Hoa Đông nguy hiểm vì Nhật Trung “ăn miếng trả miếng”
Nếu Nhật Bản và Trung Quốc không hành động để giải quyết mâu thuẫn ở Hoa Đông, bất kỳ tính toán sai lầm nào cũng dẫn tới hậu quả khôn lường.
“Khẩu chiến” Nhật – Trung tại Shangri-La
Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La 13, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tướng Trung Quốc Vương Quán Trung đã “lời qua tiếng lại” về lối hành xử của 2 nước.
Ông Abe tuyên bố thẳng rằng Nhật Bản sẽ ủng hộ các quốc gia ASEAN trong các cuộc tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông, nhấn mạnh tầm quan trọng của luật pháp quốc tế và gián tiếp chỉ trích cách tiếp cận của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp lãnh thổ.
Đáp lại, ông Vương cáo buộc ông Abe đã khiêu khích và gây thêm rắc rối. Cuộc “khẩu chiến” Nhật – Trung nói trên phản ánh tình hình leo thang nguy hiểm trên biển Hoa Đông có thể rất khó “hạ nhiệt”. Do hai bên đều mặc định rằng nước kia sẵn lòng khơi mào một cuộc xung đột, Bắc Kinh và Tokyo không cùng nhau đàm phán để xây dựng qui tắc hợp tác giữa các lực lượng vũ trang của hai bên.
Máy bay chiến đấu Su-27 của Trung Quốc bị Nhật cáo buộc áp sát máy bay trinh thám của nước này.
Vấn đề đang gây căng thẳng trực tiếp là vụ một máy bay chiến đấu SU-27 của Trung Quốc áp sát 2 máy bay do thám của Nhật Bản với khoảng cách vài chục mét.
Khu vực xảy ra vụ việc thuộc khu vực trùng nhau giữa “Vùng phòng không xác định” của hai nước. Nhật – Trung đổ lỗi cho nhau vì đã xâm phạm không phận của quốc gia mình.
Ban đầu, Bắc Kinh cáo buộc máy bay Nhật Bản tiến vào khu vực mà Trung Quốc và Nga đang tiến hành tập trận hải quân chung vì thế Trung Quốc buộc phải điều động máy bay chiến đấu ra chặn máy bay Nhật Bản do thám và quấy rầy các cuộc tập trận. Nhật Bản phủ nhận cáo buộc này và cho rằng vụ việc trên xảy ra ở ngoài khu vực tập trận và máy bay của nước này đang tiến hành các hoạt động thu thập thông tin như thường lệ tại không phận quốc tế.
Quốc gia nào có lỗi?
Có nhiều cách diễn giải khác nhau về hành vi của các nước tại vùng biển/không phận quốc tế. Trước hết xét tới hành động của quân đội hai bên. Do vụ việc diễn ra tại không phận quốc tế nên theo phần lớn cách diễn giải về luật pháp quốc tế, Nhật Bản không bị cấm thu thập thông tin ở khu vực này. Tương tự, Trung Quốc và Nga cũng không bị cấm tổ chức các cuộc tập trận chung ở đây. Theo góc nhìn này, hành động của cả hai nước đều phù hợp với luật pháp quốc tế.
Tuy vậy, mặc dù không có luật quốc tế nào quy định về hành vi của các nước về vấn đề tập trận chung trên vùng biển quốc tế, các quốc gia nên tránh khu vực đang diễn ra tập trận cho tới khi cuộc tập trận kết thúc. Nếu máy bay Nhật Bản bay vào khu vực Nga và Trung Quốc tập trận chung thì đó sẽ là lỗi của Nhật Bản, đặc biệt sau khi Trung Quốc đã thông báo trước về cuộc tập trận. Tuy nhiên, vấn đề này còn đang gây tranh cãi do Nhật Bản bác bỏ kịch liệt cáo buộc của Trung Quốc.
Trung Quốc “phản pháo” bằng lập luận rằng Nhật Bản đã xâm phạm “Vùng phòng không xác định” của nước này. Luật quốc tế không bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của bất kỳ quốc gia nào trừ không phận của vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Video đang HOT
Vùng cấm bay (màu vàng) là nơi diễn ra tập trận Nga – Trung.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), điều đó có nghĩa Trung Quốc chỉ có chủ quyền đối với không phận cách bờ biển nước này tối đa 12 hải lý. Cái gọi là “Vùng phòng không xác định” của Trung Quốc cách rất xa bờ biển nước này và do đó thiếu cơ sở luật pháp chắc chắn.
