Hoa gạo đỏ thắp sáng tháng 3 mưa dầm
Khi những cơn mưa phùn kéo dài khiến cảnh vật ảo não, chính những bông hoa gạo đỏ rực, đầy nhựa sống sẽ thắp sáng cảm xúc tháng 3.
Tháng 3 là mùa nồm ẩm trên khắp đồng bằng Bắc bộ, mang theo cảm giác ảm đạm của những cơn mưa bụi đầy phiền toái, sương mù giăng khắp lối. Nhưng cũng chính thời điểm này, có một loài hoa dân dã đang rộ lên sắc đỏ ấm áp ở các làng quê, khiến người xa xứ cứ mãi ngẩn ngơ.
Hoa gạo gắn liền với mùa xuân xứ Bắc. Hầu như ngôi làng nào cũng có một gốc gạo cổ thụ, mỗi năm vào dịp tiết trời sang xuân lại bung nở những cánh hoa đỏ thắm, sức sống mạnh mẽ.
Hoa gạo có nhiều tên gọi mỹ miều như hoa mộc miên, đồng bào Tây Nguyên lại gọi là hoa pơ lang. Có không ít bài hát, áng thơ văn gắn liền với loài hoa chân quê, giản dị này.
Gốc gạo đầu đình hay đầu làng, trong tâm trí của nhiều người xa quê, còn chứa đựng cả một miền ký ức tuổi thơ thanh bình.
Người xưa coi hoa gạo như một phần của đời sống nông thôn, báo hiệu thời điểm để tiến hành một số hoạt động nhà nông. Thành ngữ có câu: “Bao giờ đom đóm bay ra/Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”. Loài hoa cũng được dùng để dự báo thời tiết theo kinh nghiệm dân gian khi tiết trời chuẩn bị sang hè: “Bao giờ cho đến tháng ba/Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn”.
Năm nay, hoa gạo nở vào tầm giữa tháng 3. Hiện tại, nhiều tay săn ảnh đã nhanh chân tìm đến những gốc gạo nổi tiếng nhất, ghi lại những hình ảnh lãng mạn, “cứu vớt” cảm xúc cho những ngày mưa dầm ủ dột.
Một trong những cây gạo “có số má” rất được giới mê ảnh yêu thích là ở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng ( Bắc Giang). Cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, đứng sừng sững, uy nghiêm ở đầu làng, bên cạnh đàn bò nhẩn nha gặm cỏ – một hình ảnh tưởng như chẳng còn ở thời hiện đại.
Video đang HOT
Hoa gạo là loài hoa cánh đơn, có 5 cánh lớn, dày, màu đỏ tươi rực sỡ.
Cây gạo này thu hút khá đông những người yêu thích chụp ảnh tới vào những dịp cuối tuần.
Nguyên Chi
Ảnh: Học viện nhiếp ảnh Ánh sáng
Theo Ngoisao.net
Làm việc với công an huyện rồi mất tích 11 năm: Mỏi mòn chờ đợi
Ông Triển mất tích đến nay đã gần 11 năm, gia đình đã gửi nhiều đơn tới Công an huyện Yên Dũng, Công an tỉnh Bắc Giang nhưng sự việc vân chưa sáng tỏ. Gia đinh vân đang mon moi ngong trông.
Liên quan đên viêc ông Nguyễn Văn Triển (sinh năm 1968, trú tại thôn Khôi, xã Tân An, nay là tổ dân phố Khôi, thị trấn Tân Dân, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) mât tich sau khi lam viêc vơi công an huyên, cụ Nguyễn Xuân Quảng (81 tuôi, bô đe ông Triên) cho biêt: "Sáng 22/2/2016, gia đình tôi đến trụ sở Công an huyện Yên Dũng đề nghị trả lời về việc mất tích của con trai tôi.
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Phó trưởng Công an huyện Yên Dũng hẹn sẽ trả lời đầy đủ nội dung vụ việc với gia đình tôi".
Cung theo cu Quang, đên ngày 16/3/2016, Công an huyện Yên Dũng có công văn số 61/CV-CSĐT trả lời y như nôi dung tra lơi cach đây 11 năm.
"2 công văn tra lơi như vây la chung chung và thiếu trách nhiệm, không làm sáng tỏ được vấn đề" - cụ Quảng buôn râu noi.
Công văn tra lơi ngay 16/3/2016 cua Công an huyên Yên Dung giông hêt vơi nôi dung đa đươc tra lơi cach đây 11 năm. Công an huyên khăng đinh không hê băt giư, tam giư, tam giam ông Triên
Ông Nguyên Đinh Nhu - nguyên Chủ tịch xã Tân An giai đoạn 2000-2005 cho rằng biên bản trả lời của công an huyện chung chung như vậy là thiếu trách nhiệm.
