‘Hoá giải’ quan hệ sếp và nhân viên
Va chạm, mâu thuẫn trong công việc là điều không thể tránh. Thay vì nói xấu, hãy bày tỏ chân thành với sếp.
Mới đi làm chưa lâu nhưng Ngọc (23 tuổi, nhân viên hành chính) luôn cảm thấy sợ hãi khi phải đến công sở. Nói về nguyên nhân, Ngọc cho biết, nỗi sợ của cô xuất phát từ sự nghiêm khắc thái quá trong công việc của sếp. “Sếp mình là người cầu toàn và rất thẳng tính nên chẳng bao giờ lựa lời để nói, thấy sai là cứ ‘mắng xơi xơi’. Là nhân viên mới nên hầu như ngày nào mình cũng bị mắng, nhiều đến mức có cảm giác như mình thật sự vô dụng, chẳng làm gì ra hồn. Mỗi sáng mở mắt ra, chỉ nghĩ đến cảnh đi làm lại thấy rùng mình”, Ngọc kể.
Không chỉ riêng Ngọc, nhiều đồng nghiệp của cô cũng không ít lần “tức nghẹn họng” khi bị sếp mắng mỏ, chê bai. Nếu chỉ nghiêm khắc thì còn đỡ, sếp cô còn bảo thủ đến mức không cho nhân viên có cơ hội giải thích, ai nói gì cũng bị sếp quy là “cãi lại”, “không chịu tiếp thu”. Thấy việc đóng góp ý kiến chẳng mang lại kết quả, dần dà mọi người không buồn lên tiếng nữa, sếp nói gì cũng gật gù cho qua chuyện.
Người nào có oan ức thì cố “ngậm bồ hòn làm ngọt”, chờ khi sếp đi rồi thì… nói xấu cho hả giận. Ngọc còn kể: “Chuyện nói xấu sếp chẳng phải chuyện lạ ở công ty mình. Từ các chị cho đến các anh đều ít nhất một vài lần nói xấu sếp. Trong giờ làm việc thì nói xấu qua Yahoo, Skype. Ngoài giờ thì đóng cửa thì thầm. Tính sếp như thế không bị nói xấu mới là lạ”.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa sếp và nhân viên cũng rắc rối không kém gì quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Làm sếp cũng giống như “làm dâu trăm họ”, không thể làm hài lòng tất cả mọi người. Sự mâu thuẫn, va chạm về quyền lợi, bất đồng trong cách ứng xử giữa sếp và nhân viên khi không được giải quyết sẽ dẫn đến hiện tượng nói xấu sau lưng.
Video đang HOT
Để “hoá giải” sự mâu thuẫn này, điều quan trọng là cần sự hợp tác từ hai phía. Trong mọi vấn đề, sếp phải cho nhân viên được quyền lên tiếng, góp ý xây dựng và ngược lại, cấp dưới nếu gặp phải khúc mắc hoặc không hài lòng về sếp nên có những đóng góp thẳng thắn, chân thành với sếp thay vì đi nói xấu. Nếu thấy khó nói, hãy lựa chọn cách viết email hoặc tìm một thời điểm thích hợp để bày tỏ những góp ý với cấp trên.
Bên cạnh nguyên nhân kể trên, hiện tượng nói xấu sếp cũng xuất phát từ sở thích “buôn chuyện” của một bộ phận nhân viên văn phòng. Thu Hiền (27 tuổi, thư ký) chia sẻ, trong công ty cô có một hội “bà tám” chuyên lôi chuyện đồng nghiệp và sếp ra để kể. “Những lúc ngồi ‘tám’ với các chị em, lôi bao nhiêu chuyện trên trời dưới biển ra rồi mà vẫn hết cái để nói, mọi người quay sang bàn tán về sếp. Trong công việc, sếp chẳng có gì phải chê trách nên chủ đề thường xoay quanh gia đình sếp, con cái sếp. Cá nhân mình biết nói xấu sau lưng người khác là không tốt nhưng nó có sức cám dỗ kỳ lạ, không thể cưỡng lại được”, Hiền bày tỏ.
