Hòa đàm Yemen đạt thỏa thuận đầu, Saudi Arabia nắm đằng chuôi
Khủng hoảng Yemen ít tiến triển, Saudi Arabia không cần “nghe lệnh” Mỹ.
Liên Hiệp Quốc đã đứng ra bảo trợ hòa đàm giữa Chính phủ Yemen được Saudi Arabia hậu thuẫn và phong trào dân tộc ở Yemen ủng hộ chế độ Tổng thống cũ mang tên Houthi suốt 1 tuần này nhưng đạt được ít triển vọng hòa bình.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Yemen, ông Martin Griffiths (tóc trắng) sau cuộc gặp với nhà lãnh đạo lực lượng Houthis, ông Mohammed Ali al-Houthi (đội mũ đỏ ngay sau ông Griffiths) tại thủ đô Sanaa
Theo Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại Yemen Martin Griffiths, thỏa thuận đạt được đầu tiên là trao đổi tù nhân quy mô lớn. Ước tính 15.000 người sẽ được trao đổi.
Cuộc trao đổi tù nhân sẽ được tiến hành thông qua sân bay Sanaa do phiến quân Houthi kiểm soát tại miền Bắc Yemen và sân bay Sayun do chính phủ kiểm soát ở miền Nam nước này. Liên Hợp Quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế sẽ giám sát quá trình này.
Ahmad al Bahri, một trong những người lãnh đạo phong trào Houthi Ansar Allah, nói với Sputnik rằng, ngoài việc trao đổi tù nhân, hai bên cũng sẽ ký kết những thỏa thuận kinh tế. Các công việc đang được thực hiện để ổn định hóa tỷ giá giữa Real Yemen với đồng USD Mỹ.
Một số vấn đề gai góc khác là quy chế thành phố cảng Hodeidah, tái mở cửa sân bay Sanaa, nhằm xây dựng lòng tin giữa các bên tham chiến ở Yemen.
Tuy nhiên, hòa đàm Yemen vẫn chưa giải quyết được các vấn đề bế tắc chính như thỏa thuận ngừng bắn ở cảng Hodeidah, tái mở cửa sân bay Sanaa.
Đối với thành phố cảng Hodeidah, cửa khẩu chính lưu thông hàng hóa thương mại và hàng cứu trợ cho hàng triệu người dân đang bị thiếu đói, Liên Hiệp Quốc đề xuất các bên tham chiến rút khỏi thành phố này và đặt thành phố dưới sự kiểm soát của một thực thể độc lập.
Video đang HOT
Thực thể độc lập này sẽ quản lý thành phố và hải cảng sau khi binh sỹ của hai bên rút đi. Các quan sát viên Liên Hợp Quốc có thể được triển khai tại Hodeidah.
Mỹ cũng là bên ủng hộ ý tưởng này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert trước đó tuyên bố: “Cảng Hodeidah cần được bàn giao cho bên trung lập để đẩy nhanh sự hỗ trợ đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng nhân đạo gay gắt và ngăn chặn việc sử dụng cảng vào các phi vụ buôn lậu hàng hóa và vũ khí bất hợp pháp, cũng như tài trợ cho các chiến binh Houthi”.
Chính quyền Yemen được phương Tây ủng hộ muốn nắm quyền kiểm soát cảng Hodeidah.
Tuy nhiên, cả Chính phủ Yemen và Houthi đều có quan điểm khác nhau về điều này. Ngoại trưởng Yemen Khalid al Yamani đứng đầu phái đoàn đàm phán cho rằng, Hodeidah cần đặt dưới sự quản trị của Bộ Nội vụ trong khi Houthi nói Hodeidah cần được coi là khu vực trung lập.
Hai bên cũng chưa đạt được bất cứ vấn đề nào về việc mở cửa lại sân bay Sanaa.
Kết quả này được cho là chưa làm hài lòng tất cả các bên tham gia hòa đàm.
Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, 2 nước đứng đầu liên minh các nước Arab can thiệp vào Yemen từ năm 2015 đang chịu sức ép phải sớm khôi phục chính quyền của Tổng thống lưu vong Yemen Hadi.
Trước khi diễn ra các vòng đàm phán hòa bình, Saudi Arabia đã đứng trước đề nghị của Mỹ về việc đưa ra một thỏa thuận ngừng bắn, thử thách lực lượng Houthi buông súng.
Việc Saudi Arabia xuống nước trước phiến quân Houthi sẽ được cho là nghĩa cử cao đẹp và đẩy Houthi vào lựa chọn. Không chấp nhận buông súng thì bị tấn công triệt để hoặc chấp nhận (khó xảy ra) thì Saudi càng nắm cơ hội chiếm được thỏa thuận có lợi.
