Hòa Bình nói gì về “quan lộ” của GĐ Bệnh viện sau nhiều sai phạm?
Ông Nguyễn Viết Trọng (Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình) nói về những sai phạm trong thời gian dài ông Trương Quý Dương, Giám đốc Bệnh viện đa khoa.
Từ vụ 8 bệnh nhân tử vong trong quá trình chạy thận xảy ra ngày 29.5 tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, ngày 6.6 Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Viết Trọng (Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình).
Từng bị kỷ luật
Ông có thể cho biết trong quá trình công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, ông Dương từng có sai phạm gì?
- Từ năm 1996 đến năm 2002, ông Dương lần lượt giữ các chức vụ Giám đốc Trung tâm y tế huyện Kim Bôi, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản và Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Từ năm 2002 đến nay, ông Dương được tái bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình 2 lần. Trong quá trình công tác, ông Dương từng có những vi phạm, khuyết điểm như việc tự ký hàng loạt hợp đồng để đưa người vào làm việc tại bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trước đó, ông Dương từng để xảy ra hàng loạt sai phạm như chi tiêu công quỹ không đúng, thu tiền của cán bộ nhân viên để mở lớp đào tạo. Tuy nhiên, đây là những vi phạm cụ thể thời gian rất lâu trước đó và đã được xem xét xử lý, khắc phục. Kết quả xử lý cũng được thực hiện theo quy định, công khai, minh bạch.
Việc ông Trương Quý Dương tự ký hợp đồng đưa người vào làm việc trong bệnh viện được xử lý ra sao trong khi ông này tiếp tục được tái bổ nhiệm giám đốc?
- Trước năm 2013, thời điểm nhiều cán bộ công viên chức tại bệnh viện luân chuyển công tác, nghỉ hưu dẫn đến tình trạng thiếu biên chế thực hiện nhiệm vụ trước mắt. Do đó, ông Dương tự ký hợp đồng trước để bổ sung nhân sự. Tình trạng này tồn tại ở một số cơ quan khác tại địa phương. Sau năm 2013, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu chấm dứt việc này, cơ quan đơn vị nào có chỉ tiêu biên chế phải báo cáo đề xuất và thực hiện tổ chức thi kịp thời để bổ sung cho đội ngũ đủ người làm việc.
Năm 2010, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình đã quyết định kỷ luật khiển trách ông Trương Quý Dương. Trong một năm chịu xử lý kỷ luật, các công tác nhiệm vụ khác ông Dương đều hoàn thành tốt. Ngoài ra, ông Dương là một cán bộ năng động, sáng tạo, mạnh dạn thực hiện chức trách nhiệm vụ của mình. Tại cơ quan công tác, ông được tập thể cán bộ công, viên chức tại Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình tín nhiệm khá cao.
Video đang HOT
“Không có việc thăng tiến”
Việc đưa các thiết bị y tế vào bệnh viện, trả thù lao cho cán bộ bằng hóa chất và gộp vào hao mòn máy móc có bị xử lý?
- Về việc này không thuộc chức năng nhiệm vụ của Sở Nội vụ mà thuộc chuyên môn của Sở Y tế, do đó tôi không nắm được. Trong thời gian qua, đơn vị chưa nhận được đơn tố cáo nào của cán bộ, công viên chức về những sai phạm của ông Dương.
Ông Nguyễn Viết Trọng – GĐ Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Minh Đức.
Thời gian qua, dư luận cho rằng ông Dương vẫn thăng tiến dù có nhiều sai phạm…
- Thực ra, đồng chí Dương không có việc thăng tiến. Cách đây 21 năm, ông Dương là Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản. 6 năm sau, ông giữ chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Về chức vụ là tương đương và cả hai cơ quan này đều trực thuộc Sở Y tế quản lý. Về chuyên môn, theo quy chế tổ chức cán bộ chức vụ giám đốc bệnh viện tỉnh, Bộ Y tế có quy định, giám đốc bệnh viện tuyến huyện có ít nhất trình độ bác sĩ hoặc sau đại học chuyên khoa cấp 1; giám đốc bệnh viện tuyến tỉnh có bằng chuyên khoa từ cấp 1 trở lên.
Thời điểm nhậm chức Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, tôi nhớ không nhầm ông Dương có bằng chuyên khoa cấp 1 và có bằng cao cấp lý luận chính trị. Tuy nhiên, thời điểm này, Bệnh viện Hòa Bình vẫn là bệnh viện hạng 2 và tới năm 2012 mới được lên hạng nhất. Năm 2016, ông Dương mới có bằng tiến sĩ.
Một việc nữa, năm 2010 Ủy ban Kiểm tra T.Ư từng có thông báo, ông Trương Quý Dương bị kết luận có khuyết điểm, vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật nhưng Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình không xem xét, xử lý. Do đó, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã quyết định rút hồ sơ để xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền. Ông nghĩ sao?
- Theo đúng quy định, mức độ vi phạm, địa phương đã kỷ luật khiển trách về mặt Đảng đối với ông Dương trong thời hạn một năm. Khi ông Dương bị kỷ luật, bệnh viện Đa khoa tỉnh thuộc Đảng bộ TP.Hòa Bình, trực thuộc Tỉnh ủy nên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy ra quyết định xử lý.
Năm 1996, ông Trương Quý Dương giữ chức Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kim Bôi được bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản thuộc Sở Y tế Hòa Bình. Năm 2002 ông Dương được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình. Năm 2008 ông Dương được xem xét tái bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình lần 1. Năm 2013 ông Dương được tái bổ nhiệm Giám đốc Bệnh viện Hòa Bình lần 2.
