Hóa điên sau 15 năm chờ người chồng phụ bạc
Qua một đêm mệt nhọc vì đứa con sơ sinh quấy khóc, chị Lành tỉnh dậy thì phát hiện chồng đã bỏ đi đâu mất. 15 năm đằng đẵng trôi qua, chị mòn mỏi ôm con chờ chồng trong vô vọng.
Thời gian cứ trôi đi, bao nhiêu yêu thương, giận hờn, chờ đợi trong tuyệt vọng đã khiến người vợ trẻ đã hóa điên dại. Những tiếng khóc nhớ chồng trong đêm, những tiếng gọi chồng tha thiết lúc tỉnh lúc mê như xé lòng những người chứng kiến…
Hòn vọng phu thời hiện đại
Trước căn nhà nhỏ ở thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến (TT. Phú Lộc, Thừa Thiên Huế), người phụ nữ có cái tên nhu mì Phan Thị Lành (36 tuổi) với mái tóc đen, mượt ngồi thẫn thờ trước cửa nhà. Thỉnh thoảng, chị lại tự nói một mình khiến những người xung quanh không khỏi ái ngại, thương xót. Được một lúc, hai ông bà già lập cập đến bên cạnh, nói nhỏ vài câu rồi kéo chị vào nhà. Thế nhưng, chị vẫn ngoảnh mặt ra ngoài, nói vớt vát: “Mệ để con đợi ảnh về! Ảnh sắp về rồi!”. Sự tò mò cùng lời nói cám cảnh của bà bán nước khiến tôi chạnh lòng: “Tội nghiệp con Lành! Đẹp người đẹp nết như thế mà bỗng dưng hóa điên vì đợi chồng!”. Câu chuyện về “hòn vọng phu” thời hiện đại cứ bám víu lấy suy nghĩ của tôi. Phận đời đầy những long đong của một người phụ nữ cứ hiển hiện qua lời kể đầy nước mắt xót xa…
Gia đình đông anh em nên Lành nghỉ học sớm ở nhà phụ giúp mẹ việc đồng áng. Cô gái có nước da trắng, tính tình hiền hậu được nhiều người quý mến vì sự siêng năng, hay lam hay làm và nụ cười hút hồn người khác. Phan Thị Lành và chàng trai cùng quê Hoàng Văn Hiếu học chung phổ thông. Hai người vốn là bạn học với nhau từ cấp II. Sau khi tốt nghiệp lớp 9, Hiếu gửi cho Lành một lá thư vỏn vẹn chỉ có dòng chữ: “Công chúa à, tớ thích bạn!”. Thế rồi, tình cảm hai người cứ thế nảy nở theo thời gian, tình yêu ấy của Lành và Hiếu được nuôi dưỡng suốt những năm tháng cấp ba. Cả xóm ai cũng chúc phúc cho đôi tình nhân vừa đẹp người vừa đẹp nết. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, tình yêu của đôi trẻ cũng đến độ chín muồi, Hiếu dẫn người nhà đến đặt vấn đề làm đám cưới.
Cưới xong, hai vợ chồng Lành đi hưởng tuần trăng mật mãi tận miền Nam khiến nhiều bạn bè cùng trang lứa ngưỡng mộ, bởi ở làng quê nghèo này mấy ai có điều kiện được như vậy. Chuyện tình thật đẹp của họ đơm hoa kết trái khi đứa con kháu khỉnh ra đời. Nhưng cũng từ ngày ấy, Hiếu bắt đầu biểu hiện thái độ khác với vợ con. Rồi một đêm mưa gió cách đây 15 năm, Hiếu lặng lẽ mở cửa bỏ đi không một lời từ biệt. Sáng thức dậy, chị Lành không tìm thấy chồng đâu, đứa con thì vẫn ngủ ngoan trong vòng tay người mẹ. Cô chạy ra ngoài rồi chạy sang nhà hàng xóm tìm Hiếu, tìm cả nhà bạn bè trong làng trong xã cũng không thấy chồng đâu.