Nếu không tính tới các khác biệt nói trên, có một vấn đề nổi lên là thông thường các phi công phải duy trì một khoảng cách an toàn giữa các máy bay. Ví dụ, khi được điều động ra chặn các máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản thường duy trì khoảng cách khoảng vài trăm mét so với các máy bay kia. Để gửi thông điệp cảnh cáo tới máy bay nước ngoài, máy bay Nhật Bản sẽ “vỗ cánh” hay hoặc gửi cảnh báo vô tuyến.
Các máy bay Trung Quốc không đưa ra các cảnh báo như vậy mà tiến sát máy bay Nhật ở khoảng cách nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn khiến cả phi công Nhật Bản và Trung Quốc thiệt mạng.
Do máy bay Trung Quốc bay tốc độ cao hơn và bất ngờ hơn máy bay Nhật Bản, lỗi có hành động gây nguy hiểm hoàn toàn là thuộc về Trung Quốc.
Điều đó khiến Trung Quốc bị nhìn nhận là kẻ khiêu khích. Trong khi đó, chiến lược của Bắc Kinh trên biển Hoa Đông là tô vẽ sao cho các hành động của nước này chỉ là sự “phản ứng” trước các hành động của Nhật Bản bị Trung Quốc “gắn mác” là hành động khiêu khích.
Trong vụ việc trên, Trung Quốc “rêu rao” rằng nước này đang bảo vệ “Vùng phòng không xác định” của mình hành động xâm nhập của Nhật Bản. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không nhận ra rằng họ đang “gậy ông đập lưng ông”. Lối hành xử của Trung Quốc khiến các quốc gia xung quanh sợ hãi và giúp chính sách cứng rắn với Trung Quốc của ông Abe càng dễ dàng được ủng hộ hơn.
Tuy nhiên, theo nhà phân tích Jeffrey W. Hornung (Mỹ), vụ việc trên cho thấy một xu hướng đáng lo ngại. Việc Trung Quốc liên tục có các hành động trên mức khiêu khích nhưng chưa tới mức gây chiến buộc Nhật Bản phải đối phó. Nếu hai bên tiếp tục “ăn miếng trả miếng”, tính toán sai lầm có thể dẫn tới những hậu quả khủng khiếp. Vụ việc EP-3 diễn ra vào năm 2001 là một ví dụ.
Biến cố EP-3 có lặp lại trên biển Hoa Đông?
Vào năm 2001, một chiếc máy bay chiến đấu J-8 của Trung Quốc đâm vào một chiếc máy bay EP-3 của Hải quân Mỹ ngoài khơi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Phi công Trung Quốc thiệt mạng còn phi hành đoàn trên chiếc máy bay EP-3 của Mỹ bị các quan chức Trung Quốc bắt giữ và thẩm vấn. Sau đó, các nhà ngoại giao hai bên đã phải hết sức cố gắng để chấm dứt căng thẳng Mỹ – Trung về vụ việc này.
Nhưng đó là vớĩ Mỹ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc không muốn tỏ ra yếu ớt trước Nhật Bản hay nhân nhượng về tuyên bố chủ quyền. Do đó, nếu một vụ “EP-3 thứ hai” xảy ra trên biển Hoa Đông, không biết vụ việc sẽ đi xa tới đâu.
Vì Nhật là đối thủ trực tiếp của Trung Quốc trong khu vực, nếu sự kiện EP-3 lặp lại, không ai có thể biết vụ việc sẽ đi xa đến đâu. Trong ảnh là chiếc J-8 của Trung Quốc bị phi hành đoàn EP-3 chụp lại.
Một Trung Quốc với tinh thần dân tộc dâng cao và nỗi đau lịch sử đối đầu với một Nhật Bản đang sẵn lòng cứng rắn với Trung Quốc khiến nếu một sai lầm dù nhỏ nhất cũng có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và gây ra những hậu quả khôn lường.
Chính vì lí do đó, Bắc Kinh và Tokyo nên thức tỉnh và hành động. Có thể các cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chưa thể được giải quyết trong nay mai nhưng do tình hình đối đầu ngày càng nguy hiểm, Bắc Kinh và Tokyo phải hành động.
Nhật – Trung phải làm gì?
