Hòa Bình: Người dân bức xúc vì Nhà máy Giấy xả thải gây ô nhiễm
Người dân xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bức xúc trước tình trạng xả thải của Nhà máy Giấy ra suối Cái gây ô nhiễm.
Toàn cảnh khu vực Nhà máy Giấy của Công ty Thuận Phát
Nhiều năm nay, người dân xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình bức xúc trước tình trạng xả thải của Nhà máy Giấy thuộc Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Thuận Phát (Công ty Thuận Phát) ra suối Cái gây ô nhiễm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Cuối tháng 10/2020, có mặt tại thôn Tân Lý (xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), PV Báo Giao thông ghi nhận, Nhà máy Giấy của Công ty Thuận Phát nằm trên đồi cao hàng chục mét, bao quanh là hàng trăm hộ dân. Có những hộ chỉ cách nhà máy chưa đầy 100m.
Trong nhà máy có nhiều hồ chứa nước thải nằm cách suối Cái khoảng 50m, khu vực cửa xả nằm cạnh suối Cái nổi bọt trắng xóa, bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Ông Đinh Văn Cường, người dân xã Tu Lý bức xúc: “Trước đây suối Cái trong vắt, rất nhiều tôm cá. Vài năm gần đây, nhà máy xả thải ra suối khiến cá tôm chết dần. Nước thải ra suối có màu đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc, ai lội qua suối về chân tay đều bị ngứa”.
Ông Cường cho biết, dòng suối Cái chảy từ Đà Bắc sang huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) rồi mới ra sông Đà, nên việc ô nhiễm nguồn nước sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều địa bàn.
Cùng chung nỗi bức xúc, ông Nguyễn Đức Nhân, người dân xã Tu Lý cho hay: “Nhà tôi chỉ cách Nhà máy Giấy 300m, cứ 3-4 ngày Nhà máy Giấy xả thải khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Tôi cũng như các hộ gia đình khác không dám mở cửa. Người dân đã nhiều lần phản ánh, kiến nghị lên cơ quan chức năng các cấp nhưng đến nay mọi việc vẫn không được xử lý”.
“Suối Cái giờ thành suối chết rồi. Nước suối đen, hôi thối, dân không dám dùng. Nhiều người dân phải mua ống nhựa kéo nước từ khe núi về mà vẫn không đủ nước để sử dụng. Một số xóm phải bỏ hàng chục triệu đồng ra để khoan giếng, có nơi khoan xong cũng không có nước để dùng”, ông Nhân than.
Đã bị xử phạt rất nhiều lần vì gây ô nhiễm
Video đang HOT
Khu vực suối Cái nơi Nhà máy Giấy của Công ty Thuận Phát xả thải
Trao đổi với PV Báo Giao thông, ông Nguyễn Thanh Tuấn, Phó chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết, từ năm 2017 đến nay, Nhà máy Giấy của Công ty Thuận Phát từng bị các cơ quan chức năng xử phạt vì xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật ra môi trường 3 lần. Có lần bị xử phạt cả trăm triệu đồng và buộc yêu cầu khắc phục ngay những vi phạm.
Cũng theo ông Tuấn, triển khai Quyết định số 1632 ngày 16/12/2019 của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) về thanh tra việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đoàn thanh tra của Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT) đã thanh tra, phát hiện nhà máy này không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về xử lý nước thải.
Đoàn đã tiến hành lấy mẫu nước thải sau hệ thống xử lý của công ty và ghi nhận các chỉ tiêu BOD5 (50oC) vượt 3,93 lần; TSS vượt 1,34 lần; COD vượt 2,56 lần quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
Sau khi xử phạt, Thanh tra Tổng cục Môi trường yêu cầu Nhà máy Giấy thực hiện ngay biện pháp cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn môi trường; Điểm xả nước thải ra suối Cái phải được cải tạo nổi trên mặt đất… Tuy nhiên, đến nay người dân vẫn phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường của nhà máy.
“Sau khi có phản ánh, thời gian tới chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra công tác xử lý chất thải của Nhà máy Giấy. Quan điểm của huyện là sẽ không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế”, ông Tuấn nói.
Mới đây, ngày 20/10/2020, UBND tỉnh Hòa Bình có Văn bản số 7258 về việc cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho Công ty Thuận Phát. Văn bản nêu rõ: Giao Sở TN&MT tỉnh phối hợp với cơ quan liên quan kiểm tra, rà soát cụ thể việc chấp hành quyết định xử phạt VPHC, việc thực hiện các biện pháp khắc phục theo Kết luận Thanh tra của Tổng cục Môi trường và chỉ đạo của UBND tỉnh đối với công ty.
Chỉ đề xuất, trình UBND tỉnh cấp phép xả nước thải vào nguồn nước cho Công ty Thuận Phát khi công ty thực hiện khắc phục đầy đủ vi phạm theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền và việc xả thải đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Chất lượng nước và không khí ở miền Bắc 3 tháng đầu năm vượt ngưỡng
Qua quan trắc chất lượng môi trường quốc gia tại 28 tỉnh, thành phố ở miền Bắc, Tổng cục Môi trường cho biết có 42/93 giá trị bụi lơ lửng vượt giới hạn; ô nhiễm nguồn nước vẫn xảy ra ở các điểm nóng.
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Trên cơ sở quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường quốc gia, mang tính liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới tại các điểm đặc thù, nhạy cảm về môi trường trên phạm vi 28 tỉnh, thành phố tại khu vực miền Bắc đợt 1/2020, Tổng cục Môi trường đã ghi nhận nhiều chỉ số ô nhiễm vượt ngưỡng.
