Hòa đàm Afghanistan: Mỹ nhờ Nga hỗ trợ đàm phán Taliban
Mỹ và Nga đã đi đến việc nhất trí tìm kiếm các giải pháp trong cuộc đàm phán với tổ chức Taliban cho tiến trình hòa bình ở Afghanistan.
Đặc phái viên của Mỹ về hòa bình Afghanistan, Zalmay Khalilzad cho biết ông cùng người đồng cấp Nga Zamir Kabulov đã có một cuộc thảo luận tại Ankara (Thủ đô của Thổ Nhĩ Kỳ) trong ngày 22/2.
Cả hai bên đã nhất trí cùng nhau tìm kiếm các phương án để dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với các thủ lĩnh của Taliban. Đây là điều kiện tiên quyết để nhóm này quay lại quá trình đàm phán hòa bình Afghanistan với Mỹ.
Giới thạo tin Mỹ cho rằng việc này sẽ giúp đẩy nhanh tốc độ của các cuộc thương lượng. Việc gỡ bỏ lệnh cấm đi lại nước ngoài với các thủ lĩnh nếu được thông qua sẽ là bước đột phá cho việc chấm dứt cuộc chiến suốt 17 năm mà Mỹ phát động ở quốc gia Trung Đông này.
Đáp lại, phía Taliban tuyên bố sẽ nối lại đàm phán với Mỹ trong ngày 25/2 tại Qatar và tin rằng cuộc gặp sẽ có “kết quả tích cực” khi có một bên thứ ba đủ uy tín làm chứng và đảm bảo cho các thỏa thuận. Như vậy, Taliban đang đặt niềm tin vào Moscow trong các vấn đề với Washington.
Các tay súng của lực lượng Taliban ở Afghanistan
Cho đến nay, Taliban vẫn từ chối đàm phán trực tiếp tay đôi với chính quyền của Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani, nhưng đồng ý sẽ tham gia vào các vòng đàm phán mở rộng có đông thành phần. Cuộc đàm phán ở Qatar sắp tới là một trong số đó.
Video đang HOT
Thực tế, Mỹ đang rất sốt sắng trong việc đạt được một tiến trình hòa bình với Taliban. Mong muốn của Mỹ cho rằng Taliban sẽ đảm bảo các cam kết ngừng bắn, thảo luận chính sách với chính quyền Afghanistan và tiến đến việc giải quyết mọi mâu thuẫn bằng phương pháp chính trị.
Điều này đồng nghĩa với việc Mỹ muốn Taliban từ chối vai trò của một tổ chức vũ trang, thay vào đó tiến hành hoạt động theo đường lối một phe phái chính trị của một đất nước thống nhất, ngoài ra Mỹ muốn Taliban ngừng cung cấp cơ sở và vật chất cho các nhóm khủng bố trên quốc gia này.
Ngược lại, Taliban không tin tưởng vào các ý định của Mỹ, họ cho rằng cần phải có thêm nhiều thử nghiệm, rõ ràng nhất bằng việc tháo bỏ các cấm vận liên quan đến phong tỏa quyền đi lại và tài sản của tổ chức này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 22/2, sau chuyến làm việc với người đồng cấp phía Mỹ, Đặc phái viên Nga về Zamir Kabulov cho biết Moscow săn sàng đối thoại tham gia các cuộc đối thoại thực chất với Washington để cùng tìm ra giải pháp cho hòa bình ở Afghanistan.
“Nga có uy tín của mình đối với Taliban và các vấn đề Trung Đông. Chúng tôi có thể hỗ trợ Mỹ trong việc này. Tuy nhiên, họ cần tỏ ra nghiêm túc trong các cuộc đối thoại và loại bỏ tư duy áp đặt” – ông Kabulov cho biết với giới truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Mỹ đang hiện diện khoảng 14.000 quân ở Afghanistan và Tổng thống Trump đang muốn rút toàn bộ số binh lực này về nước
Những cuộc đàm phán giữa Mỹ và Taliban đã kéo dài suốt năm 2018 mà không mang lại bất kỳ bước tiến đáng kể nào. Cuối năm 2018, hai bên đạt được thỏa thuận khung, tuy nhiên những cuộc gặp gỡ tiếp theo vẫn rơi vào ngõ cụt.
Việc phải nhờ vào uy tín và ảnh hưởng của Nga cho thấy Washington hoàn toàn bất lực trước Taliban – lực lượng đang kiểm soát đến 60% lãnh thổ Afghanistan. Đây cũng là lực lượng bị Mỹ quy kết là khủng bố và tiến hành chiến tranh vào năm 2001.
Để thoát khỏi bãi lầy chiến tranh gần 2 thập kỷ, Washington buộc phải nhờ đến sự can thiệp của Moscow. Qua đó, Mỹ cũng đã tự thừa nhận thực tế phũ phàng, ảnh hưởng của Nga tại Afghanistan đang lớn hơn Mỹ. Moscow đã có được tín nhiệm cao hơn trong bối cảnh họ không hiện diện người lính nào ở quốc gia Trung Đông này.
