Hóa chất nhập lậu: Ngăn chặn không xuể
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011, ước tính hàng tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng không bị thu giữ còn nhiều hơn do trốn được hoặc chính quyền không đủ năng lực để thu giữ.
Hóa chất lậu ngày càng tăng
Hiện nay, để nâng cao năng suất, phòng chống sâu hại, bảo vệ mùa màng…, hầu hết người dân đều sử dụng hóa chất BVTV trong việc sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc sử dụng loại nào và với liều lượng ra sao rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng cây trồng, không những vậy, nó còn tác động không nhỏ đến môi trường xung quanh.
Trên thực tế hiện có không ít người vì lợi ích trước mắt (có thể giá rẻ, tác dụng mạnh, tức thì…) mà sử dụng một cách tràn lan các hóa chất BVTV nhập lậu, không rõ nhãn mác, nguồn gốc bất chấp những nguy hiểm do hóa chất đó tác động đến môi trường xung quanh.
“Nhiều người dân do muốn giảm tối đa chi phí đầu vào hoặc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức trong sản xuất nông nghiệp an toàn; chưa ý thức được mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của hóa chất BVTV không rõ nguồn gốc…đã vô tình tạo điều kiện cho một lượng lớn thuốc BVTV nhập lậu được ồ ạt đổ về nước ta”, ông Đào Nhật Đình – Cố vấn kỹ thuật dự án “Xây dựng năng lực nhằm loại bỏ hóa chất BVTV POP tồn lưu tại Việt Nam” (gọi tắt là dự án POP) – cho biết.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2011, ước tính hàng tháng có khoảng 5-7 tấn hóa chất BVTV bất hợp pháp bị thu giữ. Tuy nhiên, trên thực tế số lượng không bị thu giữ còn nhiều hơn do trốn được hoặc là chính quyền không đủ năng lực để thu giữ.
Video đang HOT
Do vậy, để kiểm soát và đấu tranh chống các hành vi này đòi hỏi lực lượng hải quan cũng như toàn xã hội phải cùng vào cuộc, đặc biệt đòi hỏi sự ý thức của chính những người dân, những người trực tiếp sử dụng các hóa chất BVTV này.
Đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội
Theo chỉ thị số 29/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành năm 1998 thì tất cả các hóa chất nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm tránh sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng.
Nhà nước cũng nghiêm cấm tuyệt đối tất cả các tổ chức và cá nhân sản xuất, lưu trữ, vận chuyển, buôn bán và sử dụng các loại hóa chất BVTV nguy hiểm và bị cấm. Bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được xử lý theo pháp luật và nếu dẫn tới hậu quả nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự.
Mặc dù vậy, thực tế, nạn vận chuyển, buôn bán và sử dụng hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc vẫn dồn dập vào Việt Nam với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho lực lượng chức năng.
Trước thực trạng trên, Tổng cục Hải quan đã gấp rút tăng cường năng lực cho cán bộ về các kỹ thuật hiện đại về kiểm soát nhập khẩu và xuất khẩu hóa chất BVTV, nhất là các hóa chất BVTV khó phân hủy (POP).
Ông Tăng Xuân Phát, Hải đội trưởng, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan cho biết trong những năm vừa qua, Tổng cục Hải quan đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ của ngành, kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm soát xuất, nhập khẩu hóa chất và chất thải qua biên giới; đẩy mạnh hoạt động Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực trao đổi, chia sẻ thông tin tình báo hải quan; tham gia các chương trình, dự án do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) điều phối.
Việc làm này sẽ có tác động tích cực nếu thực hiện thành công chức năng quản lý nhập và xuất khẩu hóa chất BVTV POP. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan cũng liên tiếp chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho từng đơn vị, từng cán bộ, chiến sĩ làm công tác chống buôn lậu.
