Hóa chất ướp xác có trong khói thuốc lá
Trong khói thuốc có chứa chất độc hóa học siêu độc tố mà chính chúng ta không thể tưởng tượng được đó là hóa chất tẩy bồn cầu và hóa chất ướp xác.
Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội nghị cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá do bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tổ chức Healbridge Canada tại Việt Nam tổ chức sáng 25/9.
Toàn cảnh hội nghị về phòng chống tác hại thuốc lá (Ảnh: Báo Lao Động).
Hàng năm, những độc tố trong thuốc lá đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong cho hàng triệu người trên thế giới với các căn bệnh phổ biến về tim, phổi, ung thư.
Trả lời báo Lao Động, Thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết: “Thuốc lá có chứa 7000 hóa chất, trong đó có tới 69 loại hóa chất gây ung thư”. “Các loại chất độc hại, gây ung thư này được người hút thuốc chủ động hít vào, bên cạnh đó, những người ở xung quanh cũng phải chấp nhận hít vào khói thuốc bẩn này”- bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
“Những em bé hít phải khói thuốc của người, sẽ giảm sức đề kháng, viêm đường hô hấp. Nhiều em bé vào viện vì viêm đường hô hấp và không bao giờ trở về nữa. Khói thuốc gây bệnh tật và tử vong hàng ngày, gây ra tổn thất vô cùng to lớn”- chuyên gia WHO quan ngại.
Video đang HOT
Bệnh về hô hấp dưới là căn bệnh phổ biến đối với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc (Ảnh: Cảnh báo của bộ Y tế).
Các chất độc có trong thuốc lá phải kể đến hợp chất nicotine gây nghiện có trong thuốc lá. Cơ quan Kiểm soát dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma túy heroin và cocain.
Vietnnamnet.vn đưa tin, khi điếu thuốc được đốt lên, phản ứng sẽ tạo ra hơn 7.000 chất độc hóa học siêu độc tố. Đó là acetone (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/dieldrin (thuốc trừ sâu), arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), và đặc biệt methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết).
Theo chuyên gia, thuốc lá là hung thủ gây ra 11 loại ung thư khác nhau và chịu trách nhiệm gây ra hơn 75% các ca ung thư như: Ung thư họng, hầu họng, thực quản, phổi- khí quản- phế quản, bạch cầu cấp, dạ dày, tụy, thận- niệu quản, đại tràng, cổ tử cung, bàng quang. Tính riêng ở Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thuốc lá.
Để góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá; đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc hút thuốc lá ở những nơi đặc biệt có trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Theo www.nguoiduatin.vn
Hàng loạt chất độc trong thuốc lá, chuyên gia kêu gọi tăng thuế để giảm người hút
Chắc hẳn nhiều người sẽ "rùng mình" khi biết thực sự trong thuốc lá có đến hơn 7000 chất hóa học, trong đó có 69 chất gây ung thư được điểm danh như: chất tẩy trong sơn móng tay; chất tẩy sàn nhà, vệ sinh; thuốc trừ sâu; hóa chất dùng trong thuốc diệt chuột; hóa chất ướp xác...
Tốn tiền, rước bệnh vào người vì thuốc lá
Tại hội nghị cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tổ chức Healbridge Canada tại Việt Nam tổ chức sáng 25/9, Ths.BS Ths.BS Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới WHO lại một lần nữa nhấn mạnh những tác hại kinh hoàng của khói thuốc.
Bởi trong thuốc lá chứa cả "tổ hợp" chất hóa học, với hơn 7000 hóa chất, trong đó có tới 69 loại hóa chất gây ung thư do các chất khó trong khói thuốc như: axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), Arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, CO (khí thải ô tô), Methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)... Những chất này khi đi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư.
Thuốc là là hung thủ gây ra 11 loại ung thư khác nhau là ung thư họng, hầu họng, thực quản, phổi- khí quản- phế quản, bạch cầu cấp, dạ dày, tụy, thận- niệu quản, đại tràng, cổ tử cung, bàng quang. Đặc biệt, thuốc lá chịu trách nhiệm gây ra hơn 70% các ca ung thư phổi. Cứ 100 ca thì có đến 75 ca mắc do thuốc lá.
Đáng nói, các chất độc này không chỉ gây hại cho người hút thuốc, mà những người ngồi xung quanh, phải hít khói thuốc thụ động cũng có nguy cơ mắc bệnh tương tự người hút.
