Hóa giải ‘thù hận’ giữa hai vợ chồng để con cái có một tương lai tươi sáng
Không thể nào thay đổi được ngày hôm qua, nhưng ngày hôm nay chúng ta vẫn còn có cơ hội. Hãy nắm tay nhau giữ lại tình yêu cho gia đình và những đứa con, thay đổi mình để các con yên tâm khôn lớn, trưởng thành.
Trong thời buổi xã hội hiện nay, khi ngày càng có nhiều gia đình mà các ông bố bà mẹ đều rất bận rộn, công việc xoáy họ vào dòng đời hối hả để rồi quên đi một điều quan trọng là vun đắp gia đình hạnh phúc. Một ngày, họ nhận ra mình đã sai thì có lẽ tất cả đã trở thành quá muộn.
Áp lực công việc có lẽ là lý do đầu tiên khiến chúng ta thường xuyên cáu giận trước mặt chồng hay vợ, thay bằng việc cùng chia sẻ tháo gỡ những khúc mắc và khó khăn thì chúng ta lại vô tình đâm vào đối phương những vết thương khó có thể chữa lành. Nguy hiểm hơn, khi chúng ta không kìm nén được cảm xúc mà sẵn sàng trút giận lên những đứa con của mình.
Nếu những cảm xúc tiêu cực không được loại bỏ, nó sẽ ngấm ngầm “phát triển” bên trong chúng ta như một “căn bệnh” và có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực này còn được biểu hiện qua hành vi tiêu cực, khiến không khí trong gia đình trở nên nặng nề, căng thẳng; làm cho những người trong cuộc cảm thấy sầu khổ và gây tổn thương đến những người xung quanh.
Kết quả sẽ trở nên xấu hơn khi “căn bệnh” này bùng phát, lúc vợ chồng không thể tự giải quyết được vấn đề, thì những trận đòn vô cớ dồn dập đổ lên đầu con cái để trút giận.
Mới đây, một học sinh trung học ở Việt Nam chia sẻ, em cảm thấy mình như một “công cụ” để cha trả thù mẹ. Cha đã nói dối về mẹ để em chịu đến sống cùng cha. Sau đó, em phát hiện cha giữ em chỉ nhằm trả thù mẹ, vì hiểu mẹ sẽ rất đau khổ khi biết em bị hành hạ.
Nếu những cảm xúc tiêu cực không được loại bỏ, nó sẽ ngấm ngầm “phát triển” bên trong chúng ta như một “căn bệnh” và có thể dẫn đến chứng trầm cảm. Những cảm xúc tiêu cực này còn được biểu hiện qua hành vi tiêu cực, khiến không khí trong gia đình trở nên nặng nề, căng thẳng; làm cho những người trong cuộc cảm thấy sầu khổ và gây tổn thương đến những người xung quanh.
Video đang HOT
Kết quả sẽ trở nên xấu hơn khi “căn bệnh” này bùng phát, lúc vợ chồng không thể tự giải quyết được vấn đề, thì những trận đòn vô cớ dồn dập đổ lên đầu con cái để trút giận.
Mới đây, một học sinh trung học ở Việt Nam chia sẻ, em cảm thấy mình như một “công cụ” để cha trả thù mẹ. Cha đã nói dối về mẹ để em chịu đến sống cùng cha. Sau đó, em phát hiện cha giữ em chỉ nhằm trả thù mẹ, vì hiểu mẹ sẽ rất đau khổ khi biết em bị hành hạ.
