Hoa cúc: Kháng khuẩn, tiêu viêm
Hoa cúc rất đa dạng và phong phú trong đó cúc vạn thọ, cúc hoa vàng, cúc hoa trắng dung dị, mộc mạc nhưng đều có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật.
Cúc vạn thọ
Vốn mang sẵn ý nghĩa ngay trong chính tên của mình cúc vạn thọ là hình ảnh trường sinh của cuộc sống. Tính lâu bền và thời gian lưu giữ vẻ đẹp của nó dài hơn nhiều loài hoa khác. Cúc vạn thọ có 2 loài: loài cao lớn là cúc vạn thọ kép và loài thấp lùn là cúc vạn thọ đơn.
Trong y học, cúc vạn thọ có vị đắng cay mùi thơm tính mát không độc có tác dụng kháng khuẩn chống viêm tiêu đờm làm se giảm đau. Dùng riêng hoa cúc vạn thọ 20g giã nát trộn với ít đường hấp cơm dùng uống chữa kiết lỵ. Bột hoa chấm vào chỗ đau chữa đau nhức răng. Cao nước của hoa có tác dụng trên vi khuẩn gram dương. Cao lỏng từ rễ lại dùng nhuận tràng. Nước sắc hoặc nước hãm cả cây chữa tê thấp, nhiễm lạnh, viêm phổi, giun sán.
Chữa hen: cúc vạn thọ 20g phối hợp với rau cần trôi củ tầm sét thài lài tía nhân trần rễ bạch đồng nữ tinh tre mỡ mỗi thứ 10g thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước còn 100ml uống làm 2 lần trong ngày
Bổ dưỡng, tăng cường thị lực: hoa cúc vạn thọ 20g gan gà 50g băm nhỏ nấu ăn.
Chữa ho gà: hoa cúc vạn thọ 20g hoa đu đủ đực 10g húng chanh 10g đường phèn 20g. Tất cả dùng tươi rửa sạch giã nhỏ cho vào bát cùng đường phèn. Hấp cách thủy trong 10-15 phút. Để nguội nghiền nát thêm nước gạn uống làm 2-3 lần trong ngày
Dùng ngoài, chữa bỏng nhẹ, mụn nhọt: lá cúc vạn thọ để tươi rửa sạch giã nát đắp vào nơi tổn thương.
Chữa viêm vú: hoa cúc vạn thọ phối hợp với kim ngân hoa lá đại bi lượng đều 30g rửa sạch đắp vào nơi viêm.
Cúc hoa sơ phong, thanh nhiệt, chống viêm, giải độc.
Cúc hoa vàng
Video đang HOT
Cúc hoa vàng tên khác là hoàng cúc, cam cúc, dã cúc, được thu hái từ tháng 10 đến hết năm, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị ngọt, hơi đắng màu vàng nâu, mùi thơm, tính mát, lợi về kinh phế, can, thận. Theo Đông y, cúc hoa vàng có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, làm sáng mắt, chủ trị các bệnh về mắt.
Chữa mắt có màng mộng: cúc hoa vàng 100g, thuyền thoái 100g. 2 vị trên tán nhỏ, rây bột mịn. Ngày uống 2-3 lần. Mỗi lần 8-12g với nước có hòa ít mật ong.
Chữa mắt đỏ sưng đau, gan nóng: cúc hoa vàng 10g, thanh tương tử 10g, thảo quyết minh 10g, sung úy tử 10g, sinh địa 10g. Sắc uống.
Hoặc dùng bài: cúc hoa vàng 4g, nụ hòe 4g, lá sen hoặc ngó sen 10g. Hãm với nước sôi uống thay trà.
Chữa đau mắt lâu ngày, chảy nước mắt: cúc hoa vàng 10g, quả tật lê 10g, hạt thảo quyết minh ( sao vàng) 10g. Tất cả giã nhỏ, sắc uống trong ngày.
Chữa thị lực kém, viêm thoái hóa hoàng điểm: cúc hoa vàng 12g, thục địa 20g, hạt thảo quyết minh 20g, thương truật 12g, chi tử 12g, hoàng cầm 12g, kỷ tử 12g, đại táo 12g, long nhãn 12g, viễn chí 12g, thuyền thoái 8g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc uống trong ngày. Thời gian điều trị 1 – 2 tháng.