Theo P.V (Tiền Phong)
7 người chết ở Hòa Bình: Thiên Sơn trúng thầu cho thuê máy chạy thận
Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn là đơn vị ký hợp đồng cho thuê 8 máy chạy thận nhân tạo với BV ĐK Hòa Bình. Việc này đã không đúng quy định, Bộ Y tế và Sở Y tế Hòa Bình đã yêu cầu bệnh viện này rút kinh nghiệm. Sau đó, khi đấu thầu công khai, chính công ty này đã trúng thầu vì ra giá hợp lý.
Ông Trương Quý Dương - Giám đốc BV ĐK Hòa Bình từng bị yêu cầu "rút kinh nghiệm" trong việc triển khai liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.
Theo thông tin của Dân Việt, hôm qua, 1.6, cơ quan công an đã làm việc với các cán bộ có liên quan trong vụ việc, cũng như làm việc với các chuyên gia về chạy thận nhân tạo, trong đó có chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Theo dự kiến, khoa Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa Hòa Bình - nơi xảy ra vụ tai biến - sẽ được khắc phục và đi vào hoạt động trở lại trong khoảng 10 ngày tới. Theo đánh giá của giới chuyên môn, các tình huống có thể dẫn đến tai biến này như nguyên nhân từ quả lọc, dịch lọc... Được biết, 1/3 trong số 18 bệnh nhân đã dùng quả lọc mới nhưng cũng gặp các triệu chứng tương tự như tất cả các bệnh nhân trong ca là nôn, tiêu chảy, một số bị ngất...
Bên cạnh đó, lô dịch lọc sử dụng cho 18 bệnh nhân này cũng đã được sử dụng cho ca chạy trước đó. Riêng nước sử dụng để chạy thận thì theo hồ sơ bệnh viện, hệ thống nước đã được bảo trì một ngày trước khi xảy ra tai biến khiến 7 trong số 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tử vong.
Trụ sở Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn tại Hà Nội luôn trong tình trạng cửa đóng, then cài mấy ngày qua.
Trước đó, tổ công tác Công an tỉnh Hòa Bình và Bộ Công an đã đến làm việc với Công ty cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) để làm rõ các vấn đề liên quan đến việc bảo trì, sửa chữa thiết bị lọc nước vệ sinh tại khoa Thận nhân tạo của BV ĐK Hòa Bình.
Đoàn kiểm tra liên ngành gồm công an, y tế, đại diện UBND phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội cũng đã tổ chức kiểm tra Công ty Thiên Sơn.
Thông tin với PV, ông Nguyễn Văn Tiệp - Phó chủ tịch UBND phường Trung Hoà cho biết, qua kiểm tra, Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn đã trình đầy đủ giấy phép hoạt động và không có vi phạm về hành chính.
Công ty Thiên Sơn có giấy phép hoạt động từ năm 2012 và trong quá trình hoạt động tại phường Trung Hoà công ty này chưa vi phạm gì về hành chính.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, theo Kết luận số 184 ngày 6.3.2014 và Kết luận số 825 ngày 1.7.2014 của Sở Y tế Hòa Bình, BV ĐK Hòa Bình đã thuê máy, các thiết bị y tế của các doanh nghiệp. Để chi trả cho việc thuê các thiết bị này, bệnh viện này đã mua các hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy do chính các doanh nghiệp đó cung cấp.
Cụ thể, BV ĐK Hòa Bình đã ký hợp đồng thuê một số loại máy móc, thiết bị y tế, trong đó đáng chú ý có thuê 8 máy chạy thận nhân tạo của Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn. 8 chiếc máy chạy thận này được thuê thành 2 đợt.
Cụ thể, cuối năm 2009, BV ĐK Hòa Bình đã ký hợp đồng thuê máy với Công ty CP dược phẩm Thiên Sơn 5 máy chạy thận nhân tạo. Số máy này được đặt tại Đơn nguyên Thận nhân tạo - Khoa ICU, phục vụ nhu cầu hoạt động của bệnh viện.
Tiếp đó, tháng 9.2011, BV ĐK Hòa Bình tiếp tục ký hợp đồng thuê 3 máy chạy thận nhân tạo với Công ty Thiên Sơn.
Tuy nhiên, theo Kết luận thanh tra, việc BV ĐK Hòa Bình thuê máy và trả chi phí cho doanh nghiệp bằng việc mua hóa chất, vật tư tiêu hao, chất chuẩn đi theo máy chính do chính doanh nghiệp đó cung cấp là chưa đúng theo hướng dẫn tại Thông tư 15/2007/TT-BYT ngày 12.12.2007 của Bộ Y tế.
Trước sự việc này, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình kiến nghị Giám đốc BV ĐK Hòa Bình Trần Quý Dương "rút kinh nghiệm" trong việc triển khai liên doanh, liên kết với doanh nghiệp.
Sau khi kết luận thanh tra vụ việc được công bố, bệnh viện này đã dừng việc ký hợp đồng thuê các thiết bị y tế với doanh nghiệp và tiến hành đấu thầu công khai, minh bạch. Và Công ty CP Thiên Sơn sau đó đã trúng thầu cho thuê máy chạy thận.
Theo Danviet
Sẽ xem xét sai phạm của Giám đốc BV đa khoa tỉnh Hòa Bình Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình cho biết, những sai phạm của ông Trương Quý Dương, Giám đốc BV đa khoa Hòa Bình sẽ xem xét sau khi xác định nguyên nhân của vụ 7 bệnh nhân tử vong khi chạy thận. Trao đổi với báo chí về việc vì sao ông Trương Quý Dương trước đây có sai phạm...