Hòa Bình: Phát triển vùng trồng thanh long ruột đỏ chất lượng cao
Cây thanh long ruột đỏ được trồng nhiều tại thị trấn Ba Hàng Đồi huyện Lạc Thủy ( Hòa Bình) đến nay đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong những sản phẩm cây ăn quả chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ đó, góp phần phát triển kinh tế ổn định cho hàng chục hộ gia đình nơi đây.
Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả.
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy, toàn thị trấn có 26 ha thanh long (chủ yếu là thanh long ruột đỏ); năng suất đạt 25 – 30 tấn/ha; giá trị kinh tế đạt từ 350 – 400 triệu đồng/ha/năm. Thị trấn Lạc Thủy hiện có hơn 40 hộ trồng thanh long ruột đỏ.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy Ngọ Đình Tâm cho biết, thanh long ruột đỏ của huyện Yên Thủy đã được cấp mã số vùng trồng và là sản phẩm OCOP tiêu biểu của huyện. Với sự quan tâm sát sao của các cấp chính quyền địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, đổi mới áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt. Từ đó, thanh long ruột đỏ đã từng bước xây dựng được trở thành nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm nông nghiệp địa phương tiêu biểu.
Đây là điều kiện quan trọng không thể thiếu để thanh long ruột đỏ Lạc Thủy hướng đến mục tiêu xuất khẩu. Tuy nhiên, UBND huyện Lạc Thủy cần phối hợp với các ngành chức năng liên quan tập trung đầu tư cho sản xuất thanh long tươi chất lượng cao để phục vụ thị trường nội địa, qua đó từng bước xúc tiến thương mại để xuất khẩu.
Cùng đó, huyện nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm từ quả thanh long ruột đỏ như thanh long sấy khô, sấy dẻo, nước ép, rượu… nhằm đa dạng sản phẩm thanh long cung cấp cho thị trường, nâng cao giá trị của sản phẩm, đồng thời giảm thiểu tình trạng “được mùa, mất giá”.
Video đang HOT
Nhiều hộ trồng thanh long tại Thị trấn Ba Hàng Đồi áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ. Một số hộ áp dụng kỹ thuật trồng thanh long trên giàn giúp chăm sóc dễ dàng, lắp đặt hệ thống tưới tự động để giảm bớt nhân công lao động. Sản phẩm thanh long ruột đỏ của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh Hòa Bình và được bán trên sàn thương mại điện tử Postmart.vn.
Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm hộ gia đình thu trên 10 tấn quả.
Ông Trần Quốc Hoàn, một trong những hộ tiên phong trồng thanh long ruột đỏ tại thị trấn Ba Hàng Đồi chia sẻ, nhận thấy giống cây này đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các cây trồng khác nên quyết định chuyển đổi trồng cây thanh long ruột đỏ từ năm 2013 trên diện tích 4.000 m2 với 500 gốc thanh long.
Gia đình ông cũng đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, thực hiện quy trình sản xuất sạch, tuân thủ nghiêm ngặt thời gian cách ly; sử dụng phân chuồng ủ để bón. Ưu điểm của thanh long ruột đỏ là dễ chăm sóc, thời gian thu hoạch từ tháng 6 đến tháng 11 dương lịch, trung bình 1 tháng thu hoạch 2 lứa quả, mỗi năm gia đình thu trên 10 tấn quả, kinh tế gia đình cũng được ổn định, đảm bảo.
Cùng với triển vọng, thuận lợi về thổ nhưỡng thì việc phát triển trồng cây thanh long ruột đỏ tại huyện cũng gặp những khó khăn khi nhiều diện tích thanh long trồng tự phát, chưa được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; chất lượng cây giống không đồng đều, không được kiểm soát dịch hại trước khi đưa ra trồng đại trà…
Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạc Thủy Hoàng Đình Chính cho biết, ngoài những yếu tố thổ nhưỡng vùng trồng, cây giống thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn những hạn chế nhất định, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật; mẫu mã, chất lượng quả không đồng đều giữa các vườn. Việc quản lý, giám sát mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói chưa được chính quyền địa phương, hợp tác xã và nông dân quan tâm đúng mức…
Thanh long ruột đỏ của HTX dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, huyện Lạc Thủy đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Nhiều năm qua, huyện Lạc Thủy đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm xây dựng các vùng trồng, sản xuất cây ăn quả chất lượng cao. Ngoài cây thanh long ruột đỏ thì chính quyền và ngành nông nghiệp của huyện Lạc Thủy cũng đặc biệt chú trọng vào các giống đặc sản của địa phương, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường như Chè sông Bôi, Na Đồng Bong, cam…
Huyện tập trung thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, mở rộng diện tích, áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, xây dựng mã số vùng trồng…, từng bước đưa nông nghiệp địa phương phát triển theo hướng chất lượng cao gắn với sản phẩm OCOP.