Xã hội hiện đại nảy sinh rất nhiều vấn đề như ly hôn, ngoại tình, chồng đánh vợ, vợ đánh con cái, con cái không vâng lời cha mẹ, chồng dùng bạo lực để dạy vợ, cha mẹ dùng đòn roi để dạy dỗ con cái,…
Đa số các cặp vợ chồng khi gặp mẫu thuẫn đến mức đỉnh điểm, đều không nghĩ đến việc buông bỏ cái tôi cá nhân của mình xuống mà nghĩ cho tương lai của con cái và hạnh phúc của gia đình. Họ đều nghĩ”không ai khổ bằng tôi, tôi là khổ nhất”, “anh không hiểu cho tôi”, “cô ta sao mà quá quắt”, … Nhưng tất cả đều không quay lại thử nghĩ xem vì sao chồng mình như vậy, vì sao vợ mình thế kia; chỉ nhất mực kể cái khổ của bản thân mình trước. Đó chẳng phải là lòng ích kỷ sao, họ có thật sự vì con cái mình mà buông cái tôi ích kỷ đó xuống?
Nếu thật sự có thể nghĩ cho con cái, biết nghĩ cho đối phương có lẽ cơ sự đã không trở nên như thế này. Nếu mỗi ông bố bà mẹ khi gặp vấn đề, mâu thuẫn đều có thể đặt mình vào vị trí của đối phương, có thể buông bỏ cái tôi cá nhân được cắm rễ sâu trong tư tưởng của họ thì có lẽ câu chuyện đã đi theo hướng khác.
Vì sao người thời xưa không có những hiện tượng loạn luân như thế này? Bởi vì, con người lúc đó biết lấy “Đức” làm trọng. Người chồng nhờ có đức mới biết cách thương yêu và tôn trọng vợ, người vợ nhờ có đức mới biết khuyên bảo và phụ đỡ chồng, cha mẹ nhờ có đức mới biết cách dạy dỗ con cái. Bởi chỉ có đức mới có thể cảm hóa nhân tâm và khiến người ta tâm phục khẩu phục.
Khi đứng trước mâu thuẫn, nếu có thể không quản đối phương đúng hay sai mà bản thân là người sẵn sàng nhường nhịn trước, nhẫn nại một chút, bình tâm tĩnh khí, dùng thiện tâm nhìn nhận vấn đề cho rõ ràng thì ít nhất sẽ có thêm một khoảng hòa hoãn, không khiến mâu thuẫn gay gắt hơn, thậm chí vấn đề sẽ được giải quyết.
Người xưa nói: “Tu trăm năm mới đi chung một chuyến thuyền, tu ngàn năm mới nên duyên vợ chồng”. Hai con người xa lạ không quen biết có thể được đi chung đường với nhau, đó đều là nhân duyên. Thật không dễ dàng gì có được mái ấm hạnh phúc này, tại sao không trân quý mà dễ dàng buông xuôi. “Khi muốn buông hãy nghĩ lại vì sao ta bắt đầu”?
Theo Phununews
Nhọc nhằn... "moi" tiền chồng: 1001 tuyệt chiêu
Bức xúc mãi cũng không giải quyết được vấn đề nên nhiều chị em quay sang nghĩ ra mọi chiêu để "moi" tiền chồng. Có người thành công nhưng không ít người thất bại.
Các bà vợ thường bức xúc khi chồng không chịu đưa tiền chi tiêu gia đình. Ảnh minh họa
Cho con nghỉ học để "moi" tiền chồng
Chị Loan ở Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội kể rằng: Chị thường hỏi tiền chồng nhưng chồng chị cứ ậm ừ cho qua mà chẳng hề đưa. Hỏi mãi cũng chán nên chị đổi chiêu bằng cách không hỏi tiền chồng nữa. Thỉnh thoảng chị cho con nghỉ học. Thấy con nghỉ học, chồng chị hỏi thì chị bảo "chưa đóng tiền học nên con phải tạm nghỉ ở nhà. Chờ khi nào mẹ có tiền đóng thì sẽ được đi học tiếp. Còn nếu không có tiền thì đành nghỉ học chứ biết làm sao!". Hoặc đến ngày đóng tiền điện, bên điện lực thông báo đóng lần cuối chị vẫn không đóng. Khi chồng chị bảo sẽ cắt điện thì chị nói "không có tiền thì đành phải sống trong tăm tối vậy thôi".
Trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, chị em cũng mách nhau khá nhiều chiêu "moi" tiền chồng. Có chị kể rằng, để "moi" tiền chồng một cách triệt để, chị thường rủ chồng đi siêu thị. Khi ra quầy tính tiền thì chị bảo "em quên mang tiền". Người chồng bị đặt vào tình thế sự đã rồi nên hậm hực móc tiền trong ví ra trả. Về nhà hỏi tiền vợ thì chị vợ bảo "em làm gì có đồng nào nữa đâu. Thôi anh có tiền coi như mua quà tặng 8/3 cho vợ vậy!".
Một chiêu "moi" tiền chồng phổ biến hơn đó là chiêu "đổi vai" cho chồng. Đổi vai bằng cách đưa chồng một khoản tiền đúng bằng khoản mà mình đã từng yêu cầu chồng đưa. Người chồng sẽ giữ khoản tiền đó coi như quản lý khoản sinh hoạt phí hàng tháng. Mục đích là để các ông chồng hiểu được việc chi tiêu cho mọi sinh hoạt trong gia đình nó tốn kém và nhiêu khê như thế nào. Nhiều khi các ông chồng đưa cho vợ 5 -10 triệu cứ tưởng như vậy là nhiều. Các ông đâu biết rằng, một lần đi siêu thị mua hộp sữa, túi bỉm là đã tốn tiền triệu. Mỗi một lần đi chợ, vào cửa hàng thực phẩm sạch mua cho con nhỏ ít tôm cá và rau quả cũng tiêu tốn vài ba trăm nghìn đồng. Hay việc phải thường xuyên đến hiệu thuốc Tây, hay phải lùng tìm mua thuốc cho con vì con biếng ăn, khó ngủ... là các ông chồng sẽ hiểu nỗi cực nhọc và tốn kém như thế nào. Nói nhiều lời không bằng một lần để cho các ông chồng trải nghiệm thực tế đó. Tuy nhiên, không ít các bà vợ cho biết, họ đã từng dùng chiêu "đổi vai" này nhưng cũng chẳng thay đổi tình hình được là bao.
Phụ nữ ơi, sao khổ thế?
Theo kết quả khảo sát nhỏ của chúng tôi trên 10 cặp vợ chồng gồm cả trí thức và người buôn bán nhỏ thì 10/10 cặp vợ chồng có quan điểm "tiền anh", "tiền em", tức là mỗi người đều có quỹ riêng; 6/10 cặp vợ chồng thường xuyên xung đột nhau về vấn đề tiền bạc. 5/10 cặp vợ chồng, người chồng không thường xuyên đưa tiền chi tiêu cho vợ mà người vợ phải "xin", phải "hỏi", phải "moi"...; 2/10 cặp vợ chồng ở trong tình trạng chồng đưa hết tiền lương cho vợ giữ; Thậm chí, trong 10 cặp vợ chồng này thì có một cặp mà người chồng không đưa cho vợ một đồng chi phí sinh hoạt nào suốt 25 năm chung sống.
Nhìn vào kết quả khảo sát trên thấy rằng, tình trạng người chồng chủ động đưa tiền cho vợ và thực hiện tốt trách nhiệm tài chính gia đình của mình là rất ít ỏi, chỉ chiếm 20%. Trong khi đó, vấn đề tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng để đảm bảo sự sống còn của các thành viên trong gia đình. Dù lối sống của người Việt hiện nay đã có nhiều thay đổi, người vợ mặc dù cũng đã kiếm ra tiền nhưng thực tế thì công việc xã hội đối với người phụ nữ hiện nay giống như là "việc làm thêm", là "công việc đính kèm" của họ. Bởi vai trò chăm sóc gia đình và con cái vẫn chủ yếu do người vợ đảm nhiệm, đàn ông chưa thực sự ghé vai vào.