Qua đó để thấy, mức độ uy tín của Nga trên bản đồ địa chính trị quốc tế ngày càng gia tăng. Dù luôn công khai quan điểm chống đối, cô lập và kìm chế Nga, nhưng với điểm nóng Afghanistan, Mỹ đã buộc phải mời Nga vào bàn đàm phán để giải quyết những vấn đề mà Nhà Trắng và đội ngũ cố vấn hùng hậu đằng sau bất lực.
Mỹ đang một lần nữa thể hiện mâu thuẫn của mình trong các vấn đề đối ngoại toàn cầu. Tuy họ cần phải “hợp tác thực chất” với Nga để giải quyết nhưng rắc rối của mình, nhưng Washington vẫn rao giảng khắp châu Âu về việc phải có thái độ quyết liệt với Nga, bất chấp lợi ích của sự hợp tác EU-Nga là rất lớn.
Minh Hoàng
Theo Nguoilaodong
Lực lượng Taliban tuyên bố hoàn tất dự thảo thỏa thuận hòa bình
Ngày 26/1, các nguồn tin của lực lượng Taliban cho hay đại diện đàm phán của nhóm và các quan chức Mỹ đã kết thúc vòng đàm phán mới tại Qatar. Theo đó, hai bên đã hoàn tất các điều khoản trong dự thảo thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt 17 năm cuộc xung đột tại Afghanistan.
Phiến quân Taliban tại huyện Sayid Karam, tỉnh Paktia, Afghanistan. Ảnh: AFP/TTXVN
Đặc phái viên hòa bình của Mỹ Zalmay Khalilzad đang trên đường tới thủ đô Kabul của Afghanistan để thông báo kết quả cho Tổng thống Ashraf Ghani về tiến trình đàm phán sau khi kết thúc 6 ngày thảo luận, dài hơn dự kiến.
Hiện Đại sứ quán Mỹ tại Kabul chưa đưa ra phát biểu về những thông tin trên.
Các nỗ lực ngoại giao của Mỹ nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Afghanistan đã được đẩy mạnh trong năm 2018 sau khi Mỹ bổ nhiệm đặc phái viên người gốc Afghanistan Zalmay Khalilzad đứng đầu các cuộc đàm phán trực tiếp với Taliban. Tính đến nay, ông Khalilzad đã tiến hành 4 cuộc đàm phán với các đại diện của Taliban, song bạo lực không vì thế mà giảm đi. Trong khi đó, mối quan ngại về việc các lực lượng vũ trang Afghanistan khó có thể chống lại mối đe dọa từ Taliban khi không có sự ủng hộ quân sự từ phía Mỹ đang ngày một tăng sau khi Tổng thống Donald Trump bày tỏ mong muốn giảm khoảng 7.000 binh sĩ, tức 1/2 số binh sĩ đang đồn trú tại Afghanistan.
Nỗ lực đàm phán về một thỏa thuận hòa bình nhằm chất dứt cuộc chiến 17 năm qua ở Afghanistan đã gặp trở ngại vì những bất đồng liên quan đến việc Taliban kiên quyết bác bỏ đề nghị đối thoại trực tiếp với Chính phủ Afghanistan, trong khi Mỹ và các nước lớn trong khu vực cho rằng tiến trình hòa bình phải do người dân Afghanistan dẫn dắt và làm chủ.
Afghanistan đã rơi vào tình trạng an ninh bất ổn do các cuộc giao tranh giữa quân đội và phiến quân Taliban. Lợi dụng tình trạng rối ren, nhiều tổ chức khủng bố đã thiết lập mạng lưới tại quốc gia này. Theo thống kê của Liên hợp quốc, kể từ tháng 1/2009, hơn 26.500 thường dân ở Afghanistan đã thiệt mạng và gần 49.000 người bị thương do xung đột vũ trang ở nước này. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ quyết định giảm một nửa trong tổng số 14.000 binh sĩ đồn trú tại quốc gia Nam Á này, trong khi hòa đàm giữa Chính phủ Afghanistan và Taliban vẫn không đạt được tiến bộ, làm gia tăng quan ngại về nguy cơ an ninh tại đất nước này trong thời gian tới.
Thanh Hương (TTXVN)
Theo Tintuc
Taliban khẳng định sẽ đối xử với Pakistan như "người anh em" Người phát ngôn lực lượng Taliban Zabiullah Mujahid khẳng định, nếu phong trào này một ngày nào đó có tiếng nói quyết định trong chính trường Afghanistan, họ sẽ tiếp cận Pakistan như một "người anh em và người láng giềng", tìm kiếm mối quan hệ toàn diện dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau. Các tay súng Taliban. (Nguồn: tasnimnews.com) Trong cuộc...