“Đối với các khu vực giáp ranh biên giới, lực lượng hải quan và biên phòng sẽ phối hợp chặt chẽ với chính quyền, địa phương và người dân trong việc tăng cường xử lý nghiêm với các đối tượng buôn lậu hóa chất cấm, kiên quyết ngăn chặn hàng lậu ngay từ cửa ngõ biên giới. Khi đã vào nội địa thì lực lượng quản lý thị trường và thanh tra bảo vệ thực vật tiếp tục xử lý tịch thu các thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục cho phép”, ông Phát cho biết.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực loại trừ việc nhập lậu hóa chất BVTV POP, chính phủ cần thúc đẩy hợp tác với hải quan các nước biên giới nhằm đạt được các thỏa thuận trong việc kiểm soát xuất nhập khẩu trái phép hóa chất BVTV như việc hợp tác song phương với các nước láng giềng Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, phấn đấu đến cuối 2013, số lượng hóa chất BVTV bị tịch thu nhỏ hơn 2 tấn/tháng.
Như vậy, để ngăn chặn tận gốc và triệt để nạn buôn bán và vận chuyển hóa chất nhập lậu, không rõ nguồn gốc… không chỉ đòi hỏi sự vào cuộc của các lực lượng chức năng như: hải quan, bộ đội biên phòng, đội quản lý thị trường…mà còn cần sự góp sức chung tay và tích cực của cả cộng đồng.
Theo Dân Trí
Sẽ xử lý nghiêm bí thư huyện mua gỗ quý
Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy xem xét, đề xuất hướng xử lý nghiêm việc ông Đinh Kà Để, Bí thư huyện ủy Sơn Tây cùng hai cán bộ cơ quan quân sự huyện mua gỗ bất hợp pháp.
Ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi khẳng định: "Dù mua gỗ về sử dụng trong gia đình không có mục đích thương mại nhưng việc làm của ông Để là hoàn toàn sai trái, do vậy cần phải xử lý nghiêm".
Theo báo cáo của Thường trực huyện ủy Sơn Tây, tối 26/5, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Sơn Tây phát hiện xe tải do Trần Văn Tâm điều khiển chở gỗ từ xã Sơn Lập qua xã Ngọc Tem thuộc huyện Konplong, tỉnh Kon Tum sau đó về lại xã Sơn Long, huyện Sơn Tây nên đã báo với Hạt kiểm lâm huyện này tổ chức vây bắt. Đến 23h cùng ngày, xe tải dừng lại bỏ hai tấm gỗ xuống nhà ông Để.
Phát hiện trên xe còn gỗ quý vận chuyển trái phép, cán bộ kiểm lâm yêu cầu đưa xe về Hạt kiểm lâm huyện để xử lý. Tuy nhiên, tài xế cho xe vào trụ sở Ban Chỉ huy quân sự huyện để tiếp tục bỏ 4 tấm gỗ xuống. Đến ngày 9/6, ông Nguyễn Tấn Tiên, cán bộ Ban Chỉ huy quân sự huyện Sơn Tây chở đi 2 tấm gỗ.
Rừng phòng hộ đầu nguồn bị cưa ngang, xẻ dọc ở Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Ông Đoàn Thanh Bình, trợ lý Chính trị Ban Chỉ huy quân sự huyện Sơn Tây - người đi theo xe chở gỗ, tường trình số gỗ do ông Để nhờ dân mua giúp, trong đó ông Để có hai phách, ông Tiên hai phách và của ông Bình hai phách. Toàn bộ là gỗ dổi (nhóm 3), mỗi tấm dài 3,2 mét rộng 1 m và dày 19 cm, kích cỡ lớn hơn nhiều so với lời khai của Bí thư Để trước đó.
Toàn bộ số gỗ quý nói trên đã bị tịch thu, tạm giữ tại Hạt kiểm lâm huyện Sơn Tây. UBND huyện Sơn Tây cũng đã cử đoàn kiểm tra về xã Sơn Lập xác minh nguồn gốc 6 tấm gỗ dổi và ai là người bán, để có cơ sở xử lý.
Theo VNExpress
Quận Thủ Đức: Phát hiện nhiều gia súc, gia cầm vận chuyển trái phép Từ ngày 7 đến 20-6-2012 tại Quốc lộ 1A, tổ liên ngành Trạm kiểm dịch động vật quận Thủ Đức phối hợp Đội CSGT Rạch Chiếc phát hiện 23 trường hợp vi phạm trong phòng chống dịch gia súc gia cầm. Tang vật gồm 9.251 con gia súc, gia cầm, gần 107.000 trứng gia cầm, hơn 13.500kg sản phẩm động vật không rõ...