Chữa hoa mắt chóng mặt, khô mắt: cúc hoa vàng 12g, kỷ tử 20g, đan bì 12g, phục linh 12g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, hoài sơn 16g, thục địa 32g. Các vị thuốc đem phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, luyện với mật ong, hoàn mỗi viên bằng hạt ngô. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12-18 viên chiêu với nước hoặc sắc uống.
Chữa thận hư, mắt mờ, hoa mắt, tăng huyết áp: cúc hoa vàng 12g, hoa hòe 12g, hạt thảo quyết minh (sao vàng) 12g, kỷ tử 12g, thục địa 12g, huyền sâm 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 12g, ngưu tất 12g. Tất cả phơi khô, sắc uống ngày một thang.
Cúc hoa trắng
Cúc hoa trắng còn gọi là bạch cúc. Tốt nhất mỗi khi sử dụng làm thuốc thì nên dùng cúc hoa trắng đang còn tươi sẽ có hiệu quả hơn cúc hoa trắng khô. Thu hoạch vào lúc hoa còn chưa nở và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ thấp, cất bảo quản sử dụng dần. Thường 5 – 6kg hoa tươi cho 1kg cúc hoa khô.
Theo y học cổ truyền, hoa cúc trắng tính mát, vị khổ tân vào hai kinh: tâm, phế, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho; mát gan, sáng mắt, chữa trị phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt…
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: cúc trắng 10g, hoa hòe 8g, lạc nhân 3g. Tất cả rửa sạch, đổ 550ml nước, sắc còn 250ml nước chia 3 lần. Cần uống 10 thang liền.
Chữa đau đầu do thay đổi thời tiết: cúc trắng 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Tất cả rửa sạch đổ 700ml nước đun còn 300ml nước, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 – 5 ngày liền.
Chữa hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, mất ngủ suy nhược cơ thể: cúc trắng 10g, ngải cứu 12g, rau má 8g, hoa thiên lý 10g, lá đinh lăng (lá bánh tẻ) 8g. Tất cả rửa sạch cho 700ml nước sắc còn 250ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 5 ngày liền.
Hỗ trợ điều trị viêm amidan mạn tính: cúc trắng 40g, tía tô 30g sắc uống thay trà hằng ngày.
Giúp sáng mắt: cúc trắng hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày.
Ăn gỏi tái, hiểm họa cận kề
Ngày Tết đang đến gần, những bữa liên hoan tất niên cũng diễn ra thường xuyên hơn. Trong những bữa tiệc đó, nhiều người thích ăn những món gỏi tái, mà không biết nguy cơ nhiễm bệnh từ các món ăn này rất cao.
Trong các bữa liên hoan hoặc trên bàn nhậu, những món ăn quen thuộc được chế biến từ các loại thịt tái, sống như bê, dê tái chanh, bò tái, thịt lợn tái chanh, gỏi cá, nem chua, tôm tái cuốn lá cải hay tiết sống động vật... được rất nhiều người ưa chuộng bởi vị ngon vừa miệng, đặc biệt thích hợp lai rai trong những cuộc nhậu.
Nếu đảm bảo nguồn thực phẩm cung cấp đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, thì khi ăn những món tái vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng và không gây hại cơ thể.
Tuy nhiên, ở nước ta, khi thưởng thức các món ăn này, người sử dụng không thể tránh khỏi nguy hiểm rình rập đến sức khỏe bởi nguồn cung cấp thực phẩm thiếu an toàn. Ẩn sâu trong những món ăn đó, chứa vô vàn những loại vi khuẩn, ký sinh trùng như giun sán, thậm chí là vi khuẩn liên cầu lợn gây chết người.
Theo nghiên cứu, có khoảng 50 loại giun sán ký sinh được tìm thấy ở thủy sản, một số loại có thể gây chết người. Trứng giun sán trên sông biển ao hồ, trung chuyển qua ốc, tôm, cua rồi ẩn sâu vào thịt cá.
Với những món tái như gỏi, trứng giun sán vẫn sống trong miếng thịt và theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể người. Sau đó, ấu trùng này sẽ nở thành giun sán và bắt đầu gây bệnh.
Khi ăn thực phẩm tái chưa nấu chín, nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây lợn khá cao. Bệnh nhân khi ăn phải thịt nhiễm ấu trùng giun sán chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ theo đường tiêu hóa trú tại dạ dày và ruột non. Sau 24h, những ấu trùng này phát triển trưởng thành và ký sinh trong niêm mạc ruột, gây ra những vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe.
