Hóa giải lỗi phong thủy trong nhà với bình phong vua chúa xưa kia cũng dùng
Tấm bình phong không chỉ có tác dụng ngăn cách không gian mà còn là vật có tác động không nhỏ tới phong thủy ngôi nhà.
Tự cổ chí kim, tấm bình phong đã là một vật dụng được sử dụng nhiều trong cung điện, tư thất của các bậc vua chúa, đế vương nhằm cản nắng chói chang và gió trực tiếp thổi vào phòng. Trên thực tế, bình phong còn là vật đóng vai trò quan trọng trong phong thủy, được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Ban đầu, bình phong được làm bằng các vật liệu dễ kiếm, quen thuộc như tre nứa, gỗ, phiến đá,… nhưng càng về sau, bình phong càng được chú trọng, do đó hình thức cũng ngày càng cầu kỳ và chất liệu làm bình phong cũng phong phú hơn.
Ý nghĩa bình phong trong phong thủy
Hiện nay, khi xu hướng mua nhà chung cư lên ngôi, do diện tích căn hộ nhỏ hẹp, các gia đình thường mua thêm các tấm bình phong để ngăn giữa phòng. Thế nhưng, theo các chuyên gia phong thủy, bình phong không chỉ có tác dụng là vật chắn ngăn phòng, mà còn có thể giúp hóa giải sát khí, điều hòa vận khí trong căn nhà.
Bình phong được sử dụng như tấm chắn ngăn luồng khí từ bên ngoài “sộc” thẳng vào nhà, thay vào đó là phân tán khí, giúp vận khí luân chuyển trong căn hộ, đem tới tài vận, sức khỏe dồi dào. Bình phong vừa làm tăng tính thẩm mỹ cho nhà ở, căn hộ, vừa đem lại tài lộc, may mắn và sự nghiệp ổn định, dễ thăng tiến.
Một số chuyên gia phong thủy còn cho rằng, bình phong còn làm giảm tính vượng của hành Hỏa, khiến trong nhà không bị oi bức, nóng nực, đem lại cảm giác bình yên, thanh tịnh cho gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Video đang HOT
Đặt bình phong hợp phong thủy
Theo phong thủy, vị trí đặt tấm bình phong rất quan trọng, nếu đặt đúng chỗ có thể thu hút vận khí tốt lành, giúp công việc thuận lợi, sức khỏe dồi dào. Do đó, gia chủ nên đặt bình phong ở khu vực “huyền quan” (là không gian giữa cửa chính và phòng khách). Đây là vị trí phù hợp nhất để đặt tấm bình phong, vừa đảm bảo sự riêng tư của gia đình, vừa ngăn cản luồng khí xấu từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, để hóa giải một số lỗi phong thủy, gia chủ có thể đặt bình phong ở vị trí sinh hòa khí, khiến cho sinh khí căn nhà cân bằng; tránh để bình phong đối diện với cửa phòng bếp. Gia chủ cũng lưu ý không nên đặt bình phong quay lưng với ghế sofa, đây là điểm đại kỵ trong phong thủy.
Trong trường hợp gia chủ ở căn hộ chung cư có cửa chính đối diện với hành lang hoặc thang máy, tốt nhất nên đặt bình phong ngay cửa để tránh sát khí vào nhà. Nếu ngôi nhà có cầu thang đối diện với cửa ra vào thì gia chủ cũng nên đặt bình phong chắn giữa để tránh tài lộc trong nhà tiêu tán.
Ngoài ra, gia chủ cũng nên đặt bình phong phong thủy nếu căn hộ có một số lỗi phong thủy như sau: nhà vệ sinh đối diện cửa bếp; ban công thông với cửa chính; cửa sổ thông với cửa chính; bàn làm việc quay lưng về cửa chính,… Nếu phòng ngủ được thiết kế nhà vệ sinh tích hợp bên trong, gia chủ cũng nên đặt một tấm bình phọng chắn trước cửa nhà vệ sinh để ngăn sự ô uế, xui rủi.
*Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.
