Hoa Cúc dại – Sự tích, ý nghĩa và cách trồng hoa ra nhiều và đẹp
Hoa Cúc dại mang một vẻ đẹp bình dị cùng với đó là những ý nghĩa đặc biệt trong cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người thích mang loài hoa này về để trồng trong khu vườn tại nhà.
Hoa Cúc dại thuộc họ Cúc, thường được gọi là hoa Xuyến Chi, đây là loài hoa xuất hiện nhiều tại khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Hoa Cúc dại là cây thân thảo, mọc hoang dã quanh năm, chúng có bộ rễ chùm, khả năng sinh sống vô cùng mạnh mẽ. Thông thường, cây có chiều cao trung bình từ 20 đến 30cm, mọc ngang so với mặt đất.
Hình ảnh của hoa Cúc dại
Lá của hoa Cúc dại có màu xanh đậm, không hề có cuống mà mọc trực tiếp từ thân và cành. Mặt trên của lá có dạng hơi nhám và có lông mịn. Tùy theo điều kiện khí hậu từng vùng mà kích thước của lá có thể sẽ khác nhau. Hoa Cúc dại có nhiều màu sắc khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất là hai màu vàng và trắng. Bông hoa có các cánh mọc đều nhau, nhụy hoa màu vàng nằm ở giữa như nhiều giống hoa Cúc khác.
Truyền thuyết, sự tích về loài hoa Cúc dại
1. Truyền thuyết của người Ailen cổ
Theo như người Ailen cổ xưa, hoa Cúc dại vốn đại diện cho linh hồn của những đứa trẻ chết sớm khi vừa mới được sinh ra. Chúa đã rải hoa khắp các vùng núi đồi tại nhân gian nhằm chia buồn sâu sắc với những bậc cha mẹ.
2. Truyền thuyết của người Ai Cập cổ
Còn theo như người Ai Cập cổ, hoa Cúc dại là loài hoa đại diện cho vẻ đẹp trường tồn. Rất nhiều các loại gốm sứ đã được người Ai Cập xưa in họa tiết hoa Cúc dại lên. Ngoài ra họ còn dùng loài hoa này để giúp mái tóc đen bóng trở lại.
3. Sự tích của Việt Nam
Còn theo sự tích của Việt Nam, xưa kia có một người mẹ lam lũ đã phải làm việc rất vất vả để nuôi lớn đứa con của mình. Một ngày nọ, người mẹ bị lâm bệnh nặng, người con vì lòng hiếu thảo mà đã tìm kiếm thầy thuốc để chữa trị cho mẹ. Thậm chí cậu còn vào chùa ngày đêm khấn mong Đức Phật phù hộ để mẹ được khỏi bệnh.
Hoa Cúc dại có nhiều câu chuyện, sự tích liên quan
Đức Phật vì thương tình đã hiển linh và tặng cho cậu bé một bông hoa, số cánh hoa của bông hoa tương ứng với số năm mà người mẹ có thể còn sống được. Ban đầu bông hoa chỉ có 5 cánh, tuy nhiên vì thương mẹ cho nên cậu bé đã xé nhỏ các cánh hoa để tạo ra thêm nhiều cánh hơn. Từ đó mà loài hoa Cúc dại nói riêng hay dòng họ hoa Cúc đều có rất nhiều cánh nhỏ.
Ý nghĩa của hoa Cúc dại
1. Ý nghĩa hoa Cúc dại trong đời sống
Hoa Cúc dại đại diện cho sức sống mãnh liệt và bền bỉ của con người. Ngoài ra, loài hoa này còn mang biểu tượng của sự may mắn, thành công. Có người gọi đây là loài hoa của tháng 4, những ai sinh vào tháng này sẽ luôn năng động, tràn đầy nhiệt huyết và luôn được hạnh phúc.
2. Ý nghĩa của hoa Cúc dại trong tình yêu, tình bạn
Hình ảnh hoa Cúc dại bền bỉ, trường tồn trong mưa gió tượng trưng cho sự mạnh mẽ, cứng cáp của người phụ nữ. Họ luôn kiên trì để vượt qua khó khăn, thử thách, luôn tràn đầy tình cảm, sự thủy chung dành cho người mình yêu thương. Do đó nếu như bạn gái mà được tặng một bó hoa Cúc dại, điều đó có nghĩa là đối phương đang ngưỡng mộ bạn đấy.
