Hòa Bình tưng bừng tổ chức lễ hội cây có múi
Cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc cùng cả trăm gian hàng bán nông sản khác đã cùng hội tụ về Lễ hội cây có múi tỉnh Hòa Bình. Đây cũng là dịp để Hòa Bình quảng bá các đặc sản của xứ Mường tới người tiêu dùng.
Sáng 2/11, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm tỉnh Hòa Bình, Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc Hội chợ nông nghiệp và sản phẩm OCOP khu vực phía Bắc năm 2019, Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình.
Dự lễ khai mạc có các đồng chí Nguyễn Xuân Cường, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ NN đồng chí Nguyễn Chí Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT; đồng chí Đỗ Văn Chiến, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đồng chí Thào Xuân Sùng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam cùng lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố; đại diện Sở NN&PTNT cùng Trung tâm Khuyến nông của 24 tỉnh phía Bắc…
Phát biểu tại Lễ hội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, thông qua sự kiện tỉnh Hòa Bình công bố 24 sản phẩm OCOP lần đầu tiên sau hơn 1 năm tập trung thực hiện theo các điều kiện, yêu cầu của sản phẩm OCOP. Đây là tín hiệu rất vui, chứng tỏ trình độ sản xuất của nông dân chúng ta được nâng lên; cho thấy rằng tiềm năng phát triển nông sản hàng hóa của Việt Nam, kể cả các nhóm sản phẩm trụ cột quốc gia, nhóm sản phẩm cấp tỉnh, đặc biệt là nhóm nông sản đặc sản của làng xã, địa phương chúng ta rất đa dạng, phong phú và dồi dào.
“Nhà nước, doanh nghiệp cùng với người nông dân có liên kết tốt thì chúng ta sẽ làm nên nhiều sản phẩm nông sản vừa tốt, giá thành phù hợp và chất lượng rất cao, không chỉ đáp ứng cho thị trường nội địa mà còn cả thị trường xuất khẩu” – Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường tham quan các gian hàng.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp chia sẻ thêm, các tỉnh, các địa phương, bà con nông dân đã rất chủ động trong xúc tiến thương mại. Một là, ứng dụng những công nghệ cao của công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc ngay từ khâu sản xuất, chế biến cho đến khâu bán hàng. Thứ hai, trình độ sản xuất hàng hóa của người nông dân Việt Nam từ việc áp dụng xây dựng vùng nguyên liệu sạch cho đến việc tổ chức sản xuất hàng hóa, mẫu mã, bao bì được nâng cao.
Bên cạnh đó, họ còn quan tâm đến chất lượng và đưa ra sản phẩm hàng hóa tốt nhất, bắt mắt nhất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ngày càng cao của thị trường…
Video đang HOT
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao giấy chứng nhận OCOP cho các hộ kinh doanh.
Tại diễn văn khai mạc Hội chợ và lễ hội, ông Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, khu vực phía Bắc có hàng nghìn sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó có hơn 400 sản phẩm OCOP được chứng nhận đạt tiêu chuẩn 3 – 5 sao.
Mặt hàng cam Cao Phong được trưng bày tại lễ hội.
Đặc biệt, khu vực này có hơn 100.000 ha trồng cây ăn quả có múi, chiếm gần 50% diện tích cây ăn quả có múi của cả nước, đóng góp tích cực vào tăng trưởng ngành nông nghiệp, xây dựng nông thông mới và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
Đây là dịp để các địa phương của tỉnh Hòa Bình giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của mình tới người tiêu dùng.
Riêng tại Hòa Bình, toàn tỉnh có 10.500ha cây ăn quả có múi với cơ cấu giống chín sớm chiếm 25% với các giống CS1, quyt Ôn Châu; chín chinh vu 45% với các giống cam xã Đoài, cam Vân Du, quyt, bưởi đỏ, bưởi da xanh; chín muộn chiếm 30% với các giống cam Canh, cam V2; cho sản lượng hơn 15 vạn tấn với giá trị sản phẩm thu được từ 450-500 triệu đồng/ha, là yếu tố chính giúp tăng giá trị sản phẩm thu được trên đất trồng trọt của tỉnh đạt 135 triệu đồng/ha cũng như tăng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 6,2% năm 2019.
Phụ nữ Mường tham dự lễ hội.
Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay tỉnh Hòa Bình đã công nhận 8 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao, 16 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao, hòa cùng với hơn 400 sản phẩm OCOP của các tỉnh miền Bắc, đưa sản phẩm đặc thù từng địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Tham gia Hội chợ và Lễ hội năm nay có gần 200 đơn vị trong và ngoài tỉnh tham gia với gần 300 gian hàng và khoảng 4.000 loại sản phẩm. Đây là dịp để quảng bá sản phẩm cây ăn quả có múi, nông sản và sản phẩm OCOP các địa phương của Hòa Bình và các tỉnh phía Bắc đến người tiêu dùng.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội NDVN: Nông dân sẽ giàu có khi tham gia liên kết "3 trong 1"
Làm việc với Hội ND tỉnh Bình Định ngày 25/10, đồng chí Thào Xuân Sùng- Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành T.Ư Hội ND Việt Nam cho rằng, cần xây dựng mô hình liên kết 3 trong 1 giữa chi hội nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp thì mới hy vọng nền nông nghiệp phát triển "bay cao, bay xa".
Ngày 25/10, đoàn công tác T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) do đồng chí Thào Xuân Sùng làm trưởng đoàn đã về làm việc tại tỉnh Bình Định với các nội dung kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân; tiến độ, kết quả thực hiện Kết luận số 61/2011 của Ban Bí thư, Quyết định số 673/2011 của Thủ tướng Chính phủ; nắm thực tiễn nhằm phục vụ việc xây dựng, ban hành các nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN về hỗ trợ nông dân, xây dựng nông thôn văn minh.
Những nông dân vượt khó làm giàu
Trước khi làm việc với Hội ND tỉnh, Chủ tịch Thào Xuân Sùng và đoàn công tác đã đi thăm, khảo sát một số mô hình sản xuất của nông dân, nắm tình hình nông dân, nông thôn tại một số địa phương tỉnh Bình Định. Đoàn đã thăm vườn mai nổi tiếng Tuấn Ngọc của nông dân Nguyễn Trí Tuấn, thôn Thanh Liêm, xã Nhơn An (thị xã An Nhơn). Ông Tuấn đã tự tìm tòi học hỏi và chuyển sang trồng mai bonsai. "Hiện tại, gia đình tôi có 700 gốc mai, mỗi dịp tết doanh thu được vài trăm triệu, thậm chí vài tỷ đồng. Nhiều gốc bonsai đã được mang đến tận thị trường Mỹ"- ông Tuấn nói.
Ông Phan Thanh Liêm - Bí thư Đảng ủy xã Nhơn An cho rằng, khoảng 80% dân số của địa phương sống bằng nghề trồng mai. Mỗi năm xã này có doanh thu hàng chục tỷ đồng từ tiền bán mai cảnh, nhờ vậy nhiều hộ dân có thu nhập cao hơn nghề trồng lúa. Thế nhưng, nỗi lo lớn nhất là việc người dân vì lợi nhuận trước mắt nên tự lấn chiếm trồng mai ồ ạt, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách để chăm cây nguy cơ tạo ra ô nhiễm môi trường. Rời làng mai "triệu phú", đoàn công tác đến thăm vườn nuôi cá Koi, cá diêu hồng của nông dân Nguyễn Bá Luyện (ở thôn Tân Lập, xã Nhơn Lộc).
Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng thăm mô hình nuôi cá Koi, cá diêu hồng của anh Nguyễn Bá Luyện. (ảnh: Dũ Tuấn)
Anh Luyện chia sẻ, khí hậu Bình Định khá phù hợp với giống cá Koi nên cá sinh trưởng rất tốt, ít nhiễm bệnh. Thức ăn của cá Koi cũng như các loại cá khác, chủ yếu là tảo, tôm, tép và cám. Để cá lớn nhanh, ngoài việc nuôi ở hồ xi măng vì thoáng mát, người nuôi cũng có thể nuôi ở hồ đất tự nhiên.