Đặc biệt là trong bối cảnh lực lượng Houthi tại Yemen đang nổi lên là lực lượng có sức mạnh quân sự thiện chiến, có khả năng mở các cuộc tấn công vượt khỏi biên giới Yemen so với lực lượng quân đội của Tổng thống lưu vong mà Mỹ và Saudi Arabia đang ủng hộ.
Trong tình huống Houthi tấn công tên lửa xuyên biên giới sang Saudi, thế giới sẽ coi Houthi là những kẻ xâm lăng, các đòn tấn công từ Saudi sẽ nhận được sự cảm thông, được coi là tự vệ.
Do đó, nếu Saudi Arabia là bên chịu nhún nhường, khởi xướng một lệnh ngừng bắn, điều đó có lợi cho tất cả các bên.
Đáng nói là, Saudi Arabia không chấp nhận điều này. Quốc gia này liên tục tiến hành các cuộc tấn công quy mô lớn và đẫm máu nhằm vào Yemen. Chiến thuật này vừa bị quốc tế lên án, vừa không giải quyết triệt để tình hình.
Nếu chiến tranh tiếp diễn, các nguy cơ an ninh mà Riyadh phải đối mặt từ một thế lực thiện chiến cùng với hiện diện quân sự mở rộng của Iran trên khắp biên giới Saudi Arabia ngày một rõ ràng và nghiêm trọng.
Nếu Saudi Arabia không đưa ra lệnh ngừng bắn trước khi hòa đàm thành công thì họ sẽ bị coi là những kẻ xâm lược. Quốc tế đã lên án vụ việc nhà báo Jamal Khashoggi, ảnh hưởng mạnh mẽ tới uy tín của Hoàng tử Saudi. Nếu tiếp tục can thiệp mạnh tay và không giấu giếm, Riyadh sẽ càng bị sa lầy ở cuộc chiến Yemen.
Nhưng kết quả cuộc hòa đàm không có nhiều tiến triển, điều này cũng không khó đoán với Saudi Arabia và rõ ràng Riyadh cũng đã bỏ số tiền hơn 100 tỷ USD để mua vũ khí Mỹ. Dù Mỹ muốn gây sức ép, họ buộc phải dè chừng một phần vì người đồng minh giàu có này.
Huy Vũ
Theo Đatviet
Liên quân Arab bắn hạ 2 tên lửa đạn đạo của phiến quân Houthi
Ngày 20/10, lực lượng không quân của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu đã bắn hạ 2 tên lửa đạn đạo của phiến quân Houthi nhằm vào khu vực do Chính phủ Yemen kiểm soát tại Durayhmi, thuộc thành phố Hodeidah bên bờ biển Đỏ.
Cảnh đổ nát tại Yemen vì chiến tranh. (Nguồn: rte.ie)
Bên cạnh đó, các hãng truyền thông thân cận với Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã bắn rơi một máy bay không người lái chứa chất nổ khi máy bay này đang trên đường đến thành phố Hodeidah. Đến nay, các bên liên quan chưa ghi nhận bất cứ thương vong nào trong 2 vụ tấn công kể trên của Houthi.
Hiện tại, phiến quân Houthi đang thực hiện cuộc tấn công toàn diện nhằm vào các vị trí quân sự quan trọng của liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu tại Hodeidah. Tuy nhiên, các cuộc không kích mạnh mẽ của liên quân đã khiến phiến quân Houthi thiệt hại lớn.
Chính phủ Yemen đang tìm cách đẩy hoàn toàn phiến quân Houthi ra khỏi thành phố chiến lược Hodeidah, bất chấp cảnh báo của các cơ quan nhân đạo quốc tế.
Yemen là một trong những quốc gia Arab nghèo nhất, bị chiến tranh tàn phá nặng nề kể từ khi phiến quân Houthi theo dòng Hồi giáo Shi'ite, nổi dậy chiếm lĩnh phần lớn đất nước, bao gồm cả thủ đô Sanaa vào năm 2014.
Năm 2015, Saudi Arabia dẫn đầu liên minh quân sự các nước Arab can thiệp vào Yemen, ủng hộ Chính phủ của Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi sau khi phiến quân Houthi buộc ông phải lưu vong.
Liên hợp quốc đã xếp Yemen là quốc gia đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới, với khoảng 7 triệu người chịu tác động của nạn đói và hơn 20.000 người tử vong do dịch tả.
Theo vietnamplus
Liên hợp quốc nối lại cuộc điều tra tội ác chiến tranh ở Yemen Reuters đưa tin, ngày 28/9, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết kéo dài một cuộc điều tra quốc tế về nhân quyền ở Yemen, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của Yemen và Saudi Arabia. Các lực lượng Chính phủ Yemen do liên quân Arab hậu thuẫn tuần tra tại thành phố Aden. (Ảnh:...