Tiếp xúc với khói thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh như hút thuốc lá chủ động. Nó làm tăng nguy cơ ung thư phổi hợp đồng bằng 30% (ung thư phổi tế bào nhỏ bằng 300%) và bệnh tim mạch vành 25%. Khói thuốc lá tác động tiêu cực vào các cơ quan sinh sản và làm tăng nguy cơ ung thư vú và đẻ non ở phụ nữ.
Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc thường bị mắc các bệnh về đường hô hấp; và các triệu chứng như thở khò khè và khó thở. Cũng có những nghiên cứu cho thấy liên kết giữa việc tiếp xúc của trẻ với khói thuốc lá và khả năng học tập, triệu chứng tăng động giảm tập trung, hen suyễn, u lympho, bệnh bạch cầu và các bệnh dị ứng như viêm mũi, viêm da và dị ứng thực phẩm.
Theo WHO, Trên toàn cầu, hút thuốc thụ động giết chết hơn 600,000 người không hút thuốc vào năm 2010. Trong đó, phụ nữ chiếm tỉ lệ lớn nhất trong số người trưởng thành không hút thuốc tử vong. Bệnh thiếu máu cục bộ tim, nhiễm trùng đường hô hấp dưới, hen suyễn và ung thư phổi là nguyên nhân phổ biến nhất của người chết liên quan đến khói thuốc lá.
Thuốc lá gây nhiều tác hại, nhưng mỗi năm, người dân Việt Nam bỏ ra số tiền hơn 31 tỷ đồng để mua thuốc lá. Cùng với đó, sẽ mất thêm 24.000 tỷ đồng (tương đương gần 1% tổng GDP cả nước 2011) là tổng chi phí cho điều trị và mất khả năng lao động vì bệnh tật và tử vong sớm cho 5 nhóm bệnh do thuốc lá gây ra bao gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa hô hấp trên, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Tăng thuế, giảm tỉ lệ hút thuốc
Để giảm tỉ lệ hút thuốc trong cộng đồng, giảm gánh nặng cho sức khỏe, kinh tế và góp phần tăng thu ngân sách, các chuyên gia khẳng định tăng thuế là giải pháp hiệu quả chiếm 60% trong trong tổng số các giải pháp, nhằm giảm sức mua thuốc lá, qua đó giảm người hút, ngăn ngừa bệnh tật.
"Nếu áp dụng mức bổ sung thuế tuyệt đối ở mức 5.000 VNĐ/bao thuốc, khi đó tỷ lệ hút thuốc ở nam giới có thể từ 45,3% xuống 39,0% (2020) và giúp phòng tránh được 900.000 ca tử vong sớm trong tương lai. WHO đã chứng minh, tăng thuế ở mức làm giá thực của thuốc lá tăng lên 10% sẽ giảm tiêu dùng thuốc lá ở mức 5% ở các nước đang phát triển, và giảm tiêu thụ thuốc lá tới 10% ở trẻ em và người nghèo", BS Lâm nói.
Trong khi đó, hiện nay Việt Nam hiện áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với thuốc lá ở mức 70% giá xuất xưởng. Và nếu tính theo giá bán lẻ, mức thuế này chỉ chiếm khoảng 36% giá bán lẻ thuốc lá. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với trung bình thế giới (56%), thấp hơn đa số các nước ASEAN (Thái Lan 73%, Singapore 66%, Brunei 62%) và cách xa so với khuyến cáo của WHO (70%).
Đại diện Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá (Bộ Y tế) cho biết ủng hộ đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá ít nhất ở mức 5.000 đồng/bao thuốc để có thể giảm được đáng kể tỷ lệ hút thuốc, đạt mục tiêu Chiến lược Quốc gia về PCTHTL đến năm 2020.
Kết quả khảo sát ý kiến cộng đồng cũng cho thấy đề xuất tăng mạnh thuế thuốc lá được người dân ủng hộ. Một nghiên cứu khác do trường Đại học thương mại phối hợp với tổ chức HealthBridge Canada thực hiện khảo sát ý kiến của gần 600 thanh thiếu niên độ tuổi 13-24 cho thấy: đa số thanh thiếu niên nhận định giá thuốc lá hiện đang ở mức rẻ và trung bình (76,2%) và ủng hộ việc tăng thuế để tăng giá thuốc lá (83.5%).
Hồng Hải
Theo Dân trí
Những sản phẩm an toàn nào đã được cấp phép thay thế thuốc lá? Ai cũng biết thuốc lá có tác hại cho sức khỏe chính mình và người thân. Thế nhưng, bỏ thuốc lá đối với người nghiện quả là một quá trình gian nan, thậm chí với một số người là bất khả thi. Trong trường hợp không thể bỏ thuốc, liệu có giải pháp nào cho người nghiện ? Vì sao khó bỏ thuốc...