Hoa cúc – Quốc hoa và biểu tượng Hoàng gia Nhật Bản
Cứ vào mùa Thu, ở khắp Nhật Bản, hàng trăm loại hoa cúc đua nhau nở. Nhiều nơi có Hội hoa Cúc – loài hoa được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.
Vào thế thời Heian (thế kỉ thứ VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia.
Hoàng gia Nhật thường tổ chức một bữa yến tiệc thịnh soạn chỉ để thưởng ngoạn hoa cúc nở rực rỡ vào đúng ngày Hội hoa cúc (Choyo).
Hoa cúc là biểu tượng cho sự đầy đặn, phúc hậu, bản chất tốt đẹp và trường thọ.
Hằng năm, vào khoảng tháng 10, tháng 11, có không ít những lễ hội triển lãm hoa cúc được tổ chức.
Video đang HOT
Điển hình là lễ hội “Búp bê hoa cúc” được tổ chức tại Fukushima, Lễ hội Hoa cúc tại ngôi đền Inari Kasama, tỉnh Ibaraki, Lễ hội Hoa cúc tại đền Meiji, Tokyo…
Hoa cúc được người Nhật gọi là hoa Cát Tường, biểu thị cho sự trường thọ, thanh xuân bất tử, cũng được sử dụng làm dược thảo chữa bệnh.
Hoa cúc từ xa xưa được gọi với cái tên rất đẳng cấp là loài hoa Hoàng gia. Do đó, hoa cúc không được trồng phổ biến như ngày nay mà chỉ được trồng trong Hoàng cung hay các đền, chùa…
… Những người dân thường khi đó sẽ không được phép trồng hoa cúc.
Tại lễ hội, hàng trăm loài hoa cúc được thể hiện như những tác phẩm nghệ thuật độc đáo khi là hình búp bê, chim phượng, tứ quý, bạch hạc…
Hoa cúc xuất hiện khắp nơi từ họa tiết trên áo kimono, cuốn hộ chiếu hay thậm chí trở thành cảm hứng trong những cuốn menu ẩm thực.
Hằng năm, tại đất nước mặt trời mọc, có rất nhiều những lễ hội trưng bày, triển lãm hoa cúc diễn ra.
Hình ảnh bông hoa cúc vẽ cách điệu với 16 cánh bằng nhau chính là Quốc huy của Nhật Bản.
Bùi Hùng/VOV-Tokyo
Theo vov.vn
Trải nghiệm văn hóa ẩm thực từ "Lễ hội giã cốm"
Cốm Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó.
Lễ hội giã cốm xã Tú Lệ, giúp du khách du được trải nghiệm quy trình làm cốm thủ công và thưởng thức cốm Tú Lệ nổi tiếng thơm ngon của loại lúa nếp nương được nuôi bằng nước suối Tây Bắc.
Một gia đình xã Tú Lệ biểu diễn làm cốm cho du khách tham quan, tìm hiểu về cốm Tú Lệ.
Ngày 22/9, tại bản Nước Nóng, xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái) đã diễn ra Lễ hội giã cốm. Lễ hội giã cốm xã Tú Lệ là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong chuỗi các sự kiện của Lễ hội văn hóa, du lịch Mường Lò và khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2019.
Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Thung lũng xã Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song. Từ lâu, xã Tú Lệ đã nổi tiếng với một loại nếp đặc sản có hạt to tròn, trắng trong. Nếp Tú Lệ, khi được đồ thành xôi thì có vị dẻo, thơm đặc biệt; còn khi chế biến thành cốm thì lại có thêm hương vị thật ngọt ngào, thanh mát. Cốm xã Tú Lệ không chỉ là tinh hoa của đất trời, mà còn có cả tình yêu, hồn đất, hồn người gửi gắm vào trong đó.
Lễ hội giã cốm xã Tú Lệ nhộn nhịp với du khách tham quan.
Lễ hội giã cốm xã Tú Lệ bao gồm các hoạt động như: thi giã cốm, trưng bày sản phẩm dân tộc, văn hóa, văn nghệ và tổ chức các trò chơi dân gian. Lễ hội gồm 2 phần. Trong đó phần Lễ là tổ chức lễ cúng mừng cơm mới. Phần Hội là tổ chức Hội thi Trình diễn trang phục các dân tộc xã Tú Lệ; thi giã cốm, thi nấu món ăn truyền thống, trò chơi dân gian, trưng bày, bán các sản phẩm nông nghiệp như cốm, gạo nếp Tú Lệ...
Lễ hội giã cốm Tú Lệ tại huyện Văn Chấn, giúp khách du lịch được trải nghiệm quy trình làm cốm thủ công và thưởng thức cốm Tú Lệ nổi tiếng thơm ngon của loại lúa nếp nương được tưới bằng nước suối Tây Bắc.
Lễ hội giã cốm Tú Lệ góp phần quảng bá hình ảnh đất và người Tú Lệ cùng các sản vật đặc trưng nơi đây. Đến với Lễ hội giã cốm Tú Lệ, du khách sẽ được biết thêm về cách làm cốm của người dân Tú Lệ và thưởng thức hương vị ngọt ngào của cốm mới, vị dẻo thơm của xôi nếp hay không khí trong lành của thiên nhiên, cảnh sắc nơi đây mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị./.
Tin, ảnh: Kim Cương
Theo cpv.org.vn
50 bức ảnh vào vòng chung kết cuộc thi nhiếp ảnh thế giới "Mẹ thiên nhiên" năm 2019 (phần II) Top 50 bức ảnh rất đa dạng từ bức ảnh mê hoặc của cầu vồng đôi ở Na Uy, mặt trời mọc trên núi Bromo ở Indonesia đến bức ảnh Moselle Bend hình móng ngựa ở Bremm, Đức, một người phụ nữ lặn ngoài biển Menorca hay một con tắc kè hoa đang bắt mồi. Nhiếp ảnh gia Julian Nief đã chụp bức...