Hòa Bình: Quốc lộ 6 qua ngã ba Tòng Đậu vẫn bị cấm lưu thông
Đến chiều 14.10, trên tuyến quốc lộ 6 qua ngã ba Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình vẫn chìm trong biển nước. Bà con phải vượt ngã ba này bằng thuyền thúng. Các phương tiện đường bộ vẫn bị cấm lưu thông.
3 ngày hôm nay, điểm trũng trên quốc lộ 6, đoạn ngã ba Tòng Đậu vẫn chìm trong biển nước. Tất cả các phương tiện đường bộ đi theo hướng Hòa Bình – Sơn La và chiều ngược lại đều không thể di chuyển. Lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình đã phải cấm đường chiều đi từ Hà Nội lên Sơn La cuối thị trấn Mường Khến. Chiều đi từ Sơn La về Hà Nội, các phương tiện cũng phải dừng lại tại xã Đồng Bảng, huyện Mai Châu.
Chiến sĩ công an và bộ đội giúp bà con qua điểm ngập lụt.
Do các phương tiện đường bộ không thể đi qua điểm ngập úng này, hành khách phải trông chờ vào lực lượng cứu hộ chở qua điểm ngập và di chuyển tiếp. Mặc dù 2 ngày vừa qua, trời đã tạnh mưa, nhưng mực nước tại ngã ba Tòng Đậu rút rất chậm.
Quốc lộ 6 qua ngã ba Tòng Đậu biến thành sông.
Theo ông Phạm Văn Toản – Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ I, hiện nay quốc lộ 43 đã thông đường, các phương tiện giao thông loại vừa và nhỏ có thể lưu thông theo hướng đó. Còn tại km 131 150 với điều kiện như hiện nay, sáng 15.10 các phương tiện có thể lưu thông hai chiều, nhưng nếu trời mưa xuống thì chưa nói trước được điều gì.
Đoàn người xếp hàng dài chờ qua điểm ngập lụt.
Video đang HOT
Nhiều điểm trên quốc lộ 6 tiếp tục sạt lở.
Theo Danviet
Đường Hà Nội đi Tây Bắc tê liệt do ngập sâu 2m
Nước cao lút đầu người trên đoạn quốc lộ 6 qua Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình), giao thông từ Hà Nội đi Sơn La, Điện Biên ách tắc.
Quốc lộ 6 dài 504 km, đi qua Hà Nội, Hòa Bình, Sơn La và Điện Biên. Mưa lũ mấy ngày qua khiến 200 m đường qua xã Tòng Đậu (Mai Châu, Hòa Bình) ngập 0,5-2 m. Người dân phải di chuyển bằng thuyền.
Xe tải xếp hàng dài tại ngã ba Tòng Đậu. Tài xế đã hai ngày ăn ngủ trên xe, chờ nước rút để có thể tiếp tục di chuyển.
Công an và bộ đội huyện Mai Châu đã làm những chiếc bè, đưa người dân qua khu vực ngập.
Mỗi chiếc bè tối thiểu chở được hơn 10 người, do ít nhất 3 người điều khiển gồm người đứng trước, đứng sau và lội dưới nước.
Với những đơn hàng gấp, chủ sẽ chuyển hàng lên bè, trung chuyển qua đoạn ngập, rồi lên ôtô khác ra Hà Nội.
Chị Huyền nhà Tân Sơn (Mai Châu) có em bé được 8 tháng tuổi đi chơi nhà bà nội thì bị kẹt vì đường ngập. Gia đình đã thuê thuyền của người dân để vượt qua chỗ ngập.
Một người dân có nhà bị ngập cho biết, khu vực này đã mưa liên tục 4 ngày, nước từ các suối chảy xuống khiến quốc lộ 6 bị ngập từ hôm 11/6.
Anh Lò Văn Tĩnh dùng bè giúp người dân di chuyển sang đầu bên kia và ngược lại. Từ sáng anh chở được hơn chục chuyến.
Một số đoạn nước rất sâu, để chở cả xe máy cần rất nhiều người ngâm mình dưới nước đẩy. Hiện khu vực bị cắt điện để đảm bảo an toàn cho người dân qua lại.
Nhiều thanh niên tình nguyện tự làm bè giúp chở người dân.
Phía bên kia cũng có rất nhiều người và xe chờ được di chuyển để tiếp tục hành trình.
Hòa Bình là địa phương chịu nhiều thiệt hại nhất trong đợt mưa lũ này. Thống kê đến sáng nay, toàn tỉnh có 17 người chết, 15 người mất tích, 9 người bị thương, chủ yếu do sạt lở đất.
Giang Huy
Theo VNE
Làm giàu ở nông thôn: Trưởng thôn mặt bấm ra sữa nuôi đàn chim to xác Sinh năm 1994, anh Bùi Văn Vính đã là trưởng thôn (xóm) Lục 2, xã Yên Nghiệp, huyện Lạc Sơn (Hòa Bình). Anh trẻ, anh nuôi 1 đàn đà điểu khổng lồ nên mọi người gọi anh là trưởng thôn mặt bấm ra sữa nuôi đàn chim to xác, chạy rõ nhanh mà không biết bay. Loài chim khổng lồ này dễ nuôi,...