Lý giải cho điều này, chị Mai Anh, giảng viên khoa tâm lý trường đại học Quốc Gia Hà Nội cho biết, trong những câu chuyện phiếm nơi công sở, mọi người có xu hướng “tám” về sếp vì nhiều lý do. Thứ nhất, sếp là “người quen” mà ai cũng biết nên dễ nhận được nhiều sự chia sẻ, bàn luận sôi nổi từ tất cả mọi người. Thứ hai, những câu chuyện đời tư của sếp bao giờ cũng có sức hấp dẫn nhất định để thoả mãn trí tò mò. Thứ ba, nói xấu sếp là một cách để xả stress hiệu quả. Nói xấu chỉ thực sự “xấu” khi thông tin đưa ra là bịa đặt, nhằm cố tình bôi nhọ danh dự của cấp trên, còn không, đây là một hình thức nói xấu vô thưởng, vô phạt nhằm “mua vui” ngoài giờ làm việc.
Để hạn chế việc biến sếp thành “bia đỡ đạn” trong những buổi nói chuyện, hãy tìm các chủ đề tích cực để nói như cuộc sống, du lịch, thời trang… thay vì chăm chăm xoáy vào những điều không hay hoặc chuyện riêng tư của sếp. Ngoài ra, khi nói nên kiểm soát lời nói để tránh quy kết hoặc kết luận vội vàng. Quan trọng hơn cả, hãy đặt mình vào vị trí của người khác để biết cảm giác bị nói xấu khó chịu như thế nào.
Theo Ngoisao
Bà lớn hiện đại
Bà lớn ghét nhất tính ra luồn vào cúi, nói năng không có uy phong, không thẳng thắn. "Bà lớn", vợ Tổng giám đốc không bao giờ cười. Gương mặt đăm chiêu nghiêm nghị càng làm tôn vẻ uy nghi ở bà lớn. Không ai rõ cái biệt danh bà lớn xuất hiện từ khi nào, chỉ biết nhắc đến vợ tổng giám đốc là ai náy đều phải lắc đầu lè lưỡi. Bà lớn có cái uy mà không phải ai cũng có.
Bà lớn hay đi chợ vải mua quần áo. Bà thường chọn trang phục màu đen, vì theo bà nó giản dị và nghiêm túc. Chưa bao giờ bà quá vui miệng luôn mím chặt làm tôn lên cái vẻ uy nghi nơi một bà lớn đáng được nể trọng. Quân của ông nhà sợ bà lớn hơn sợ Tổng giám đốc. Cứ nhác thấy bóng bà, quân của ông Tổng giám đốc phải khép nép như con gián.
Bà lớn không nói to, không hay cười, không hay nhỏ to tâm sự với ai. Nhưng cái uy của bà lớn toát lên từ bộ trang phục màu đen đến từng cử chỉ dù là nhỏ nhất. Chưa bao giờ bà lớn nổi giận với ai, nhưng cái tính lạnh lùng khinh khỉnh của bà khiến người đối diện ngại ngùng, Tính bà lớn trầm, ít nói, nhưng đã nói là ai nấy tái mét mặt mày, thậm chí không dám ngửa mặt nhìn trời. Nhắc đến bà lớn ai ai cũng phải nhìn trước ngó sau từ xa, đi nhẹ, nói khẽ, tránh không nhắc đến tên húy của bà sợ tội phạm thượng.
Trong công việc bà lớn tỏ ra thẳng tính, đã quyết thì không ai có thể gàn. Có những điều ông Tổng giám đốc không dám bàn thì bà lớn đem ra bàn thẳng; có những điều ông Tổng giám đốc không dám quyết thì bà lớn đã xúc tiến ngay công việc. Nói tóm lại, bà lớn dám quyết cả những vấn đề ông Tổng giám đốc phải né tránh. Bà lớn không sợ ai, bởi một phần trên đầu bà không có ai, chỉ có tóc. Khác với ông Tổng giám đốc, trên đầu là cả một bậu sậu triều đình.
