Hòa Bình phát động Chương trình kích cầu du lịch năm 2022
Tại Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam (xã Bắc Phong, Cao Phong) đã diễn ra Hội nghị Kích cầu du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2022 với chủ đề: Hòa Bình, điểm đến du lịch an toàn – Trải nghiệm trọn vẹn.
Thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, du lịch Hòa Bình đã từng tạo được dấu ấn nhất định với một số điểm du lịch mới, những sản phẩm đa dạng, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa của Hòa Bình, tiêu biểu như: Khu nghỉ dưỡng Du lịch sinh thái Ivory tại huyện Lương Sơn; Khu nghỉ dưỡng Serena Resort tại huyện Kim Bôi và các điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như Bakhan Villa Resort, Mai Châu Hideaway, Avana Retreat huyện Mai Châu…
Sau 2 năm lao đao vì dịch Covid-19, đầu năm 2022, du lịch Hòa Bình đã có những dấu hiệu khởi sắc trở lại. 3 tháng đầu năm 2022, Hòa Bình đã đón hơn 900 ngàn lượt khách, tổng doanh thu đạt gần 950 tỷ đồng.
Hướng đến mục tiêu đón 2,58 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế là 100.000 lượt, thu nhập từ du lịch đạt 2.400 tỷ đồng, Hòa Bình dự kiến tổ chuỗi các sự kiện thu hút khách du lịch, như: Chương trình trải nghiệm bay dù lượn, chương trình Phiên chợ vùng cao tỉnh Hòa Bình tại thành phố Hòa Bình, chương trình Phiên chợ vùng cao tại Mai Châu, Chương trình Mùa hè xanh trên Khu Du lịch Hồ Hòa Bình tại Tân Lạc, chương trình hành trình du lịch tâm linh tại Lạc Thủy…
Video đang HOT
Phát biểu tại Hội nghị Kích cầu du lịch năm 2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo du lịch tỉnh Nguyễn Văn Toàn cho biết: Ngay từ cuối quý III-2021, Hòa Bình đã thực hiện mở cửa linh hoạt để đón khách du lịch. Đến nay, các khu, điểm du lịch, các di tích, danh lam thắng cảnh đã sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trong nước và quốc tế.
Trong phần phát biểu của mình, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Phúc tin tưởng rằng với tiền năng sẵn có và sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình đối với các hoạt động du lịch, Hòa Bình chắc chắn sẽ đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2022.
Ông Nguyễn Văn Phúc cũng đề nghị địa phương, doanh nghiệp trên tại Hòa Bình cần quan tâm đến một số vấn đề để phục hồi và phát triển du lịch như bảo đảm điều kiện an toàn phòng, chống dịch cho du khách, đảm bảo du lịch an toàn; nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình dịch vụ du lịch mới phù hợp với nhu cầu của du khách; tăng sức cạnh tranh của du lịch Hòa Bình; phát huy hiệu quả liên kết phát triển du lịch giữa Hòa Bình với các địa phương, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận…
Trong khuôn khổ chương trình, hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh cũng đã công bố hàng loạt chương trình giảm giá 10 – 30% các dịch vụ lưu trú và ẩm thực dành cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Hòa Bình.
Những điểm đến thú vị ở Cao Phong
Cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 10km, huyện Cao Phong sở hữu điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái cùng nhiều điểm tham quan hấp dẫn.
Dưới đây là một số điểm đến không nên bỏ qua khi tới Cao Phong:
Đền Thượng Bồng Lai và quần thể núi Đầu Rồng
Nằm dưới chân núi Đầu Rồng (khu 3, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong), đền Thượng Bồng Lai là nơi thờ Tứ phủ Thánh Mẫu. Ngôi đền nằm trong quần thể núi Đầu Rồng trải dài hơn 1km, có hình dáng như một con rồng khổng lồ, gồm 6 hang động chính: Phong Sơn, Nhãn Long Sơn, Hoa Sơn Thạch, động Không đáy, động Thanh Thủy và hang nước.
Ngoài 4 hang khô, núi Đầu Rồng còn có 2 hang ướt là hang nước chạy trong lòng núi dài khoảng 400m, sâu từ 5 - 8m. Đây cũng là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa - lịch sử, con người và mảnh đất Cao Phong cùng những dấu tích quan trọng về cấu tạo địa chất. Danh lam thắng cảnh Quần thể núi Đầu Rồng đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích quốc gia năm 2012.
Thung Nai
Thung Nai là một xã lòng hồ sông Đà, thuộc huyện Cao Phong, cách thành phố Hòa Bình 25km. Với hệ thống núi đá vôi đặc trưng và các hòn đảo nhỏ nổi trên mặt nước, Thung Nai được mệnh danh là "Vịnh Hạ Long trên núi".
Tới đây, du khách có dịp thăm viếng đền Bà chúa Thác Bờ trong lòng động Thác Bờ. Động có độ sâu 100m, bên trong chia thành 3 cung phòng lớn với những nhũ đá mang nhiều hình dạng kỳ thú. Đến Thung Nai, du khách còn được khám phá lòng hồ thủy điện Hòa Bình, chợ nổi, hang Trạch và thưởng thức món cá thiểu sông Đà hun khói hay lợn Mường...
Chùa Khánh
Tọa lạc trên đỉnh đồi Khánh (xã Yên Thượng, huyện Cao Phong), chùa Khánh là ngôi chùa cổ tọa lạc trên đồi cao. Chùa có hệ thống tượng thờ đặc biệt, là các tượng Phật được tạo tác bằng các cột đá tự nhiên mà người Mường gọi là "Bụt mọc". Đây là tín ngưỡng thờ Phật (Bụt mọc bằng đá) điển hình tại di tích này. Trước năm 1945, đây là nơi tập luyện của Đội tự vệ khu căn cứ cách mạng Cao Phong - Thạch Yên với lịch sử hào hùng.
Tượng đài anh hùng Cù Chính Lan
Tượng đài được dựng năm 2008 tại xóm Mỗ I (xã Bình Thanh) nhằm ghi dấu sự kiện Cù Chính Lan tiêu diệt xe tăng Pháp trên đường số 6 (ngày 13-12-1951). Tượng đài được xây dựng trong khuôn viên có tổng diện tích 3.638m2. Phần tượng và bệ tượng được chế tác bằng hơn 100 tấn đá xanh Thanh Hóa, cao 8,5m. Đây là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân của tỉnh Hòa Bình.
Đẹp ngất ngây khung cảnh hoang sơ của Hòa Bình năm 1992 Cảnh sắc hấp dẫn của ruộng bậc thang, những ngôi nhà sàn truyền thống ở bản Giang Mỗ, nụ cười của các bé gái địa phương...là những khung hình khó quên về tỉnh Hòa Bình năm 1992 được phóng viên Đức Wolfgang Kaehler ghi lại. Các quầy bán gà tại một khu chợ ở tỉnh Hòa Bình năm 1992. Ruộng bậc thang ở...