Ngoài ra, nếu như một người bạn thân của bạn tặng bạn hoa Cúc dại trắng, đó là lời nhắn nhủ rằng hãy tôn trọng tình bạn đẹp đẽ hiện tại, cũng như giữ được sự trong sáng, vô tư và thuần khiết như màu trắng của loài hoa này.
3. Ý nghĩa hoa Cúc dại theo từng màu sắc
- Hoa Cúc dại trắng: Tượng trưng cho sự tinh khiết, trong sáng của người con gái, của tình bạn vững bền.
- Hoa Cúc dại vàng: Tượng trưng cho sự cao thượng, vị tha trong đối nhân xử thế giữa người với người. Ngoài ra màu vàng của hoa Cúc còn biểu trưng cho sự trường thọ.
- Hoa Cúc dại tím: Tượng trưng cho sự thủy chung, vững bền của tình yêu lứa đôi. Ngoài ra màu tím còn là màu của sự bình yên.
Hoa Cúc dại vàng tượng trưng cho sự trường thọ
Tác dụng của hoa Cúc dại trong y học
Ngoài vẻ đẹp cuốn hút và những ý nghĩa đã được kể ở trên, hoa Cúc dại còn có khá nhiều công dụng đối với y học, bạn có thể tham khảo một số công dụng chính như sau:
- Kháng khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ viêm họng.
- Điều trị các chứng viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm khớp.
Video đang HOT
- Tăng cường sức đề kháng để phòng ngừa bệnh tật.
- Hỗ trợ điều trị chứng béo phì, giúp hạ mỡ máu hiệu quả.
- Tăng cường sản sinh hồng cầu, tái tạo tế bào máu.
- Hỗ trợ giảm huyết áp, giảm cơn đau nhức đầu, chóng mặt.
Cách trồng hoa Cúc dại trong vườn đơn giản nhất
Hoa Cúc dại vốn là loài hoa mọc hoang, do đó chúng vô cùng dễ trồng. Bạn có thể lựa chọn việc tự mình gieo hạt của mua sẵn các cây giống về để trồng tùy theo nhu cầu. Trong quá trình trồng cây, hãy lưu ý một số yếu tố quan trọng sau:
1. Lựa chọn giống hoa
Nếu bạn trồng cây ngay tại nhà, hãy lựa chọn những cành đã được giâm sẵn để trồng trong chậu. Hoặc bạn có thể tìm mua hạt giống hoa Cúc dại được bán rộng rãi ở các cửa hàng cây cảnh.
2. Thời điểm trồng
Bạn nên trồng hoa Cúc dại bắt đầu từ đầu tháng 5 trở đi, bởi chỉ mất 3 tháng để hoa có thể mọc và phát triển rực rỡ, những tháng cuối thu sẽ có thời tiết vô cùng lý tưởng để loài hoa này nở. Ngoài ra, việc trồng cây đúng thời điểm sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc sâu bệnh.
Tháng 5 trở đi là thời điểm lý tưởng để hoa Cúc dại nở
3. Lựa chọn đất trồng
Bạn nên lựa chọn loại đất mùn pha cát để trồng là thích hợp nhất. Bởi loại đất này có độ thông thoáng và thoát nước tốt, rất giàu dinh dưỡng để giúp hoa sinh trưởng tốt nhất. Ngoài ra, yêu cầu về độ pH cho đất cũng cần trong phạm vi từ 6 đến 7, đất thuộc loại hơi chua.
4. Điều kiện ánh sáng
Hoa Cúc dại nên trồng ở nơi có nhiều ánh sáng chiếu đến, không nên trồng trong những chỗ râm mát. Nếu bạn e ngại vào mùa hè có cường độ ánh sáng quá mạnh, hãy thiết kế hệ thống mái che để giảm bớt lượng ánh nắng có thể gây nguy hại cho cây.
5. Tưới nước
Vì là loài cây mọc hoang nên hoa Cúc dại không hề ưa ẩm, bạn chỉ cần tưới khoảng 1 lần mỗi tuần là đủ. Ngoài ra không nên tưới đẫm, mà nên duy trì độ ẩm cho đất là được.