Để kiểm soát tình hình, Nhật – Trung có rất nhiều việc phải làm. Trước hết, hai nước cần xây dựng quy tắc rõ ràng cho các lực lượng vũ trang của hai bên nhằm giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn. Nhật – Trung nên ký kết một thỏa thuận “Các biến cố trên biển”, quy định cách liên lạc, ứng xử và ngăn chặn các biến cố leo thang thành xung đột. Hoặc hai nước có thể thành lập cơ chế liên lạc hàng hải, ví dụ như lập đường dây nóng, để các lực lượng của hai bên liên lạc với nhau tốt hơn. Trước đây, Nhật Bản đã có các thỏa thuận như vậy với Nga và có vẻ các thỏa thuận đó rất hiệu quả.
Trung Quốc và Nhật Bản nên xây dựng các bộ quy tắc về liên lạc và ứng xử để giảm nguy cơ xảy ra biến cố ngoài mong muốn.
Nếu hai quốc gia thấy khó đạt được các cơ chế song phương như vậy, có thể lựa chọn khác là một thỏa thuận đa phương. Tại Hội nghị chuyên đề Hải quân Tây Thái Bình Dương vừa qua, các quốc gia tham gia – bao gồm Trung Quốc và Nhật Bản – đã thông qua “Bộ quy tắc về các tình huống đối đầu bất ngờ trên biển”. Mặc dù không có tính ràng buộc pháp lý, bộ quy tắc này đưa ra các nghi thức tiêu chuẩn về quy trình an toàn, các chỉ dẫn cơ bản về cách thức liên lạc và hành động để các tàu và máy bay hải quân tuân thủ trong trường hợp xảy ra đối đầu ngoài ý muốn trên biển. Nhật Bản và Trung Quốc có thể chi tiết hóa bộ quy tắc này.
Mặc dù quan hệ song phương căng thẳng, Nhật Bản và Trung Quốc có động cơ để hành động. Cả Nhật Bản và Trung Quốc đều không muốn xảy ra xung đột bắt nguồn các lỗi của quân nhân.
Nhật Bản, nước có nền quốc phòng mạnh nhất trong số các đối thủ của Trung Quốc, đang liên kết với các nước ASEAN để đối phó với lối hành xử hiếu chiến của Bắc Kinh. Nhật Bản cũng đang thực hiện các thay đổi quan trọng giúp nước này có thêm lực đối đầu với Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa Bắc Kinh càng có động lực phải giải quyết tranh chấp với Tokyo do Trung Quốc sẽ phải đối phó với một liên minh các quốc gia đối thủ.
Tuy nhiên, xét cho cùng việc giải quyết căng thẳng trên biển Hoa Đông đòi hỏi nỗ lực từ cả hai phía. Nếu Tokyo và Bắc Kinh không thể giải quyết được tình trạng đó, trong tương lai có thể Đối thoại Shangri-La sẽ có thêm những cuộc “khẩu chiến” kịch liệt hơn hay các cuộc đối đầu trên không tại vùng biển Hoa Đông sẽ diễn ra nhiều hơn và nguy hiểm hơn.
Theo Kiến Thức
TQ ngày càng cố chấp trong trò chơi quyền lực
TQ cho rằng sự yếu đuối của Mỹ là cơ hội để nước này bắt nạt và dọa dẫm các quốc gia láng giềng.
Bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra tuần vừa rồi, các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách quốc tế đều nhất trí với nhau ở hai điểm. Thứ nhất, Trung Quốc đang coi thời gian còn lại trong nhiệm kỳ của Tổng thống Obama là cơ hội để tìm cách thống trị tây Thái Bình Dương. Thứ hai, Trung Quốc đang tự làm tổn thương chính mình bằng giọng điệu kiểu dọa nạt tại diễn đàn này.
Tại diễn đàn Shangri-La, Trung Quốc đã phải hứng chịu những lời chỉ trích "rát mặt" ngay từ đầu. Trong bài phát biểu khai mạc của mình, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nhấn mạnh rằng "tất cả các nước phải tuân thủ pháp luật quốc tế" và khẳng định Nhật Bản sẵn sàng giúp đỡ Philippines, Việt Nam và các nước khác đối phó với những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Shangri-La
Khi dư âm bài phát biểu của ông Abe chưa kịp lắng xuống, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã bồi thêm một đòn nữa vào Trung Quốc khi mạnh mẽ chỉ trích Bắc Kinh "gây mất ổn định bằng các hành động đơn phương nhằm tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông".
Ông Hagel tuyên bố rằng "Mỹ kiên quyết phản đối bất cứ quốc gia nào sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực" trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của "các quy tắc và thông lệ quốc tế" mà các nước cần tuân thủ.