Nhiều ngày sau đó, Lành miệt mài tìm nhưng không thấy tung tích của chồng. Người trong xã ở nhiều nơi có lúc điện thoại về báo gặp anh Hiếu ở chỗ này, chỗ nọ. Nhiều lần khác, chị lại được mọi người bảo anh Hiếu đã có vợ khác… Chị Lành nhất quyết không tin vào điều đó và ngày đêm ngóng đợi. Như giọt nước tràn ly, sự chờ đợi trong tuyệt vọng khiến chị phát điên. Một ngày nọ, người làng thấy chị hét lớn rồi chạy khắp hang cùng, ngõ hẻm trong thôn để… tìm chồng. Dân làng nghe vậy bèn đưa đến trạm y tế xã. Sau khi được sự giúp đỡ của bác sĩ, chị Lành cũng bắt đầu bình tĩnh trở lại, không đập phá nhưng suốt ngày nói lảm nhảm như người mất hồn. Từ hôm đó, thỉnh thoảng người dân lại thấy Lành chạy từ làng trên xóm dưới gọi tên chồng trong vô vọng.
Video đang HOT
Những lúc ốm đau, chỉ có hai mái đầu già chăm nhau. Ảnh TG
Thương con, ba mẹ chị là ông Dương Tường (67 tuổi) và Trần Thị Hiền (68 tuổi) đi cúng bái tứ phương nhưng không đỡ. Cực chẳng đã, vợ chồng ông đưa con gái vào khám và điều trị ở bệnh viện tâm thần Huế. Điều trị được vài hôm, Lành có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn như người mất hồn, lúc buồn lại ra đường đứng khiến cả nhà lo lắng đi tìm. Bà Hiền cho biết, nửa đêm đang nằm ngủ, nhiều lúc Lành bật dậy khóc nức nở rồi đòi mở cửa đi tìm chồng. Khi đó, bà chỉ biết ôm con vào lòng an ủi, cả hai mẹ con cùng khóc cho số phận hẩm hiu.
Những âm thanh xé lòng…
Từ khi chồng bỏ đi, ngày ngày chị Lành cứ chạy ra đường quốc lộ đứng đợi chồng, ai gọi cũng không về, ai khuyên cũng không nghe. Đứng mãi như thế, đến khi tối mặt người mới lọ mọ rảo bước về nhà. Mỗi lần thấy chị Lành như vậy, ông Tường lại tìm cách bắt con về nhốt trong nhà để tiện chăm sóc và tránh tai nạn cho chị. Bà Hiền (mẹ chị Lành) nhớ lại: “Khi chồng bỏ đi, cháu Lành cứ đứng mãi ngoài đường quốc lộ đợi chồng, không ăn uống, không chịu về. Ba của nó phải nhờ người bắt về nhốt lại. Làm cha làm mẹ thì chẳng ai lại muốn nhốt con mình nhưng cái Lành đã thành ra thế, biết làm sao cho đặng. Mà nếu không nhốt thì có lẽ, con tui đã chết ở đầu đường xó chợ rồi!”. Mấy năm nay, bệnh tình của Lành ngày một nặng hơn. Ông Tường kể, bữa trước Lành còn xé hết quần áo rồi chạy quanh làng. Khi thì cô nói cười một mình ở bụi rậm, khi thì ngồi cười ngẩn ngơ bên cái ao trước nhà.
Hàng ngày, bà Hiền và ông Tường phải thay nhau vào rừng bẻ cây rành rành đan chổi, bẻ nhánh bạch đàn đem bán cho hàng quán. Ông đi thì bà phải ở lại coi sóc hai đứa con lúc nào cũng ngớ ngẩn, chẳng biết ai là ai như thế. Con gái cả là Lành bị người chồng bỏ rơi, trong cảnh nhớ thương, đợi chờ chồng chị ta trở nên điên dại. Còn cậu con trai thứ đang tỉnh táo, bình thường thì một ngày bị đám trai làng khác đánh đến nỗi hóa ngẩn ngơ. Cậu con trai Phan Văn Toản (25 tuổi) trước kia rất khỏe mạnh và hiếu thảo với cha mẹ. Thương cha mẹ già, từ khi thôi học Toản siêng năng làm việc, khi thì vỡ nương, cuốc ruộng, khi thì đi phụ hồ, làm thuê mướn kiếm tiền nuôi gia đình. “Trước nó giỏi lắm, cái gì cũng làm được hết. Từ hôm bị đám trai làng khác đánh, nó kêu đau đầu rồi thành ra hóa điên như vậy”. Ông Tường ngậm ngùi kể. Có thể, những hình ảnh vật vờ, những nụ cười man dại, hay những việc làm quái gở không giống ai… khi chứng kiến ở hai chị em Lành khiến không ít người cảm thấy ghê sợ, xa lánh. Thế nhưng được gặp và nghe kể về câu chuyện tình bi ai khiến Lành phải trở nên như vậy, điều đọng lại với chúng tôi là sự day dứt, tiếc nuối và cả nỗi xót xa cho thân phận con người, cả người tỉnh lẫn người điên trong ngôi nhà nghèo khó này.