Chị Loan, nhân vật mà chúng tôi đã đề cập ở phần đầu bài viết cho biết, khi phải dùng đến kế "chổi cùn" để "moi" tiền chồng như vậy là bởi chị không còn cách nào khác. Không để cho con phải nghỉ học, không để cho nhà bị cắt điện thì chồng không bao giờ chịu đưa tiền. Mà làm theo cách đó nhiều khi lấy được đồng tiền của chồng hết sức nhục nhã và cơ cực. Mặc dù chồng đưa cho cả một cục tiền nhưng cách mà anh ấy đưa tiền làm cho mình ức chế lắm. Anh ấy thường ném mạnh cả tệp tiền lên bàn kèm theo những lời khó nghe như "cô thì lúc nào cũng tiền... tiền". Mỗi lần đưa tiền cho vợ như vậy mà nhỡ hàng xóm nhìn và nghe thấy thì tôi ngại ngùng và xấu hổ lắm. Để chữa ngại, tôi nói đùa với hàng xóm rằng: "Hôm nay đẹp giời chồng lại ném cho cục tiền, khổ thế chứ!". Nói để chữa ngượng vậy thôi chứ lòng tôi đang chảy máu. Nghĩ cảnh con thì con chung mà hỏi tiền nuôi con của chồng mà cứ như đi ăn xin ấy. Đúng là con dại cái mang. Con mình đói khổ các ông chồng có biết cho đâu. Làm phụ nữ sao khổ thế chứ?", chị Loan nói.
Theo chuyên gia Nguyễn Diệu Hoa, Tổng Đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 (Hà Nội), dù xã hội hiện nay đã có nhiều thay đổi, phụ nữ đã bước ra khỏi "gian bếp" để ra xã hội kiếm tiền. Tuy nhiên, việc người chồng để cho vợ phải lo kinh tế nuôi sống gia đình là điều hết sức phi lý. Bất cứ ở giai đoạn hôn nhân nào, tình trạng kinh tế ra sao, thu nhập và sự chung tay đóng góp tài chính của người chồng là hết sức quan trọng. Những đồng tiền mà người chồng mang về không chỉ đơn thuần là tiền mà còn thể hiện sự gắn kết gia đình, sự yêu thương tôn trọng giữa vợ chồng, con cái, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm xây đắp tổ ấm gia đình. Một người chồng sống có trách nhiệm sẽ củng cố niềm tin của người vợ và sự tự tin của chồng. Quan trọng nhất là sẽ giúp cho con cái của họ được đảm bảo về sức khỏe, về sự phát triển chung. Bởi trong tình trạng thiếu trước, hụt sau về tài chính thì người vợ không thể chăm lo gia đình và con cái một cách chu toàn.
Việc người chồng để cho vợ phải lo kinh tế nuôi sống gia đình là điều hết sức phi lý. Bất cứ ở giai đoạn hôn nhân nào, tình trạng kinh tế ra sao, thu nhập và sự chung tay đóng góp tài chính của người chồng là hết sức quan trọng. Những đồng tiền mà người chồng mang về không chỉ đơn thuần là tiền mà còn thể hiện sự gắn kết gia đình, sự yêu thương tôn trọng giữa vợ chồng, con cái, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm xây đắp tổ ấm gia đình. Một người chồng sống có trách nhiệm sẽ củng cố niềm tin của người vợ và sự tự tin của chồng.
Theo Dân Trí
Con cái bỏ mặc mẹ già cụt chân với chú chó tự nuôi nhau Cả cuộc đời bà lam lũ, vất vả vì con cái. Cứ tưởng đến khi về già sẽ được con cái hết lòng chăm lo, phụng dưỡng thì... Chồng mất sớm, bà quyết định không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con cái khôn lớn, trưởng thành. Bà với ông có tất thảy với nhau được 5 người con, 4 trai, 1...