Hoa dã quỳ rực vàng trên cao nguyên Chư Đăng Ya
Những vườn hoa dã quỳ nở rực vàng nơi ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động – Chư Đăng Ya tạo nên sắc màu làm mê đắm lữ khách.
Những ngày cuối thu, quanh núi lửa Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng triệu đóa hoa dã quỳ bung nở dưới cái nắng vàng ươm tạo nên vẻ đẹp mê mẩn đối với du khách khi khám phá miền đất cao nguyên trong Tuần lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya 2024.
Núi lửa Chư Đăng Ya là một tổ hợp 3 ngọn núi lửa nhỏ nằm sát nhau ở Chư Đăng Ya, thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai, nằm ở độ cao khoảng 500m so với mực nước biển. Núi lửa hình thành từ đợt phun trào hơn 200 triệu năm trước và sản sinh ra thứ “đặc sản” làm nên thương hiệu miền đất đầy nắng và gió này.
Tuần lễ hoa dã quỳ diễn ra từ ngày 6-12/11, với chủ đề “Đánh thức vùng quê Chư Păh – hành trình kết nối núi và hoa”. Khi đất trời giao mùa cũng là thời điểm hoa dã quỳ bung nở vàng rực từ chân núi đến đỉnh núi Chư Đăng Ya.
Hoa dã quỳ là loài hoa dại, mọc nhiều trên các cung đường ở Tây Nguyên, song loài hoa ấy chỉ được đán.h thức khi huyện Chư Păh tổ chức lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya.
Không chỉ mang lại vẻ đẹp hút hồn lữ khách mà loài hoa dại ấy còn hút ong bướm vây quanh.
Lễ hội hoa dã quỳ Chư Đăng Ya diễn ra tại nhà Rông làng Ia Gri, xã Chư Đăng Ya là dịp để huyện Chư Păh tôn vinh mảnh đất, con người và các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc anh em trên mảnh đất này.
Video đang HOT
Hàng nghìn du khách khắp nơi trong cả nước và du khách nước ngoài đã tìm đến Chư Đăng Ya trong mùa lễ hội. Dưới nắng mới và tiết trời se lạnh cùng ngắm loài hoa dại rực rỡ tỏa hương khoe sắc là trải nghiệm không thể nào quên với bất kỳ du khách nào đến đây.
Du khách mê mẩn với những rừng hoa dã quỳ bạt ngàn bung nở nơi cao nguyên lộng gió.
Hoa dã quỳ là một loài thực vật trong họ Cúc, hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, chẳng hạn như Trung Mỹ, Đông Nam Á và châu Phi. Tại Việt Nam, là hoa dại này cũng phát triển ở nhiều nơi, song sự cuốn hút đến lạ kỳ khi bung nở ở những cung đường đất đỏ xứ cao nguyên.
Hai bên đường lê.n đỉn.h núi Chư Đăng Ya hoa dã quỳ nở rực vàng.
Không chỉ ngắm hoa, du khách còn có dịp thử sức khỏe khi chinh phục cung đường từ chân núi lê.n đỉn.h núi với chiều dài 1.500m.
Một số du khách chọn cung đường khám phá hoa dã quỳ trên đỉnh Chư Đăng Ya bằng xe máy.
Khi “cán đích” và dong tầm mắt nhìn bao quanh chân núi bên dưới quả thực là một trải nghiệm không thể nào quên.
Hoa dã quỳ được người Pháp đưa về trồng ở Lâm Đồng vào đầu thế kỷ XX và với khả năng phát tán hạt rộng khắp, loài hoa này nhanh chóng thích nghi và phát triển mạnh mẽ, chiếm lĩnh các vùng đất Tây Nguyên.
Hoa dã quỳ có sức sống rất mãnh liệt trong điều kiện khắc nghiệt và nở rộ khi thu về.
Hoa dã quỳ nhuộm vàng rực rỡ khắp cung đường trên cao nguyên Lâm Đồng
Hoa dã quỳ sống mãnh liệt và hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo nên những vạt hoa vàng rực rỡ trải dài trên khắp cung đường ở cao nguyên Lâm Đồng.
Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt.
Hoa dã quỳ là loài hoa đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng. Hoa dã quỳ cũng vừa được UBND tỉnh này chọn làm biểu tượng xuyên suốt của "Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024".
Hoa dã quỳ là loại thân cứng có sức sống mãnh liệt, không cần trồng và chăm sóc như những loài hoa khác. Đây là loài hoa chỉ sống hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa, nảy mầm tạo thành những vạt dài hoa vàng trên các triền đồi cao nguyên.
Ngoài TP Đà Lạt, loài hoa này cũng mọc thành những quần thể lớn, tạo nên cánh đồng vàng bên những cung đường ở khắp tỉnh Lâm Đồng, như khu vực núi Voi cạnh cao tốc Liên Khương - Đà Lạt, núi R'Chai thuộc xã Tân Hội (huyện Đức Trọng) hay trên những cánh đồng rau, hoa tại huyện Đơn Dương (TP Bảo Lộc)...
Khi những cánh rừng, ngọn đồi, con đường nhuộm vàng hoa dã quỳ cũng là thời điểm cuối mùa mưa, báo hiệu mùa khô cao nguyên đến gần.
Vẻ đẹp và phẩm chất của dã quỳ đã trở thành niềm tự hào, nguồn cảm hứng trên vùng đất Tây Nguyên.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Trong lễ khai mạc cũng như xuyên suốt Festival Hoa Đà Lạt năm 2024, chúng tôi chọn hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng, làm biểu tượng để thể hiện tư tưởng chủ đạo. Điểm mới của Festival hoa năm nay là được tổ chức gần một tháng (5/12-31/12) với nhiều hoạt động phong phú nhưng không phô trương, hình thức, tránh lãng phí".
Festival hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề "Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu" với 53 chương trình.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Festival hoa Đà Lạt lần thứ X tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival hoa của Việt Nam. Đây không chỉ là ngày hội của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng mà còn là nơi gặp gỡ của du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt.
Sự kiện tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị về hoa và nghề trồng hoa Đà Lạt.
Chia sẻ thêm về tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng, ông S cho biết, Đà Lạt sở hữu cảnh quan xanh lý tưởng cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là tiên phong phát triển du lịch canh nông từ năm 2015. Đến nay, tỉnh có 37 điểm du lịch canh nông, trong đó có ba điểm đạt chuẩn quốc tế.
'Biển' vàng hoa dã quỳ trên cao nguyên Hoa dã quỳ là loại thân cứng có sức sống mãnh liệt. Hoa không được trồng và chăm sóc như những loài hoa khác, chỉ sống hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo thành những vạt dài trên các triền đồi cao nguyên. Ở Tp.Đà Lạt và vùng phụ cận (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều nơi dã quỳ mọc thành quần...