6. Nhiệt độ
Hoa Cúc dại rất thích nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành. Do vậy nhiệt độ lý tưởng để trồng cây nên từ 15-25 độ C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ khiến hoa khó nở, cây mau chết.
Hoa Thược Dược - Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc hoa nở vào dịp Tết
Bên cạnh hoa Lay ơn, hoa Thược Dược cũng là loài hoa rất được ưa chuộng để cắm vào mỗi dịp Tết đến. Vậy ý nghĩa cũng như cách chăm sóc loài hoa này ra sao để giúp chúng nở đẹp nhất.
Hoa Thược Dược có tên khoa học là Dahlia, là loài hoa có nguồn gốc từ Mexico và là quốc hoa tại đất nước này. Thược Dược là một chi thực vật có củ, thuộc vào họ Cúc, chúng thường phát triển vào mùa xuân từ những củ nhỏ ban đầu. Loài hoa này có khả năng thích nghi cao với nhiều điều kiện thời tiết, khí hậu. Chỉ cần bỏ chút công chăm sóc là bạn có thể khiến chúng nở như mong muốn.
Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc khác nhau, phổ biến nhất là màu đỏ, tím, vàng, hồng và trắng. Hoa của chúng có đường kính trung bình từ 8 đến 10cm, nụ hoa có kích thước từ 2-3cm. Chiều cao của cây trung bình từ 0,5-1 mét, tuy nhiên hiện nay người ta đã lai tạo ra được những giống hoa Thược Dược có chiều cao chỉ từ 30cm.
Hình ảnh của hoa Thược Dược
"Nhất Lay ơn, nhì Thược Dược", câu nói như để chứng minh sức ảnh hưởng của loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ này vào những dịp lễ đặc biệt quan trọng. Vốn dĩ loài hoa này được người Pháp mang sang Việt Nam từ thời Pháp thuộc, nhưng dần dần chúng đã trở nên phổ biến và được nhiều người cắm trưng bày trên bàn thờ gia tiên ngày Tết.
Ý nghĩa hoa Thược Dược có thể bạn chưa biết
1. Ý nghĩa hoa Thược Dược trong đời sống
Hoa Thược Dược tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và viên mãn cho cả một năm. Ngoài ra với các cặp đôi đang yêu nhau, hoa còn tượng trưng cho sự trường tồn, sự chung thủy của tình yêu. Khi bạn đem tặng hoa Thược Dược cho người mình yêu, điều đó mang ý cầu chúc cho tình yêu của bạn mãi bền lâu, cả hai người sẽ luôn bên nhau không rời theo năm tháng.
2. Ý nghĩa hoa Thược Dược theo từng màu sắc
Hoa Thược Dược có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi màu lại đem đến một ý nghĩa vô cùng độc đáo:
- Hoa Thược Dược đỏ: Tượng trưng tình yêu ngọt ngào, của hạnh phúc vững bền. Ngoài ra màu đỏ của hoa còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.
- Hoa Thược Dược vàng: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, sang trọng, mang lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Ngoài ra đây cũng là màu của Mặt Trời, mang thông điệp "ngập tràn hạnh phúc" gửi đến các cặp đôi.
- Hoa Thược Dược trắng: Tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết và dịu dàng của người con gái.
- Hoa Thược Dược đen: Mang ý nghĩa đau đớn và tàn khốc. Nó còn là lời cảnh báo cho sự phản bội và những đau thương sẽ khó chữa lành.
- Hoa Thược Dược tím: Tượng trưng cho sự son sắt, thủy chung của tình cảm vợ chồng, trước sau vẫn như một.
- Hoa Thược Dược xanh: Tượng trưng cho hy vọng, cho những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
Mỗi màu sắc lại có một ý nghĩa khác nhau
Cách trồng hoa Thược Dược trong nhà
1. Lựa chọn giống hoa
Hoa Thược Dược có nhiều màu sắc và kích thước phong phú. Tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn mà hãy lựa chọn giống hoa sao cho phù hợp:
- Dựa vào loại hoa: Hoa đơn và hoa kép
- Dựa vào kích thước: Cây có kích thước từ cao (>80cm), trung bình (40-80cm) cho đến thấp (
Ngoài ra giống hoa được lựa chọn phải khỏe mạnh, không mắc sâu bệnh và có thể phù hợp với điều kiện khí hậu và môi trường nơi bạn sinh sống.
