Hóa đơn tiền điện tăng vọt, EVN nói gì?
EVN cho biết nhu cầu sử dụng điện vào lúc giao mùa các năm thường cao, cộng hưởng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong năm nay nên hóa đơn tiền điện có xu hướng tăng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đưa ra một số giải thích về việc tiền điện của khách hàng tăng trong kỳ hóa đơn tháng 3.
Lượng điện sinh hoạt tăng 17% tại Hà Nội, 13% tại TP.HCM
Theo EVN, trong tháng 3, lượng điện sinh hoạt trên toàn quốc tăng tới 8,55% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng Hà Nội tăng 17% và TP.HCM tăng 13% so với cùng kỳ năm 2019.
Hai lý do được EVN viện dẫn cho việc tăng chi phí tiền điện của các hộ dân trong kỳ hóa đơn lần này là yếu tố thời tiết và ảnh hưởng của Covid-19.
Theo EVN, tăng giá trong kỳ hóa đơn này là hiện tượng có tính quy luật thời tiết hàng năm. Ở nhiều khu vực, nhất là ở phía Nam, theo quy luật thời tiết thì tháng 3 bắt đầu chuyển sang nắng nóng. Tháng 3 năm nay còn có một số ngày nắng nóng gay gắt và kéo dài ở mức trên 35 độ C.
Video đang HOT
Khi vào mùa nắng nóng, các hộ khách hàng sử dụng nhiều các thiết bị làm mát, nên tiêu thụ nhiều điện, nhất là máy lạnh. Bản thân các thiết bị làm mát cũng phải hoạt động nhiều hơn khi có sự chênh lệch lớn giữa nhiệt độ ngoài trời và trong phòng, nên càng tốn nhiều điện hơn.
Hóa đơn tiền điện có xu hướng tăng trong những tháng đầu năm. Ảnh: Huy Hải.
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh nghỉ học dài ngày, người dân hạn chế ra đường, nhất là trong những ngày thực hiện giãn cách xã hội. Do đó, việc sử dụng điện sinh hoạt tăng nhiều hơn những năm trước đó.
Theo ghi nhận của Zing, người dân bắt đầu nhận được hóa đơn tiền điện tháng 3 với số tiền tăng vọt. Nhiều hộ dân cho biết chi phí tiền điện tăng tới 30-40% so với thông thường.
Trong khi đó, đề xuất giảm tiền điện trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn chưa được quyết định.
Chưa được hướng dẫn việc giảm giá điện
Theo EVN, việc giảm giá một số mặt hàng thiết yếu trong đó có giá điện là mong mỏi chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Doanh nghiệp này đã có báo cáo, đề xuất các giải pháp để hỗ trợ khách hàng sử dụng điện trong thời gian dịch bệnh Covid-19 đang diễn ra với Bộ Công Thương và Chính phủ. Bộ Công Thương cũng đã chính thức đề xuất Chính phủ phương án giảm giá điện, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Chủ trương giảm giá điện, giảm tiền điện cho khách hàng đã được đưa ra trong Nghị quyết Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 3. Tuy nhiên, theo EVN, đến nay, chưa có quyết định chính thức và hướng dẫn thực hiện của cơ quan có thẩm quyền về việc giảm giá điện, thời gian áp dụng. Vì vậy, ngành điện phải thực hiện việc phát hành hóa đơn tiền điện theo đúng các quy định hiện hành.
Trước đó, EVN có kế hoạch giảm giá điện và an sinh xã hội để hỗ trợ khách hàng bị tác động bởi dịch Covid-19, với mức giảm 10-100% cho một số đối tượng thời gian áp dụng 6 tháng (từ tháng 4). Ước tính, tổng mức hỗ trợ khoảng 8.000 tỷ đồng.
Sau đó, Bộ Công Thương có đề xuất gửi Thủ tướng về việc giảm 10-20% giá điện cho một số đối tượng, thời gian áp dụng 3 tháng (từ tháng 4). Tổng mức hỗ trợ tạm tính khoảng 11.000 tỷ đồng.
Hiếu Công
Sáng tạo vượt khó và trưởng thành
Tuổi trẻ cả nước vừa trải qua Tháng Thanh niên với nhiều yêu cầu mới, thử thách khó trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, các cấp bộ oàn đã linh hoạt, sáng tạo, vận dụng mọi nguồn lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ an sinh xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
oàn viên, thanh niên Thủ đô tham gia hỗ trợ các chốt trực đêm phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Thường Tín (TP Hà Nội).