Hòa Bình: Mưa lớn làm 2 người mất mạng và 1 người mất tích
Mưa lớn đã làm 2 người tử vong, 1 người mất tích và gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Đường đi xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) bị sạt lở gây, gây ách tắc. Ảnh minh họa: baohoabinh.com.vn
Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 2), từ ngày 11-12/8, khu vực tỉnh Hòa Bình tiếp tục có mưa to, một số nơi mưa rất to. Một số địa phương trong tỉnh có lượng mưa lớn như: Xã Thanh Hà, huyện Lạc Thủy 339,6mm; xã Lũng Vân, huyện Tân Lạc 336,6mm và xã Nuông Dăm, huyện Kim Bôi 325,2mm... Mưa lớn đã làm 2 người tử vong, 1 người mất tích và gây thiệt hại nhiều về tài sản của người dân trên địa bàn.
Cụ thể, vào khoảng 17 giờ, ngày 11/8, tại thôn Lão Ngoại, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy (Hòa Bình), trong lúc đang chơi đùa, cháu H.T.U (sinh năm 2018) trú tại thôn An Ninh, xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy không may bị ngã xuống mương nước gần nhà. Do trời mưa to, nước mương chảy xiết nên cháu H.T.U đã bị đuối nước và tử vong. Đến 18 giờ cùng ngày, chính quyền địa phương và lực lượng tìm kiếm đã tìm thấy thi thể cháu H.T.U và bàn giao cho gia đình để an táng theo phong tục địa phương.
Ngày 11/8, vào khoảng 17 giờ 30 phút tại xóm Nhả, xã Hợp Thành, thành phố Hòa Bình, trong lúc đi chơi tại khu vực mương Cầu đất, cháu Ng.M. H (sinh năm 2012) trú tại địa bàn đã trượt chân ngã xuống mương và bị đuối nước tử vong.
Nhận được thông tin, chính quyền, đoàn thể địa phương xã Hợp Thành cùng thành phố Hòa Bình đã kip thời có mặt bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình về mai táng; Đồng thời, động viên thăm hỏi và hỗ trợ trước mắt đối với gia đình nạn nhân 10 triệu đồng.
Tại huyện Kim Bôi, mưa lớn đã làm 1 người mất tích, cụ thể vào khoảng 15 giờ ngày 11/8, tại khu vực sông Bôi (thuộc Đội 4, 5) xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi (Hòa Bình), cháu B. Đ. Th (sinh năm 2005) cùng 2 người bạn là B.V.B (sinh năm 2005) và B. V. D (sinh năm 2008) đã rủ nhau ra sông Bôi quăng chài bắt cá. Sau đó, cả 3 cùng nhảy xuống sông bắt cá và bơi sang bờ bên kia. Trong quá trình bơi thì B và D sang được bờ, còn cháu Th mất tích vẫn chưa tìm thấy.
Ngay sau đó, chính quyền địa phương, cùng lực lượng chức năng huyện Kim Bôi đã xuống hiện trường cứu hộ, cứu nạn đối với người bị nạn. Hiện, lực lượng tìm kiếm của xã và huyện Kim Bôi vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nạn nhân mất tích.
Ngoài thiệt hại về người, mưa lớn còn làm 121 ngôi nhà trên địa bàn huyện Tân Lạc, Cao Phong, Đà Bắc, Mai Châu, thành phố Hòa Bình, Lạc Thủy, Lương Sơn và Lạc Sơn bị sạt lở, ngập úng cục bộ; hơn 1.000 ha lúa, hoa màu bị ngập úng cục bộ; 3 ha ao của xã Phú Nghĩa, huyện Lạc Thủy bị tràn ước tính thiệt hại khoảng 2 tấn cá...
Mưa lớn cũng đã làm vỡ hơn 200 m kênh mương, kè của các huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong; đổ gần 150 m tường bao của các chi trường thuộc huyện Tân Lạc, Mai Châu và thành phố Hòa Bình. Tại các tuyến tỉnh lộ, mưa lớn đã làm sạt lở taluy dương, đất đá tràn ra mặt đường tại 46 điểm/4 tuyến đường (ĐT.432, ĐT.433, ĐT.435 và ĐT 443) với tổng khối lượng ước tính hơn 14.000 m3, gây tắc đường. Hiện tại, công tác khắc phục sạt lở đã được thực hiện để đảm bảo lưu thông.
Để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hoà Bình tiếp tục chỉ đạo các địa phương trong tỉnh và chính quyền địa phương nơi xảy ra thiệt hại triển khai các biện pháp tiêu thoát úng cho hoa màu, cắm biển cảnh báo khu vực mất an toàn, khắc phục tạm thời những vị trí sạt lở nhằm đảm bảo an toàn người và tài sản khi tham gia giao thông qua những điểm sạt lở; dọn dẹp đất đá sạt lở, sửa chữa nhà ở ổn định đời sống cho người dân. Đồng thời tiếp tục huy động các lực lượng tìm kiếm người mất tích và thăm hỏi các gia đình có người bị nạn; theo dõi tình hình thời tiết, mưa lũ để có biện pháp ứng phó phù hợp.
Hòa Bình bỏ đề xuất chi 1 tỉ đồng mời giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên Trong nghị quyết được HĐND tỉnh Hòa Bình thông qua mới đây không còn nội dung đề xuất hỗ trợ 1 tỉ đồng cho giáo sư, phó giáo sư về công tác tại trường THPT chuyên mà chỉ giữ lại chính sách thu hút tiến sĩ với mức 300 triệu đồng/người. Tỉnh Hòa Bình có một trường THPT chuyên là Trường Hoàng Văn...