2. Lựa chọn đất (giá thể) trồng
Nên lựa chọn loại đất mùn có độ tơi xốp cao, khả năng thoát nước và thông thoáng tốt cho cây Thược Dược. Ngoài ra, nếu bạn định xây dựng giá thể trồng cây, hãy chú ý đến tỷ lệ các loại đất cần thiết: phân chuồng, đất phù sa, xỉ than hoặc xơ dừa. Sau đó sử dụng dung dịch Ridomil Gold với nồng độ 3g/lít hoặc Daconil với nồng độ 1g/lít để khử trùng nấm, vi khuẩn có trong giá thể.
Điều kiện đất trồng và giống cây ảnh hưởng lớn đến chất lượng của hoa
3. Lựa chọn thời vụ
Nên trồng hoa Thược Dược vào thời điểm cuối đông - đầu xuân để cây có thể phát triển tốt nhất. Bởi đây là giai đoạn cuối mùa lạnh, đầu mùa ấm áp sẽ tạo điều kiện để cây có thể đâm chồi, hoa mọc dễ dàng. Ở nước ta, khu vực đồng bằng Bắc Bộ thường trồng cây Thược Dược từ tháng 10 cho đến tháng 2 năm sau, còn khu vực Đà Lạt thậm chí có thể trồng quanh năm.
4. Lựa chọn loại chậu
Tùy theo kích cỡ của hoa Thược Dược mà bạn hãy lựa chọn loại chậu cho phù hợp với bộ rễ của cây. Trong thời kỳ đầu, hãy lựa chọn những loại chậu nhỏ để trồng, đến khi cây phát triển lớn hơn và bắt đầu ra hoa thì đổi sang chậu có kích thước lớn hơn để tránh kiềm chế sự phát triển của bộ rễ.
5. Cách trồng hoa Thược Dược bằng củ
- Các củ hoa Thược Dược kích cỡ trung bình trở lên nên trồng cách nhau từ 20 đến 40cm. Với những bông hoa có kích thước lớn nên đặt cách nhau từ 60cm.
- Hố trồng cây phải lớn hơn bầu rễ của cây một chút và bạn nên trộn thêm một ít phân chuồng hoặc xỉ than vào đất. Như vậy sẽ đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cây.
- Hố trồng cây thường đào sâu khoảng từ 15 đến 25cm. Đặt củ hoa Thược Dược vào trong đó rồi tiến hành lấp đất khoảng 4 đến 6cm so với chiều cao củ hoa. Khi cây bắt đầu nảy mầm, hãy lấp đất vào cho đến khi cây mọc lên đến mặt đất.
- Sử dụng các cọc cao từ 15 đến 20cm để cố định xung quanh cây Thược Dược vào thời điểm trồng và buộc dây vào các thân cây khi cây phát triển lớn hơn nhằm giúp cây được thẳng và đẹp.
- Cuối cùng, tưới nước thường xuyên cho cây và quan sát quá trình phát triển.
Cách chăm sóc hoa Thược Dược giúp nở đẹp vào dịp lễ
1. Chất lượng đất
Cây hoa Thược Dược phát triển mạnh nhất trong điều kiện đất hơi chua, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt, độ pH từ 6,5-7.
2. Ánh sáng
Địa điểm trồng cây tốt nhất nên có ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Nên cho cây tắm nắng từ 6-8 tiếng mỗi ngày để đạt sự phát triển tốt nhất. Sau thời gian đó, hãy đặt cây vào chỗ thoáng mát và tránh gió.
Nên trồng cây tại nơi thoáng đãng và có đủ ánh sáng
3. Tưới nước
Không nên tưới quá nhiều nước trong giai đoạn củ hoa phát triển tạo thành cây, chỉ duy trì lượng ẩm vừa phải trong đất để tránh tình trạng thối củ. Sau khi cây Thược Dược bắt đầu mọc cao, hãy duy trì tưới từ 2-3 lần/tuần và tưới nhẹ ít nhất 1 lần/ngày khi thời tiết vào mùa hè.