Hằng năm, T.Ư oàn và các tỉnh đoàn, thành đoàn, đoàn trực thuộc T.Ư oàn đều triển khai lễ khởi động hoặc lễ ra quân Tháng Thanh niên. Thế nhưng năm nay, tiếng trống lệnh mở đầu tháng cao điểm hành động của tuổi trẻ được thay bằng những chương trình thiết thực với phương châm bắt tay ngay vào việc cụ thể, thông qua các nhóm nhỏ đoàn viên, tình nguyện viên trẻ. iển hình như chương trình mũi nhọn "Tháng ba biên giới" đã được T.Ư oàn TNCS Hồ Chí Minh, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam chuyển sang hỗ trợ kinh phí và các nhu yếu phẩm, phương tiện trực tiếp đến cán bộ, chiến sĩ biên phòng tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại biên giới. Chương trình tuyên dương, trao Giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2020 và Lễ kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập oàn TNCS Hồ Chí Minh cũng được hoãn tổ chức. Thay vào đó, Giải thưởng được T.Ư oàn ủy quyền đến các tỉnh đoàn, thành đoàn, đoàn trực thuộc để có hình thức tuyên dương phù hợp tình hình phòng, chống dịch của từng địa phương.
Các cấp bộ oàn đã chuyển hướng, đặt ưu tiên hàng đầu trong Tháng Thanh niên năm 2020 là hỗ trợ người dân đẩy lùi dịch bệnh. Tuổi trẻ cả nước đã tuyên truyền hơn 387 nghìn bài viết, tổ chức gần 133 nghìn hoạt động hỗ trợ người dân phòng, chống dịch. Qua đây, có nhiều sáng kiến với sức ảnh hưởng lớn trong cộng đồng như: Thử thách ảnh "Chiến thắng Covid-19"; cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu về cách phòng, chống dịch Covid-19"; thi nhảy "Vũ điệu rửa tay" gây quỹ xây trạm rửa tay dã chiến... Ngay trong những ngày này, trên các tuyến đầu, mầu áo xanh của đoàn thanh niên vẫn luôn túc trực. Có mặt tại một chốt trực ở cửa ngõ Thủ đô trong đêm 5-4, Bí thư oàn xã Hà Hồi (huyện Thường Tín, TP Hà Nội) Lý Văn Sơn chia sẻ: "oàn thanh niên xã Hà Hồi lên phương án thành lập đội hình hỗ trợ các chốt trực 24 giờ mỗi ngày gồm tám thành viên theo hình thức tự nguyện, đã nhận được đơn đăng ký tham gia của rất nhiều cán bộ oàn, đoàn viên, thanh niên địa phương. Chúng tôi tự hào vì được góp một phần sức lực chung tay bảo vệ sức khỏe cộng đồng".
Song song với nhiệm vụ cấp bách nêu trên, đối với công tác tình nguyện an sinh xã hội trong Tháng Thanh niên năm 2020, tuổi trẻ cả nước đã khám, chữa bệnh miễn phí cho hơn 106 nghìn lượt người dân; hiến tặng gần 81 nghìn đơn vị máu; trao hơn 15 nghìn học bổng tặng học sinh, sinh viên nghèo vượt khó; xây mới, sửa chữa hơn 1.100 nhà nhân ái; xây mới gần 900 điểm vui chơi thanh thiếu nhi. Về công tác xây dựng nông thôn mới, các cấp bộ oàn đã sửa chữa hơn 2.200 km, xây mới hơn 270 km đường giao thông nông thôn; triển khai gần 1.500 km công trình "Thắp sáng đường quê"; xây mới gần 130 cầu giao thông nông thôn; trồng mới gần 1,9 triệu cây xanh. Các hoạt động ứng phó, khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn cũng được các cấp bộ oàn kịp thời phát động rộng rãi, cụ thể như huy động đoàn viên, thanh niên vận chuyển nước ngọt, đào giếng cho người dân; hỗ trợ máy lọc nước mặn thành nước ngọt; trao tặng thùng, bồn chứa nước; lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm nước...
Thức tế cho thấy, với nhiều quyết sách linh hoạt, kịp thời, mang tính gợi mở từ T.Ư oàn, tuổi trẻ cả nước vừa bảo đảm hoàn thành tốt những nhiệm vụ trong Tháng Thanh niên, vừa bắt tay ngay vào những phần việc mới để bảo vệ sức khỏe cộng đồng. ồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư Thường trực T.Ư oàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam cho biết: "Thời gian vừa qua, các bạn trẻ luôn có mặt trên những mặt trận gian khổ, cam go nhất, cùng nhau hoàn thành những công trình, phần việc hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực cho cộng đồng. iều đó cho thấy, trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, thanh niên Việt Nam với tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo sẽ luôn là ngọn cờ tiên phong trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những kinh nghiệm, kết quả từ Tháng Thanh niên vừa qua sẽ là tiền đề quan trọng để tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn các nội dung, phương thức hoạt động của oàn, Hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu chính đáng của thanh niên trong thời gian tới".
BÀI VÀ ẢNH: LINH PHAN
Tổ chức tốt đại hội đảng bộ cấp cơ sở Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo góp phần phòng, chống dịch COVID-19 và tổ chức thật tốt đại hội đảng bộ cấp cơ sở; bố trí, sắp xếp, điều động, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng; kiên quyết chống chạy chức, chạy quyền. Đây là nội...