Hoa dã quỳ tô dải vàng giữa đại ngàn Trường Sơn
Trên những triền đồi, dọc những cung đường hoa dã quỳ đang nở rộ khoe sắc. Đại ngàn Quảng Trị lại khoác áo mới trong cái se lạnh của mùa đông.
Những ngày này, tại huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị), dọc theo những cung đường, những vạt hoa dã quỳ vàng óng đang nở rộ khoe sắc tạo nên một dải rực rỡ giữa đại ngàn Trường Sơn. Những khóm hoa mọc ngay hai bên đường, xung quanh là đồi cà phê, đồi sắn xen kẽ với cây hoa lau đang mùa trổ bông.
Từ những khóm hoa dã quỳ mọc dại dọc các tuyến đường huyện miền núi Hướng Hóa, sau đó được nhiều cá nhân, tổ chức khởi xướng, trồng và nhân rộng dọc các tuyến đường.
Hoa dã quỳ còn có nhiều tên gọi như hoa sơn quỳ, hoa cúc quỳ, hoa quỳ dại, hoa cúc Nitobe, hoa hướng dương dại, hoa hướng dương Mexico, hoa cúc Nitobe. Loài hoa này có tên gọi trong khoa học là Tithonia Diversifolia, thuộc họ nhà Cúc (Asteraceae).
Video đang HOT
Giữa đại ngàn Trường Sơn, màu hoa dã quỳ âm thầm tích tụ dinh dưỡng đợi ngày khoe sắc.
Loài hoa này gắn với câu chuyện về mối tình cảm động của một cô gái dành cho người tình. Vì vậy hoa dã quỳ là loài hoa thể hiện cho tình yêu chung thủy và sức sống mãnh liệt.
Cây dã quỳ thường quen sống ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt như khô cằn hoặc sỏi đá sẽ rất dễ mọc và phát triển nhanh.
Cứ đến đầu đông, các bạn trẻ lại rủ nhau tìm tới những cung đường ngập sắc hoa dã quỳ ở huyện Hướng Hóa để lưu lại những tấm hình đẹp nhất.
Vẻ đẹp không kiêu sa nhưng đầy hoang dại, bí ẩn của dã quỳ có sức lôi cuốn đến kỳ lạ. Được đặt trọn trong khung cảnh miền núi với thấp thoáng núi đồi nguyên sơ, khí hậu trong lành, thời tiết se lạnh lãng đãng sương giăng, dã quỳ trên miền biên giới Quảng Trị trở nên hấp dẫn và níu chân người qua.
Được biết, địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn đang có nhiều dự án phát triển con đường hoa, trồng hoa dã quỳ tại các thôn, xã vùng sâu. Mục tiêu của các dự án này là biến hoa dã quỳ thành một nét tiêu biểu mới của huyện Hướng Hóa.
Dã quỳ Đà Lạt vào mùa nở rộ
Cứ đến tháng 11 hàng năm, Đà Lạt lại phủ đầy sắc vàng của dã quỳ trên khắp các nẻo đường to nhỏ.
Đây là loài hoa dại mọc ở ven đường, du khách có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những khóm hoa vàng rực khắp nơi trong thành phố, trong công viên và cả những con đường đèo ngoại ô. Ảnh: Tùng Nguyễn.
Bông hoa dã quỳ không xòe to như hướng dương, nhưng do mọc thành bụi, nên khi bung nở tạo ra một thảm vàng rực rỡ tô điểm trên nền xanh của vùng đất cao nguyên lạnh giá. Hoa dã quỳ còn có nhiều tên gọi khác nhau, người dân địa phương gọi đây là cúc quỳ, sơn quỳ hay hướng dương dại. Ảnh: Tran Minh Hiếu.
Cứ đến tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ nở rộ cũng là thời điểm mùa mưa ở Đà Lạt kết thúc, du khách khắp nơi đổ về đây du lịch. Ảnh: Hà Hiển.
Thời điểm lý tưởng nhất để chụp ảnh hoa dã quỳ là khoảng sáng sớm hoặc khoảng giữa chiều, khi nắng chiếu vừa đủ không quá gắt, hoa có màu vàng ươm đẹp mắt. Ảnh: Đồng Ngô.
Một số cung đường và địa điểm ngắm hoa dã quỳ ấn tượng ở Đà Lạt: Khuôn viên Trường Đại học Đà Lạt, công viên Bà Huyện Thanh Quan, Chủng viện Minh Hòa, nhà ga Đà Lạt, đèo Prenn, đường cao tốc Liên Khương - Đà Lạt, sân bay Cam Ly, đồi chè Cầu Đất, đường đi Thung Lũng Vàng, Lang Biang... Ảnh: Vũ Thị Cẩm Tú.
Thời tiết Đà Lạt mùa này khá lạnh, du khách nên chuẩn bị trang phục giữ ấm cơ thể như găng tay, khăn, mũ len... Đặc biệt, đừng quên mang theo thuốc chống muỗi, côn trùng để sử dụng khi chụp ảnh trong những khóm hoa rậm rạp. Ảnh: Nguyễn Tiến Đạt.
Thác Trắng: Điểm du lịch giữa đại ngàn Khu du lịch sinh thái Thác Trắng, ở xã Thanh An (Minh Long), nơi có dòng thác hùng vĩ giữa đại ngàn Trường Sơn và là một trong những dòng thác tự nhiên tuyệt đẹp. Khu du lịch đã đầu tư nhiều dịch vụ vui chơi, giải trí, thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến khám phá. Đã nhiều lần...