ban công và khoảng sân tầng 1 được chị Oanh trồng nhiều loại cúc khác nhau như cúc vàng rủ, cúc tím, cúc đỏ, cúc họa mi, cúc chi rủ... Với chị Oanh, mỗi loại hoa đều có một vẻ đẹp riêng, hoa hồng ngọt ngào thơm hương dịu dàng, hoa cúc lại mảnh mai đằm thắm...
Hơn nữa, những loại cúc chị chọn đều dễ chăm sóc, sai bông, bền hoa. Thời gian nở hoa khoảng 2 tháng mới tàn nên chị rất thích thú khi trồng những loại hoa này. Hoa cúc chị trồng nở trong khoảng từ giữa tháng 11 đến tháng 1 nên khu vực trồng hoa lúc nào cũng đẹp mắt, ấn tượng.
Bí quyết chăm sóc hoa cúc của chị Oanh cũng rất dễ áp dụng. Chị thường bón đan xen phân bò, phân NPK và phân gà... Dù dễ sống và nở hoa nhiều nhưng cúc cũng cần lưu ý chăm sóc đúng cách. Hoa cúc dễ bị rệp sáp, muội bám lá. Chị luôn chú ý theo dõi để khi xảy ra hiện tượng cần xử lý ngay, tránh lây lan sang các cây khác.
Mỗi ngày, sau giờ dạy trên trường, chị Oanh yêu thích khoảng thời gian bình yên với niềm đam mê nho nhỏ của mình, được ngắm hoa, chăm cây.
Mỗi loại hoa đều có vẻ đẹp, có sức hút riêng. Điều tạo nên sự thú vị cho cuộc sống của chị chính là việc tìm hiểu về hoa, ngắm nhìn và chăm sóc chúng lớn lên mỗi ngày, từ cây nhỏ đến cành lớn, từ nụ đến bông...
Hoa luôn đền đáp công sức chăm sóc của mỗi người bằng những món quà bất ngờ đẹp như tranh vẽ mà chỉ có những người cặm cụi tỉ mẩn trồng mới cảm nhận được hết niềm hạnh phúc đặc biệt ấy.
Theo Helino
10 ý tưởng tạo nên góc nhỏ xinh đẹp rực rỡ với hoa giấy Bạn là người yêu thích hoa, thích tạo không gian gần gũi với thiên nhiên nhưng khá bận rộn. Hãy tham khảo những ý tưởng tạo góc nhỏ đẹp nổi bật rực rỡ với hoa giấy trong bài viết dưới đây. Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, việc trồng hoa giấy khá thuận lợi. Bạn có...