Hóa đơn tiền điện tăng cao, Bộ Công Thương vẫn khẳng định tính đúng
“ Hóa đơn tiền điện tháng 4 tăng cao là do trong tháng 4 số ngày nắng nóng nhiều hơn và người dân phải sử dụng điện tăng lên chứ không phải do cách tính giá điện không chính xác làm đội giá điện lên”.
Đây là khẳng định của ông Đinh Thế Phúc – Phó cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) tại cuộc họp báo thường kỳ của bộ này chiều 27.4.
Ảnh minh họa.
Ông Phúc cho biết, hiện cả nước có khoảng 18 triệu hộ khách hàng sử dụng điện. Việc tính hóa đơn tiền điện được căn cứ vào lượng điện tiêu thụ, số ngày sử dụng điện. Bộ Công Thương đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các công ty điện lực đưa lên trang web cách tính giá điện để người dân giám sát.
Theo ông Phúc, do tháng 3 có một phần điện năng tính theo giá cũ và một phần điện năng tính theo giá mới, nên mỗi bậc thang sẽ thể hiện phần định mức của cả 2 loại giá này.
Video đang HOT
Ví dụ hóa đơn điện tính từ 10.3 đến 10.4 trong khi giá điện tăng áp dụng từ 16.3 chẳng hạn thì sẽ có 5 ngày tính theo biểu giá cũ và 26 ngày tính theo biểu giá mới (tháng 3 có 31 ngày), mỗi bậc thang giá điện đều có 5 ngày tính theo giá điện cũ và 26 ngày tính theo giá điện mới cho đến hết 6 bậc thang.
Cụ thể hơn là ví dụ một gia đình sử dụng tổng sản lượng điện trong tháng 4 (từ 12.3 đến 12.4) là 308kWh, trong đó, 30kWh của 3 ngày (12 đến 15.3) sẽ được tính mức giá cũ. Từ 16.3-12.4 thời điểm áp giá mới cho điện năng tiêu thụ là 278kWh.
Chúng ta lại có 6 bậc thang để tính giá điện. Để tính định mức bậc thang giá sinh hoạt cũ, ngành điện sẽ căn cứ hạn mức bậc một và hai mỗi ngày 1,7kWh nhân với số ngày thực dùng (trong trường hợp trên là 3 ngày), để ra định mức lần lượt là bậc một 5kWh, bậc 2 là 5kWh. Tương tự, các bậc thang tiếp theo được định mức mỗi ngày là 3,2kWh, đem nhân với 3 ngày sẽ ra định mức bậc 3 và 4 lần lượt là 10kWh.
Cách tính tương tự sẽ tìm ra được định mức bậc thang giá sinh hoạt mới lần lượt bậc một và hai là 45kWh, bậc ba và bốn là 90kWh, còn lại sẽ là bậc 5. Khi cộng hai định mức (cũ và mới) sẽ ra đúng bằng định mức từng bậc lần lượt, bậc 1 là 50kWh, bậc 2 cũng 50kWh, và bậc 3,4,5 lần lượt 100kWh.
“Rất nhiều người dân do không nắm được quy tắc tính giá điện này nên cho rằng cách tính giá điện mới của mình bị sai và bị đội lên” – ông Phúc nói.
Trước đó, EVN Hà Nội cũng đã lên tiếng cho rằng, trong tháng đổi giá số ngày sử dụng thực tế của hóa đơn nhiều hơn tháng trước đó 3 ngày. Đồng thời, việc thay đổi giá bán điện kể từ 16.3 ít nhiều cũng đã làm tăng số tiền phải trả của mỗi hộ gia đình.
Theo_Dân việt
Quảng Nam không còn dưa hấu để bán
Vài ngày qua, thông tin một số nơi như TPHCM, Hà Nội... bán dưa hấu Quảng Nam hay "dưa hấu vùng lũ" nhằm đánh vào lòng nhân ái của người tiêu dùng hay tiêu thụ cho nhanh là không chính xác vì hiện nay Quảng Nam không còn dưa để bán.