Tại sao vua chúa khi xưa ai cũng thích dùng bình phong? Tới giờ con cháu học theo
Thực tế là không chỉ có tác dụng ngăn cách không gian mà tấm bình phong còn là vật đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Vách bình phong vốn là một vật dụng được sử dụng nhiều trong cung điện, tư thất của vua chúa hay giới thượng lưu với mục đích để cản ánh sáng và gió trực tiếp vào phòng.
Thực tế là không chỉ có tác dụng ngăn cách không gian mà tấm bình phong còn là vật đóng vai trò quan trọng trong phong thủy.
Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.
Tác dụng của bình phong về mặt phong thủy
Ngày nay, việc diện tích nhà ở khá nhỏ, hẹp nên các gia đình mua các tấm bình phong để ngăn giữa các phòng. Vì thế, chúng ta ít biết tới những tác dụng của bình phong trong thực tế.
Nhiều gia chủ không biết rằng, đôi khi chỉ cần sử dụng một chiếc bình phong phong thủy ngăn phòng nhỏ, đã có thể giúp họ hóa giải được sát khí, mang lại sức khoẻ, tài lộc và sự thịnh vượng cho ngôi nhà mà không tốn nhiều tiền, thậm chí còn mang lại cho căn nhà vẻ đẹp riêng đầy ấn tượng. Bên cạnh đó, bình phong phong thủy theo quan niệm của người châu Á còn làm giảm tính vượng của Hỏa khí, mang đến an toàn cho phụ nữ và trẻ nhỏ trong gia đình.
Người xưa đã vận dụng thật tài tình về tác dụng ngăn luồng khí cũng như tác dụng ngăn chia của bình phong tạo nên sinh khí và mạch khí có lợi cho ngôi nhà. Tác dụng của bình phong là giúp phân tán luồng khí từ bên ngoài vào, tránh sộc thẳng vào nhà. Nhờ đó mà luồng khí đi vào nhà sẽ đi lòng vòng hoặc sẽ nhẹ nhàng, tự nhiên hơn.
Vị trí đặt bức bình phong phù hợp theo phong thủy
Vị trí đặt bức bình phong rất quan trọng, nếu được đặt đúng vị trí nó có khả năng thu hút sinh khí, vạn sự hưng thuận mang đến nhiều sự tốt đẹp cho gia chủ. Cụ thể bức bình phong nên được đặt ở vị trí sau:
- Bức bình phong có thể đặt ở khu vực huyền quan (khoảng không gian giữa cửa chính và phòng khách). Đặt bình phong ở đây vừa giúp đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ, vừa ngăn cản được các luồng khí xấu từ bên ngoài vào trong nhà.
- Gia chủ nên đặt bức bình phong ở vị trí dễ sinh hòa khí, làm cho trường khí ở trong phòng được cân bằng.
- Gia chủ tránh đặt bình phong và ghế sofa quay lưng lại với nhau và bình phong kỵ đối diện với cửa phòng bếp.
- Trường hợp nhà có cửa chính ở đối diện với hành lang hoặc lối đi (xuyên tâm kiếm) thì nên đặt một tấm bình phong để tránh sát khí vào nhà.
- Nếu hướng xuống của cầu thang đối diện với cửa đi thì việc đặt một tấm bình phong sẽ giúp tài khí trong nhà không thoát ra ngoài.
- Ngoài ra các trường hợp sau đây cũng nên đặt một tấm bình phong:
Chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp
Chắn ban công với cửa chính
Chắn cửa sổ thông với cửa chính
Bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính
Phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.
Những cấm kỵ khi bố trí 'yết hầu' ngôi nhà mà gia chủ phải biết Là khu vực hoà hoãn từ cửa chính vào phòng khách, huyền quan có vai trò như "yết hầu" của ngôi nhà. Nếu gia chủ bố trí nơi này hợp lý sẽ mang lại cảm giác phấn chấn, vui vẻ cho người bước vào nhà. Trong phong thuỷ học, khu vực hoà hoãn từ cửa chính vào phòng khách của một ngôi nhà...