Hoà đàm Afghanistan – Taliban: Rủi ro đáng giá
Cuộc bàn thảo lần thứ tư giữa Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ đã dàn xếp cho chính phủ Afghanistan và Taliban tiến hành hòa đàm trong tháng 3.
Ngoại trưởng Afghanistan, ông Salahuddin Rabbani (bìa phải) nói trong cuộc bàn thảo giữa các quan chức Afghanistan, Pakistan, Trung Quốc và Mỹ hôm 23.2 – Ảnh: Reuters
Đối với giải pháp chính trị cần có cho hòa giải và hòa hợp dân tộc, an ninh và ổn định, phát triển và hội nhập của Afghanistan thì kết quả ấy rất quan trọng và đáng khích lệ. Taliban hiện không đủ khả năng để lật đổ thể chế ở Afghanistan. Nhưng chính quyền Kabul với sự hậu thuẫn của Mỹ và đồng minh cũng không thể xóa sổ được Taliban.
Mọi tiếp xúc song phương hay đa phương của các đối tác bên ngoài, kể cả của Mỹ, chính thức cũng như không chính thức, bí mật cũng như công khai, với Taliban cho tới nay đều chưa có kết quả đáng kể nào. Vì thế, khuôn khổ bàn thảo 4 nước nói trên đã chứng tỏ thích hợp và hiệu quả hơn cả đối với việc vươn tới giải pháp hòa bình cho Afghanistan.
Lôi kéo Taliban vào giải pháp chính trị ẩn chứa rất nhiều rủi ro cả về chính trị lẫn an ninh. Taliban bao gồm nhiều phe phái và không ai biết sẽ phải đàm phán với ai để thỏa thuận đạt được có hiệu lực ràng buộc chung cho cả lực lượng. Taliban có thật sự muốn tự chuyển hóa thành tổ chức chính trị không hay chỉ sẵn sàng lùi bước để rồi khi nào thuận lợi lại lật thế cờ. Rồi lại còn việc cả Pakistan lẫn Trung Quốc cũng sử dụng con bài Taliban cho mục đích chiến lược riêng.
Video đang HOT
Cho nên kể cả khi có được giải pháp chính trị, tương lai của Afghanistan vẫn đầy ẩn số. Tuy nhiên, các bên liên quan phải chấp nhận rủi ro thì mới mở ra cơ hội tìm được giải pháp có lợi nhất cho họ và sớm chứ không phải khi đã quá muộn.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Nguyên nhân Mỹ thay đổi kế hoạch rút quân tại Afghanistan
Tổng thống Barack Obama ngày 15.10 đã thông báo hàng ngàn binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Afghanistan thay vì về nước như dự kiến. Đâu là nguyên nhân khiến Tổng thống Mỹ đưa ra quyết định như vậy?
Lính dù Mỹ tại Afghanistan - Ảnh: Lục quân Mỹ
Việc hoãn rút quân đánh dấu sự thay đổi lớn về mục tiêu kết thúc chiến tranh tại cả Afghanistan và Iraq của Tổng thống Obama. Những biến động gần đây trong khu vực và sự tăng cường sức mạnh của Taliban là một trong số các yếu tố chính góp phần đưa ra quyết định này, theo đài ABC News ngày 15.10.
Đầu tiên, có thể thấy tình hình Afghanistan đang chuyển biến theo chiều hướng xấu, nhất là khi Taliban hồi tháng trước chiếm được thành phố Kunduz. Chỉ trong 15 ngày, lực lượng này đã phá hủy các tòa nhà chính phủ, giải thoát nhiều tù nhân, săn lùng các quan chức, khiến nhiều người dân phải bỏ nhà cửa chạy thoát thân. Đây là lần đầu tiên Taliban có một cuộc bao vây với quy mô như vậy từ khi quân Mỹ hiện diện tại Afghanistan. Điều này cho thấy lực lượng chính phủ Afghanistan không được trang bị tốt để có thể đương đầu với Taliban, theo trang Christian Science Monitor.
Theo Liên Hiệp Quốc, lực lượng Taliban giờ đây đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ tại Afghanistan hơn lúc trước. Tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng tập hợp lực lượng và tuyển mộ nhiều tay súng tại đây, trong khi al-Qaeda vẫn đang tìm kiếm căn cứ an toàn ở các vùng núi Afghanistan.
Quyết định giữ quân Mỹ ở lại được đưa ra sau hàng tháng trời đối thoại và đánh giá tình hình giữa Tổng thống Obama, Tổng thống Afghanistan - ông Mohammad Ashraf Ghani và Trưởng quan hành chính (tương đương chức thủ tướng) Abdullah Abdullah.
Việc Taliban lớn mạnh khiến Mỹ phải thay đổi kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan - Ảnh: AFP
Các quan chức cấp cao cho biết binh sĩ Mỹ sẽ tiếp tục 2 nhiệm vụ tại Afghanistan, không chiến đấu mà chỉ huấn luyện, tham mưu và hỗ trợ cho lực lượng Afghanistan nhằm ngăn chặn mối đe dọa khủng bố.
Tổng thống Obama thông báo Mỹ sẽ giữ 9.800 lính tại Afghanistan suốt năm 2016, trái ngược kế hoạch ban đầu là chỉ giữ khoảng 1.000 lính vào cuối năm 2016 với nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh cho đại sứ quán. Vào cuối năm 2016, số lính sẽ giảm xuống còn 5.500. quyết định rút giảm sẽ được tính toán với các chỉ huy tại Afghanistan và phe đồng minh. Số lính này sẽ đóng quân tại các vùng Jalalabad, Kandahar, Kabul và Bagram.
Chi phí ước tính cho kế hoạch mới của Mỹ là 14,6 tỉ USD mỗi năm, tăng so với chi phí dự kiến cho kế hoạch trước là 10 tỉ USD.
Mỹ đưa quân vào Afghanistan dưới thời Tổng thống George W. Bush sau vụ khủng bố 11.9 nhằm tiêu diệt al-Qaeda và lật đổ Taliban, tổ chức được cho là che chở cho al-Qaeda.
Số lượng lính Mỹ triển khai tại Afghanistan đạt mức cao nhất vào năm 2010-2011 với gần 100.000 lính.
Theo Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ và Cơ quan phát triển liên quốc gia, chi phí cho các chiến dịch tại Afghanistan của Mỹ kể từ năm tài khóa 2001 là 817,2 tỉ USD.
Có 2.356 lính Mỹ đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu Chiến dịch Tự do vĩnh cửu (Operation Enduring Freedom) nhằm chống Taliban và al-Qaeda tại Iraq và Afghanistan năm 2001. Có 2.229 người trong đó tử trận tại Afghanistan, theo ABC News.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Khởi động hội nghị bốn bên về tiến trình hòa bình của Afghanistan Bộ trưởng Ngoại giao Afghanistan Salahuddin Rabbani nhắc lại lời kêu gọi Taliban tham gia đàm phán, đồng thời cho biết buổi họp ngày 23-2 sẽ chuẩn bị lộ trình để nhanh chóng tổ chức các buổi gặp trực tiếp giữa chính phủ nước này và Taliban. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Rabbani cho biết: "Tôi mong muốn nhóm này (Afghanistan,...