Theo VNE
"Cơm" ngon, vẫn thèm "phở"
Ai cũng khen em trai tôi "tốt số": kiếm được cô vợ đã đẹp lại ngoan hiền và giỏi giang. Ấy vậy mà nó vẫn tiếp tục giữ lối sống phóng túng hồi độc thân. Hiện em trai đang lén lút đi lại với một cô thua xa vợ về mọi mặt. Xin bác sĩ giải thích, tại sao em trai tôi lại dở hơi như vậy? - (Nguyễn Thị Ch., Đà Nẵng)
Gửi chị Nguyễn Thị Ch.,
Một số đấng tu mi nam tử bị mắc "bệnh gan mạn tính" rất khó chữa chị ạ, mà các cụ đã bắt bệnh trong câu ca dao: "Đàn ông năm bảy lá gan/Lá ở cùng vợ lá toan cùng người". Mặc dù đã có người "nâng khăn sửa túi", nhưng có nhiều ông vẫn tiếp tục chạy theo những bóng hồng khác với rất nhiều lý do, hoặc có khi cũng chẳng vì lý do nào.
Những người đàn ông mắc bệnh "to gan" này có một số biểu hiện:
"Thà lấy thêm chứ không đánh đổi"
Người đàn ông phát sinh những tình cảm "ngoài luồng" không phải vì chê vợ mình hay trong gia đình có những xích mích, bất hòa. Đơn giản chỉ vì anh ấy không muốn bỏ qua cơ hội. Người kiểu này sẽ chẳng dại gì bỏ vợ lấy "bồ", mà là muốn được cả hai.
"Của lạ bằng tạ của quen"
Khi cuộc sống vợ chồng đã trở nên quen thuộc đến độ nhàm chán, người đàn ông đã vượt qua thời kỳ theo đuổi và chinh phục rất thú vị, chuyển sang giai đoạn "thực hiện quyền và nghĩa vụ" với hàng núi trách nhiệm. Anh thấy tiếc cái thời vợ còn là người yêu, xinh tươi, hấp dẫn, đầy sức hút, đành thực hiện phương châm thỉnh thoảng "đổi món" cơm nhà chuyển sang ăn "đặc sản" ở bên ngoài, để thay đổi khẩu vị cho thêm phần hứng thú.
"Lấp chỗ trống"
Giữa vợ chồng không có sự hòa hợp ở vài điểm nào đó, người chồng không tìm cách khắc phục để cải thiện mối quan hệ gia đình, mà chọn cách dễ dàng hơn là đi cặp bồ để "bù đắp" những gì mà người vợ không có. Nhiều khi cùng lúc quen với vài cô mà vẫn không lấp đầy nổi khoảng trống trong tâm hồn.
"Người thợ săn"
Bản chất của phái mạnh là cạnh tranh và chinh phục, đó là niềm hãnh diện của họ. Đa số đàn ông chấp nhận thử thách trong việc thực hiện lý tưởng, sự nghiệp, công việc, một số chọn thử sức trong lĩnh vực... đàn bà. Họ coi việc tán tỉnh được nhiều phụ nữ là thành tích, khẳng định "bản lĩnh đàn ông thời nay" của mình với những người đàn ông khác.
Nhiều chị em không phát hiện ra chồng mình mắc "bệnh to gan" vì chàng ngụy trang khá tài tình. Cũng có chị biết hai năm rõ mười nhưng cam lòng chịu cảnh chồng chung, còn hơn "mất trắng cả người lẫn của".
Thật tiếc cho những ông chồng kiểu này, trong khi đang "thèm phở" ở tận đẩu tận đâu, coi chừng "cơm nguội" nhà mình lại là "đặc sản" khiến nhiều người dòm ngó.
Theo Dantri
Gia đình trẻ và nguy cơ đổ vỡ Gia đình truyền thống vốn có nhiều ưu điểm. Ở đó ông bà được sum họp cùng con cháu, thỏa mãn nhu cầu tình cảm rất lớn của người già. Con cháu cũng có điều kiện chăm sóc ông bà, cha mẹ nên các thế hệ gắn bó với nhau hơn. Trong những gia đình truyền thống, trẻ em được giáo dục tốt...