Bà lớn bảo thích những người có nhân cách, không so đo tính toán thiệt hơn (Ảnh minh họa)
Làm gì bà cũng thẳng thừng và minh bạch nên ai ai cũng đều phải nể sợ. Bà chẳng ngại ngần vạch ra những tội mà chồng bà còn không dám nói. Bà lớn ghét nhất tính ra luồn vào cúi, nói năng không có uy phong, làm gì cũng dè chừng và không thẳng thắn phân minh trong công việc. Ông tổng giám đốc chưa bao giờ dám đuổi việc ai, nhưng bà lớn đã đôi lần đuổi thẳng cổ những kẻ giả dối. Bà lớn không ưa nịnh bợ, không ưa nói gàn, không ưa nói khoác mà đề cao những gương người tốt việc tốt trung thực trong công việc và rõ ràng trong mọi mối bang giao. Nhắc đến bà lớn ai ai cũng đều phải vị nể, có phần uy danh còn lẫm liệt hơn cả ông chồng làm Tổng giám đốc.
Có lần có người bày mưu nói xấu bà lớn. Chuyện đến tai bà lớn nhưng bà vân làm ngơ. Bà lớn bình thản sắp xếp mọi công việc đâu vào đấy rồi mới gọi tên đích xác kẻ nói xấu mình đến hỏi tội. Trước mặt bà lớn, kẻ nói xấu không hề chối tội mà còn vạch thêm tội bà lớn, những là cao vía lấn át chồng, những là xỏ xiên vào công chuyện của ông chồng nhu nhược, những là coi trời bằng vung, không nể nang ai mà cứ xăm xăm xía vào chuyện người khác, những là lộng quyền bắt chồng phải tuân theo mệnh lệnh, những là bà lớn là Tổng giám đốc chứ không phải chồng bà là Tổng giám đốc...
Sau một hồi luận tội, kẻ nói xấu đứng thở chờ chết, ai ngờ bà lớn vỗ đùi đánh đét một cái rồi cười ha hả khen thay cho kẻ nói xấu thẳng thắn trong tính cách, minh bạch trong hành vi, rõ ràng trong từng sự việc. Bà lớn không phạt mà còn thưởng cho một khoản kha khá. Sau đó bà lớn cho thả người ra, hẹn có dịp lại tới chơi vạch tội cho bà biết.
Bà lớn bảo thích những người có nhân cách, không so đo tính toán thiệt hơn, trước quyền uy và danh vọng không khuất phục thay dạ đổi lòng, giống như tính cách của kẻ nói xấu bà lớn. Bà còn khẳng định, nếu bà là ông Tổng giám đốc, nhất định bà sẽ trọng dụng người thẳng ngay. Những người dám sống, dám nói, dám làm đáng quý hơn vạn lần những kẻ xun xoe, xu nịnh, sẵn sàng bán lương tâm để đổi lấy một bữa thịt chó.
Câu chuyện về bà lớn thì còn nhiều, cũng như bao đồn thổi thật hưu về cuộc sống vợ chồng của Tổng giám đốc. Chẳng biết đúng sai đến đâu, chỉ biết là ông Tổng giám đốc yêu quý bà vợ của mình như vàng, và tin cậy gửi gắm cả cuộc đời của ông cho một bà mãnh tướng.
Theo 24h
Vợ 'đi đêm' với sếp cho chồng thăng chức Nàng hẹn tôi đến nhà hàng Âu Mỹ này để tất niên và bây giờ tôi đang ngồi trước nàng. Tóc vàng mới nhuộm, đôi mi chải cong vút, cặp môi màu sim chín mọng... nàng nói về chồng nàng trong ấm ức: " Lão đi đã về đâu. Cả tuần nay không ăn cơm tối, cứ 11 giờ đêm mới mò về....