4. Bón phân
Sử dụng phân NPK với hàm lượng Nitơ thấp sẽ rất lý tưởng cho hoa Thược Dược. Tỷ lệ phân NPK tốt nhất là 5-10-10 hoặc 10-20-20. Bắt đầu bón phân cho cây khi mới mọc mầm, sau đó cứ 3 4 tuần lại bón thêm 1 lần từ giữa mùa hè cho đến hết mùa thu.
5. Cắt tỉa
Nên cắt tỉa sao cho giữ lại từ 2-3 chồi non để giúp cây có đủ dinh dưỡng phát triển tốt nhất. Tránh giữ lại quá nhiều chồi sẽ khiến lượng dinh dưỡng bị phân tán và hoa sẽ nở không đẹp như mong muốn.
6. Phòng sâu bệnh
Hãy đề phòng các loại sâu ăn lá và các loại nấm có thể tấn công hoa Thược Dược của bạn trong giai đoạn phát triển. Chủ yếu bệnh xảy ra khi thời tiết vào giai đoạn ẩm, các đốm sẽ xuất hiện trên lá và ăn mòn dần dần vào cây hoa. Khi đó hãy sử dụng thuốc Boocdo 0,5% hoặc Zineb 0,1% nhằm loại trừ nguy cơ bệnh.
Cách cắm hoa Thược Dược đẹp để bày vào dịp Tết
1. Cách chọn hoa Thược Dược đẹp
- Hãy lựa chọn những bông hoa mới chớm nở, có nụ, cánh hoa mọc đều, đẹp và không bị dập nát.
- Phần cuống hoa phải dài và cứng, cành chắc khỏe và mập mạp để có thể hút nước dễ dàng.
- Cuối cùng, hãy chọn lựa kích cỡ của bông hoa có cả to cả nhỏ, tốt nhất tất cả các bông hoa nên có chung một màu sắc.
2. Cách cắm hoa Thược Dược
Nguyên liệu:
- Hoa Thược Dược: khoảng 20 bông với đủ kích thước
- Bình hoa: 1 cái (kích cỡ trung bình)
- Băng dính, kéo, mút xốp, dao...
Các bước thực hiện:
- Hoa Thược Dược khi mới mua về bạn nên ngâm vào một thùng nước sạch để làm sạch phần cành, lá và thân hoa. Như vậy đảm bảo khi cắm hoa vào trong bình sẽ không sợ bị thối, hỏng cây hoa.
- Ngâm khoảng 30 phút rồi lấy hoa ra, dùng kéo cắt tỉa bớt cành lá sao cho phù hợp chiều cao khi cắm vào bình hoa của bạn. Lưu ý cắt vát chéo phần gốc hoa khoảng 45 độ để tăng khả năng hút nước tốt hơn.
- Đổ nước ngập 1/3 hoặc 1/2 bình hoa của bạn, bạn có thể cho vào bình một ít vitamin B1 nhằm giúp dưỡng hoa, khiến hoa lâu tàn hơn.
Bình hoa Thược Dược sau khi đã hoàn thành
- Lấy ra 3-4 cành hoa Thược Dược cứng cáp và có thân thẳng để cắm vào xốp trước nhằm tạo dáng cho bình hoa. Tốt nhất bạn nên chia ra cắm tại từng góc của miếng xốp để tạo sự cân đối.
- Cuối cùng, cắm các cành còn lại vào miếng xốp và xếp chúng theo độ cao, nghiêng hợp lý để tạo ra sự mềm mại cho bình hoa Thược Dược của bạn.
Ý nghĩa hoa Lavender và cách trồng, chăm sóc tại nhà Hoa Oải hương Lavender với hương thơm nồng nàn quyến rũ là món quà ý nghĩa cho người thương yêu. Hãy cùng tìm hiểu tác dụng, cách trồng và chăm sóc hoa Lavender. Hoa Lavender hay còn được gọi là hoa Oải hương, là một loài hoa cực kỳ phổ biến trên thế giới. Đây là loài hoa mọc bụi, có hương thơm...