Vài ngày sau, vi khuẩn, giun sán sẽ sinh sôi, nảy nở một cách chóng mặt, tạo kén, xâm nhập vào hệ tuần hoàn, cơ hoành và các tổ chức cơ vân làm hại cơ thể. Thời gian ủ bệnh cũng khá lâu, 30- 45 ngày tùy thể trạng và lượng ấu trùng có trong cơ thể. Như kén giun xoắn có thể tồn tại trong cơ thể từ vài năm, thậm chí là vài chục năm.
Người bị nhiễm giun sán thường có biểu hiện đau bụng thành từng cơn, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân lỏng, thiếu máu, người xanh xao, ngứa, mề đay, suy nhược cơ thể. Đặc biệt hơn, một số người còn có thể xuất hiện tình trạng xuất huyết dưới giác mạc, võng mạc, sốt nhẹ, sốt tăng dần, đau lưng cơ đổ mồ hôi, ớn lạnh, mệt mỏi và kiệt sức... Thậm chí, có người bị viêm màng não mủ, tụt huyết áp rất nguy hiểm.
Bất cứ một loài ký sinh trùng nào, kể cả vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể sẽ đi vào máu đầu tiên, sau đó đi vào các bộ phận khác. Trong khi đó, cấu tạo của bộ não rất lỏng lẻo nên các loại sán, ký sinh trùng rất dễ xâm nhập và thích nghi ở đó.
Đáng ngại hơn, khi ăn phải những thức ăn tái có chứa ấu trùng giun, sán, vi khuẩn gây bệnh sẽ xuyên qua thành ruột lên não và tồn tại trong đó, tạo thành vôi. Sau đó, tùy thuộc vào cơ địa và hệ miễn dịch của từng người mà gây hại cho cơ thể. Giun, sán ký sinh trong não có thể để lại di chứng thần kinh như ngớ ngẩn, mất trí nhớ, liệt, phải cắt bỏ chi, thậm chí gây thiệt mạng nếu bệnh nhân chủ quan.
Khi ăn các thực phẩm tái chưa nấu chín, nguy cơ nhiễm ấu trùng sán dây lợn khá cao.
Ngoài nguy cơ nhiễm giun sán, các món ăn tái sống nếu được chế biến từ thực phẩm không an toàn, có chứa vi khuẩn tụ cầu, liên cầu, E.Coli có thể gây bệnh cho người qua đường tiêu hóa.
Triệu chứng lâm sàng khi nhiễm E.Coli bao gồm đau bụng và tiêu chảy cấp, phân lẫn máu, kèm theo có thể có sốt hoặc nôn. Một số trường hợp nặng gây hội chứng tan máu suy thận cấp tăng urê huyết, đây là nguyên nhân chính gây tử vong (hay gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi).
Ngoài ra, nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn lợn do ăn thực phẩm chế biến tái sống cũng ngày càng phổ biến. Bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người gồm 3 thể: nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ phải nằm viện điều trị ít nhất là 3 tuần.
Những người bị nhiễm trùng huyết phải điều trị đến 2 tháng, tùy thuộc di chứng có trầm trọng hay không. Nếu thấy người bệnh có biểu hiện sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ, khó thở, gia đình nên lập tức đưa đến bệnh viện, tránh nguy cơ tử vong.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm ấu trùng giun sán, khuyến cáo dành cho mọi người là, nên thực hiện nghiêm việc ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch và dụng cụ làm bếp sau khi chế biến. Ngoài ra, không nên ăn những món ăn chưa được nấu chín, vì tất cả các món ăn từ thực phẩm sống đều có thể là nguy cơ và nguồn lây nhiễm ký sinh trùng, vi trùng nguy hiểm.
Lúc nào cũng đói bụng, coi chừng đang mắc bệnh nguy hiểm Đói khi bỏ bữa là bình thường, vì đó là cách cơ thể báo với não rằng dạ dày đang trống rỗng và hệ thống cần nhiên liệu để hoạt động bình thường. Nếu luôn cảm thấy đói, ngay cả khi đã ăn đúng giờ thì đó không phải là dấu hiệu tốt - ẢNH: SHUTTERSTOCK Nhưng nếu luôn cảm thấy đói, ngay...