"Vụ án (tức vụ trộm 2,2 tấn sắt - PV) có xử hay không? Nếu xử kiểu gì cũng phải mời hoặc triệu tập ông Triển lên lần nữa hoặc thông báo cho gia đình biết nhưng từ đó không có thông báo gì"- ông Nhu đanh gia.
"Không tìm thấy con, chết sao nhắm mắt"
Nghi vê ngươi con mât tich đa 11 năm, cu Quang noi trong tuyêt vong: "Tôi và bà nhà đã ở cái tuổi gần đất xa trời, nguyện vọng cuối cùng là Cơ quan chức năng có câu trả lời chính xác va trung thưc về số phận của con trai tôi. Trước kia tôi cũng cố gắng đi tìm nó nhưng giờ yếu quá rồi...".
Bố mẹ ông Triển nay đã già yếu, từng ngày ngóng tin con
Cụ bà Ngụy Thị Đính (83 tuôi, mẹ ông Triển) nói: "Trước kia ông nhà tôi đi đánh trận, tôi lo lắng, mong mỏi như thế nào thì bây giờ tôi cũng lo cho thằng út như vậy. Nếu không tìm được chắc lúc chết tôi cũng không nhắm mắt".
Bà Ngụy Thị Vuông (46 tuổi, vợ ông Triển) kể lại: "Từ ngày chồng tôi mất tích bí ẩn, gánh nặng gia đình đè nặng lên tôi, khó khăn trăm bề. Ngày nào tôi cũng hy vọng chồng trở về, nhưng càng chờ lại càng thất vọng".
Ba Vuông - vơ ông Triên - đang mon moi chơ tin chông.
Ba Vuông làm ở công ty may, lương chỉ vài triệu nên tranh thủ những lúc nhàn rỗi lại đi bốc vác, phụ hồ, làm ô sin... để kiếm tiền cho con ăn học. Hiện tại, gia đình ba chỉ biết làm đơn kêu cứu các cơ quan chức năng có thẩm quyền, hy vọng sẽ tìm được ra manh mối.
Công an tinh: Chưa co kêt qua xac minh
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, Thượng tá Lê Bá Uy - Phó phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC44), Công an tỉnh Bắc Giang cho hay: Việc anh Triển được đồng chí Tín, Toàn, Quân (can bô công an huyên Yên Dung - PV) mời lên làm việc ở xã vào ngày 31/5/2005 là có thật.
"Còn quá trình làm việc, cac thưc tiên hanh như thế nào, cho về ra làm sao thi chúng tôi đang tiếp tục xem xét. Sau một thời gian bẵng đi, cho đến năm 2006 bà Ngụy Thị Vuông (vợ ông Triển - PV) có đơn đề nghị các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Yên Dũng và công an tỉnh Bắc Giang trả lời về việc chồng ba đi vắng đến nay chưa về là có thật" - Thương ta Uy noi.
Thượng tá Lê Bá Uy
Theo Thương ta Uy, từ tháng 1/2016 trở lại đây Bộ Công an co gưi đơn về cho Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang đề nghị làm rõ việc anh Triển mất tích 11 năm đến nay chưa về.
Sau khi nhận được đơn, Giam đôc Công an tinh Băc Giang đa chi đao ông Uy cung đơn vi điêu tra trưc tiêp xac minh sư viêc. Theo thâm quyên, công văn cung đươc chuyên về công an huyện Yên Dũng đê xem xét.
"Hiện nay chúng tôi chưa có kết quả xac minh. Nội dung cụ thể như thế nào, khi co kêt qua, chúng tôi sẽ báo cáo lại Bộ Công an va các cơ quan báo chí" - Thương ta Uy noi.
Ông cho hay, khi nhân đươc đơn cua bô đe va vơ ông Triên, cơ quan chưc năng rât chia se vơi gia đinh.
"Chúng tôi se làm tất cả những gì có thể theo đung quy định của pháp luật, bằng trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp" - Thượng tá Uy chia sẻ.
Thượng tá Uy nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ làm đúng theo quy trình của công an".
Nhị Tiến
Theo_VietNamNet
Kẻ đón lõng đâm chết đối thủ sau cuộc xô xát bị chém đứt gân tay Liên quan đến việc anh M. bị đâm chết sau cuộc xô xát, Phó trưởng công an xã Yên Lư (Yên Dũng, Bắc Giang) cho biết, kẻ đón lõng đâm chết đối thủ cũng bị chém đứt gân tay phải nhập viện cấp cứu. Ngày 2/5, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Dương Văn Bách - Phó Trưởng công an...