Choáng váng trước những đòn tấn công dồn dập này, một vị tướng Trung Quốc đứng lên và đặt ra những câu hỏi để tìm cách trả đũa bằng ngôn từ của luật pháp quốc tế: Khi Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku vào năm 2012, đó có phải là hành động đơn phương để thay đổi hiện trạng không? Khi Mỹ tuyên bố rằng nhóm đảo này nằm trong phạm vi bảo vệ của hiệp ước phòng thủ Mỹ-Nhật, đó có phải là viêc đe dọa sử dụng vũ lực hay không? Khi Mỹ lập khu vực nhận diện phòng không như Trung Quốc làm hồi năm ngoái, họ có phải xin phép ai không?
Tất nhiên, đây chỉ là những câu hỏi mang tính mỉa mai, và câu trả lời mà ông Hagel đưa ra hoàn toàn bất lợi cho Bắc Kinh. Chẳng hạn như, Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku vì họ đã quản lý chúng từ nhiều thập kỷ nay, và việc Mỹ thiết lập khu vực nhận diện phòng không đều đã nhận được sự nhất trí của các quốc gia láng giềng.
Thế nhưng, đến khi đại diện cho đoàn Trung Quốc lên phát biểu, tướng Vương Quán Trung đã đưa ra những ngôn từ "gây sốc" bằng việc đe dọa Mỹ, Nhật rằng họ đang khiêu khích Trung Quốc, rằng họ cố tình thông đồng với nhau để "bắt nạt" Trung Quốc.
Tướng Vương Quán Trung, đại diện Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La
Lý giải cho những ngôn từ "đao to búa lớn" này của Trung Quốc, các chuyên gia phân tích cho rằng sở dĩ Bắc Kinh dám mạnh mồm như vậy vì họ tự tin rằng Mỹ sẽ không dám can thiệp vào các tranh chấp hiện nay ở khu vực.
Điều này được thể hiện rất rõ trong phát biểu gần đây của thiếu tướng Chu Thành Hổ, giáo sư tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, khi ông này mô tả rằng chính sách đối ngoại của Mỹ đang bị triệu chứng "rối loạn cương dương" và "nếu Mỹ coi Trung Quốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ". Viên tướng này cho rằng trước sự yếu đuối của Mỹ đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Trung Quốc nghi ngờ việc Mỹ "can thiệp hay sử dụng lực lượng quân sự trong trường hợp nổ ra xung đột lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng".
Trong bối cảnh này, Trung Quốc tin rằng họ chỉ phải trả giá thấp khi đẩy các quốc gia láng giềng tới gần hơn với Mỹ. Có vẻ như theo tính toán của Bắc Kinh, Mỹ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, đưa quân quay trở lại Philippines và ghé thăm các cảng của Việt Nam, nhưng Mỹ sẽ không can thiệp nếu Trung Quốc thay đổi hiện trạng trong khu vực. Đối với Bắc Kinh, đó là một cái giá chấp nhận được.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, và họ sẵn sàng làm mọi việc bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế, miễn là đạt được mục đích của mình.
Trung Quốc sẽ ngày càng cố chấp hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ
Chuyên gia Ian Storey thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á nhận định: "Dường như mọi lời chỉ trích hiện nay đều vô tác dụng đối với Trung Quốc khi họ chấp nhận mất mặt trên trường quốc tế" trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Các chuyên gia phân tích cho rằng niềm tin này của những nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm. Thứ nhất, điều đó cho thấy rằng Trung Quốc sẽ ngày càng hung hăng hơn, ngang ngược hơn trong các vấn đề tranh chấp lãnh thổ và nguồn tài nguyên. Thứ hai, nếu Trung Quốc đánh giá sai về sự thụ động của Mỹ, điều đó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến ở Đông Á.
Chuyên gia bình luận David Feith của tờ Wall Street Journal (Mỹ) nói: "Có vẻ như Trung Quốc đang đặt cược ở Biển Đông rằng đã đến lúc bắt nạt và dọa dẫm các nước láng giềng bởi phản ứng của Mỹ sẽ vô cùng hạn chế. Điều đó buộc chính quyền của ông Obama phải thay đổi các tính toán của mình để ngăn chặn trò chơi quyền lực đầy nguy hiểm của Trung Quốc."
Theo Khampha
Bị hỏi rát, TQ không dám làm rõ "đường lưỡi bò" Trung Quốc cố tình vòng vo và trốn tránh khi bị dư luận quốc tế yêu cầu làm rõ về "đường lưỡi bò" tại Shangri-La. Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra ở Singapore, khi bị các phóng viên hỏi dồn về việc làm rõ "đường lưỡi bò" của Trung Quốc trên Biển Đông, trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc đã...