"Trang trại ương nuôi cá giống của gia đình tôi chủ yếu là cá diêu hồng và cá Koi, nhờ áp dụng tốt kỹ thuật chăn nuôi và cách phòng bệnh tốt nên đàn cá rất ít bị nhiễm bệnh, mỗi năm cho tổng doanh thu trên 2 tỷ đồng. Với cá diêu hồng giống, tôi nuôi 2 tháng tuổi thì xuất bán, mỗi ký có giá 120.000 đồng với tổng số lượng 15 tấn/năm"- anh Luyện nói.
Nắm bắt sát tình hình để giúp nông dân
Báo cáo với Chủ tịch Thào Xuân Sùng và đoàn công tác tại buổi làm việc, ông Đặng Hoài Tân - Chủ tịch Hội ND tỉnh Bình Định cho biết, 9 tháng đầu năm 2019, các cấp Hội phối hợp mở 63 lớp dạy nghề cho 2.375 hội viên, 1.696 nông dân học nghề có việc làm (đạt 94,22% so với chỉ tiêu).
Việc triển khai thực hiện Đề án "Thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân giai đoạn 2013 - 2020", cấp ủy, chính quyền đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đến nay đạt được những kết quả tích cực. Quỹ có bước phát triển, tăng trưởng vượt bậc, chuyển mạnh từ phương thức cho vay nhỏ lẻ sang cho vay theo dự án. Quy mô đầu tư vốn trên một dự án được nâng lên từ 200 - 500 triệu đồng/dự án (nguồn tỉnh), từ 500 triệu đến 2 tỷ đồng/dự án (nguồn ủy thác từ T.Ư)....
Theo ông Đặng Hoài Tân, nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân về xây dựng nông thôn mới (NTM) có sự chuyển biến mạnh mẽ, phong trào xây dựng NTM được người dân đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia. Từ chỗ số đông còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước đã chuyển dần sang chủ động, tự tin tham gia tích cực vào xây dựng NTM.
Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch Thào Xuân Sùng ghi nhận, đánh giá cao sự năng động, sáng tạo, cần cù của nhiều nông dân giỏi tỉnh Bình Định. Việc hình thành "làng mai triệu phú" như ở xã Nhơn An là tín hiệu đáng mừng góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân về phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, qua đó góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, xây dựng NTM...
"Bình Định nên quy hoạch mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp. Xây dựng NTM cần được nâng cao như xây dựng nông thôn kiểu mẫu với mục tiêu, chất lượng cao hơn. Có là xây dựng mô hình làng trong phố, phố trong làng, lấy con người và sản xuất nông nghiệp, nông thôn làm trung tâm. Bên cạnh đó, xây dựng bộ tiêu chí về công nghiệp hóa nông nghiệp, văn minh hóa nông thôn, hiện đại hóa hạ tầng kỹ thuật và cả hạ tầng xã hội. Cần tăng cường đào tạo các ngành nghề phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Riêng 28 tỉnh, thành phố ven biển sắp tới Hội sẽ có tập huấn riêng về những kiến thức sản xuất nông nghiệp đến ngư nghiệp"-đồng chí Thào Xuân Sùng chia sẻ.
Chủ tịch Thào Xuân Sùng cho rằng, mô hình mà T.Ư Hội NDVN đã hỗ trợ xây dựng thành công hiện nay gọi là mô hình 3 trong 1. Ở đây nông dân có sự liên kết chặt chẽ với các nhóm khác như chi hội nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp).
"Chi hội trưởng chi hội nông dân là giám đốc HTX, phó chi hội, phó giám đốc HTX. Chi hội trưởng cũng có thể là giám đốc công ty, giám đốc doanh nghiệp để qua đó giải quyết khâu đầu ra cho sản phẩm, còn việc sản xuất là của nông dân và HTX. Thực tế, nếu không có doanh nghiệp thì kinh tế nông nghiệp không đi xa, bay cao được"- Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
"Mở cửa" cho đặc sản xứ Mường vào chuỗi siêu thị Vinmart Cam Cao Phong, bưởi Tân Lạc cùng nhiều đặc sản khác của xứ Mường (Hòa Bình) đang có cơ hội lớn để bán vào chuỗi siêu thị Vinmart của Tập đoàn Vingroup. Nếu việc này thành công, sẽ mở ra cơ hội lớn cho người trồng cam, trồng bưởi tại Hòa Bình. Ngày 11.10 tại tỉnh Hòa Bình, Hội Nông dân tỉnh Hòa...