Hoa dã quỳ nhuộm vàng rực rỡ khắp cung đường trên cao nguyên Lâm Đồng
Hoa dã quỳ sống mãnh liệt và hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo nên những vạt hoa vàng rực rỡ trải dài trên khắp cung đường ở cao nguyên Lâm Đồng.
Mùa hoa dã quỳ Đà Lạt.
Hoa dã quỳ là loài hoa đặc trưng của tỉnh Lâm Đồng. Hoa dã quỳ cũng vừa được UBND tỉnh này chọn làm biểu tượng xuyên suốt của “Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024″.
Hoa dã quỳ là loại thân cứng có sức sống mãnh liệt, không cần trồng và chăm sóc như những loài hoa khác. Đây là loài hoa chỉ sống hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa, nảy mầm tạo thành những vạt dài hoa vàng trên các triền đồi cao nguyên.
Ngoài TP Đà Lạt, loài hoa này cũng mọc thành những quần thể lớn, tạo nên cánh đồng vàng bên những cung đường ở khắp tỉnh Lâm Đồng, như khu vực núi Voi cạnh cao tốc Liên Khương – Đà Lạt, núi R’Chai thuộc xã Tân Hội (huyện Đức Trọng) hay trên những cánh đồng rau, hoa tại huyện Đơn Dương (TP Bảo Lộc)…
Khi những cánh rừng, ngọn đồi, con đường nhuộm vàng hoa dã quỳ cũng là thời điểm cuối mùa mưa, báo hiệu mùa khô cao nguyên đến gần.
Video đang HOT
Vẻ đẹp và phẩm chất của dã quỳ đã trở thành niềm tự hào, nguồn cảm hứng trên vùng đất Tây Nguyên.
Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cho biết: “Trong lễ khai mạc cũng như xuyên suốt Festival Hoa Đà Lạt năm 2024, chúng tôi chọn hoa dã quỳ, loài hoa đặc trưng, làm biểu tượng để thể hiện tư tưởng chủ đạo. Điểm mới của Festival hoa năm nay là được tổ chức gần một tháng (5/12-31/12) với nhiều hoạt động phong phú nhưng không phô trương, hình thức, tránh lãng phí”.
Festival hoa Đà Lạt lần thứ X có chủ đề “Hoa Đà Lạt – Bản giao hưởng sắc màu” với 53 chương trình.
Ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Festival hoa Đà Lạt lần thứ X tiếp tục khẳng định Đà Lạt là thành phố Festival hoa của Việt Nam. Đây không chỉ là ngày hội của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lâm Đồng mà còn là nơi gặp gỡ của du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm những giá trị văn hóa du lịch độc đáo, riêng có của Đà Lạt.
Sự kiện tiếp tục khẳng định, tôn vinh những giá trị về hoa và nghề trồng hoa Đà Lạt.
Chia sẻ thêm về tiềm năng du lịch tỉnh Lâm Đồng, ông S cho biết, Đà Lạt sở hữu cảnh quan xanh lý tưởng cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là tiên phong phát triển du lịch canh nông từ năm 2015. Đến nay, tỉnh có 37 điểm du lịch canh nông, trong đó có ba điểm đạt chuẩn quốc tế.
'Biển' vàng hoa dã quỳ trên cao nguyên
Hoa dã quỳ là loại thân cứng có sức sống mãnh liệt. Hoa không được trồng và chăm sóc như những loài hoa khác, chỉ sống hoang dã, nhờ gió đưa hạt đi xa tạo thành những vạt dài trên các triền đồi cao nguyên.
Ở Tp.Đà Lạt và vùng phụ cận (tỉnh Lâm Đồng) có nhiều nơi dã quỳ mọc thành quần thể lớn. Khu vực núi Voi cạnh cao tốc Liên Khương - Đà Lạt, núi R'Chai thuộc xã Tân Hội, huyện Đức Trọng hay trên những cánh đồng rau, hoa tại huyện Đơn Dương, Tp.Bảo Lộc, dã quỳ mọc thành rừng hoặc thành những vạt dài hai bên những cung đường. Vào cuối mùa mưa, những cánh rừng, ngọn đồi, con đường nhuộm vàng hoa dã quỳ, là báo hiệu mùa khô cao nguyên đã đến gần.
Khi những bông hoa cuối cùng trong năm khép lại thì thân hoa cũng lụi tàn, chờ đến mùa sau lại nảy mầm, sinh sôi, hóa thân thành một đời hoa mới. Vẻ đẹp và phẩm chất của dã quỳ đã trở thành niềm tự hào, nguồn cảm hứng lớn trên vùng đất Tây Nguyên.
Dã quỳ là loại thân cứng có sức sống mãnh liệt. Hoa không được trồng và chăm sóc như những loài hoa khác, chỉ sống hoang dã, quanh năm làm bạn với nắng mưa, nhờ gió đưa hạt đi xa và đất mẹ cao nguyên màu mỡ cung cấp nguồn sống.
Hoa dã quỳ nở rộ khắp nơi.
Sắc vàng hoa dã quỳ bao phủ cao nguyên Lâm Đồng.
Hoa dã quỳ đang nở rộ Lâm Đồng Hoa nở rực rỡ, nhuộm vàng những con đường, triền đồi ở Lâm Đồng, nhất là Đà Lạt, khiến bao người dân và du khách khắp nơi ngẩn ngơ, say đắm. Hoa dả quỳ đã rở rộp khắp nơi, chờ đón du khách đến chụp ảnh. Thời gian này, hoa dã quỳ xuất hiện ở khắp nơi trong và ngoài Đà Lạt. Ở...