Đó là thông tin của lãnh đạo Sở NN-PTNT Quảng Nam trao đổi với PVDân trí ngày 19/4 về thông tin dưa hấu Quảng Nam được bán ở nhiều tỉnh thành trong cả nước trong vài ngày qua. Ông Ngô Tấn - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam - cho biết, đơn vị vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh Quảng Nam bác thông tin cho rằng, dưa hấu Quảng Nam không bán được là không chính xác, có khả năng bị lợi dụng để trục lợi.
Vụ dưa hấu Đông Xuân ở Quảng Nam được thu hoạch và cuối tháng 3 đầu tháng 4 đã hết và hiện nay không còn dưa để bán.
Theo văn bản của Sở NN-PTNT Quảng Nam, vừa qua có thông tin dưa hấu Quảng Nam bán không hết, bị ùn tắc nhiều tại cửa khẩu và bày bán lẻ ở nhiều nơi khác. Tuy nhiên, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam không còn dưa hấu thu hoạch để bán, bởi vùng dưa hấu ở cánh bắc đã thu hoạch xong, vùng dưa cánh nam quả còn nhỏ, chưa đến kỳ thu hoạch. Do vậy thông tin dưa hấu không bán được, bị ùn tắc ở cửa khẩu, bán với giá thấp và được bày bán ở một số nơi không phải dưa hấu được trồng ở Quảng Nam.
Ông Ngô Tấn cho biết, trong vụ Đông Xuân, tỉnh Quảng Nam trồng khoảng 850 ha dưa hấu và được chia làm 2 vùng chính: Vùng dưa cánh bắc khoảng 300 ha (chủ yếu dưa bãi bồi ven sông của các huyện Đại Lộc, Điện Bàn và Duy Xuyên) có thời vụ thu hoạch vào cuối tháng 3 và vùng dưa cánh nam khoảng 550 ha (chủ yếu dưa ở huyện Phú Ninh) được thu hoạch vào cuối tháng 4 đến giữa đầu tháng 5.
Theo đó, số diện tích dưa bị ngập lũ hay do ảnh hưởng của trận lũ cuối tháng 3 vừa qua (chủ yếu ở huyện Đại Lộc) đã được tiêu thụ hết. Tuy nhiên, đầu nậu vẫn tung tin là "dưa hấu vùng lũ" hay dưa Quảng Nam nhằm đánh vào lòng nhân ái của người tiêu dùng để tiêu thụ. Một số trường hợp đầu nậu lợi dụng việc này để thu lợi bất chính. (Dân trí đã có bài viết "Đã có hiện tượng thương lái mạo danh "dưa vùng lũ").
Trong thời gian vừa qua, trên một số diễn đàn hay trang mạng đăng tải rất nhiều thông tin dưa hấu Quảng Nam không bán được, bị ùn tắc ở cửa khẩu và kêu gọi giúp đỡ đã gây bức xúc đối với người dân tỉnh Quảng Nam.
Thực tế có nhiều nhóm thanh niên tình nguyện đã bán dưa hấu giúp đỡ người dân ở huyện Đại Lộc và thu được kết quả rất khả quan. Đây là một nghĩa cử rất đáng trân trọng và hoan nghênh.
Công Bính
Theo Dantri
Dân xót ruột vì tiền điện tăng Liên tục trong tuần vừa qua, nhiều hộ gia đình, chủ quán hàng ở TPHCM, Hà Nội "sốc" khi nhận hóa đơn tiền điện tháng 4 với mức tăng đột biến tới vài chục phần trăm. Dù muốn hay không, câu chuyện điều chỉnh giá điện từ 16/3/2015 đã ảnh hưởng không nhỏ tới người dân... Công nhân Công ty điện lực Hoàn...