42/93 giá trị bụi lơ lửng vượt giới hạn
Thông tin từ Tổng cục Môi trường cho biết theo kế hoạch nhiệm vụ thường xuyên hàng năm, đơn vị này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao thực hiện Chương trình quan trắc môi trường quốc gia đối với không khí và nước tại khu vực phía Bắc năm 2020.
Trong khuôn khổ chương trình, Tổng cục Môi trường đã và đang thực hiện quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường quốc gia, mang tính liên vùng, liên tỉnh và xuyên biên giới; quan trắc tại các điểm nóng, đặc thù và nhạy cảm về môi trường trên phạm vị địa bàn 28 tỉnh, thành phố.
Kết quả quan trắc đợt 1/2020 cho thấy về môi trường không khí, tổng bụi lơ lửng có 42/93 giá trị vượt giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam trung bình một giờ chiếm tỷ lệ 45,2%. Thông số tiếng ồn có 71/93 giá trị vượt giới hạn cho phép Quy chuẩn Việt Nam, chiếm tỷ lệ 76,3%.
Thống kê kết quả quan trắc môi trường không khí các tỉnh miền Bắc trong tháng 2/2020 cũng cho thấy môi trường không khí tiếp tục bị ô nhiễm về tổng bụi lơ lửng và tiếng ồn. Riêng các thông số khác như nitơ điôxít (NO2), cacbon monoxit (CO), lưu huỳnh dioxit (SO2), chì (Pb) trung bình một giờ nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam.
Ô nhiễm bụi biểu hiện rõ nhất tại các trục giao thông và khu công nghiệp, điển hình như khu công nghiệp Phố Nối A, Như Quỳnh-Hưng Yên, Đại An-Hải Dương. Giá trị bụi lơ lửng trung bình lớn nhất là 452,3 g/m3 tại khu công nghiệp Đại An-Hải Dương (vượt 1,5 lần so với Quy chuẩn Việt Nam).
Giá trị bụi lơ lửng đợt tháng Hai duy trì ở mức xấp xỉ và vượt so với quy chuẩn cho phép.
"So với đợt cuối của năm 2019, giá trị bụi lơ lửng đợt tháng 2/2020 có xu hướng tương đồng do cùng trong giai đoạn mùa khô, trừ một số ít điểm có xu hướng tăng nhẹ so với đợt tháng 11/2019 (gồm Phố Nối A, Như Quỳnh, Phố Nối-Hưng Yên; Đại An-Hải Dương)," Tổng cục Môi trường nhấn mạnh.
Tương tự, tại khu dân cư, mức độ ô nhiễm tổng bụi lơ lửng đợt tháng 2/2020 tăng cao so với đợt tháng 11/2019. Trong số đó, có 3/9 điểm quan trắc có giá trị vượt giới hạn quy định theo Quy chuẩn Việt Nam, là những khu dân cư nằm gần trục giao thông như Phố Nối-HưngYên, gần nhà máy bia Hà Đông-Hà Nội...
Ô nhiễm nguồn nước ở các "điểm nóng"
Về môi trường nước, Tổng cục Môi trường cho biết kết quả tính toán giá trị WQI (chỉ số chất lượng nước) trên 5 lưu vực sông đợt 1/2020 (tháng 2/2020) phản ánh chất lượng môi trường nước trên các lưu vực sông khu vực phía Bắc khá tốt.
Thông số bụi mịn PM2.5 trong tháng 3/2020 tại thành phố Hà Nội vẫn vượt ngưỡng. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Trong số 185 điểm quan trắc trên 5 lưu vực sông, có đến 70% các điểm quan trắc có giá trị WQI đạt ở mức rất tốt đến tốt; 18% ở mức trung bình và 12% số điểm quan trắc có giá trị WQI mức kém, mức xấu.
Các điểm có giá trị WQI ở mức xấu tập trung trên các điểm nóng về ô nhiễm môi trường như lưu vực sông Nhuệ Đáy (đoạn sông Nhuệ chảy qua địa phận Hà Nội, các sông nội thành Hà Nội), lưu vực sông Cầu (đoạn sông Ngũ Huyện Khuê; đoạn suối Loàng, cầu Bóng Tối) do tiếp nhận nước thải sinh hoạt của thành phố Hà Nội, Thái Nguyên và nước thải làng nghề Bắc Ninh chưa qua xử lý, xả thải ra lưu vực sông.
Kết quả phân tích WQI của Tổng cục Môi trường cho thấy trên các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, sông Mã-Chu, sông Cả La (sông Lam, sông La), môi trường nước sông khá sạch, nước sông sử dụng được cho các mục đích cấp nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, tưới tiêu và các mục đích khác.
Trong khi đó, lưu vực sông Nhuệ-Đáy và lưu vực sông Cầu, ô nhiễm vẫn tiếp diễn trên các điểm nóng về môi trường.
Tại lưu vực sông Cầu, ô nhiễm xuất hiện chính trên sông Ngũ Huyện Khê, tại điểm quan trắc Cầu Đào Xá (WQI = 12). Nguyên nhân do tiếp nhận nước thải làng nghề giấy Phong Khê-BắcNinh, giá trị BOD5 (oxy hoá 5 ngày) là 133 mg/L, cao gấp 9 lần so với Quy chuẩn Việt Nam (15mg/L).
Khu vực suối Bóng Tối cũng thường xuyên bị ô nhiễm do nước thải từ các khu dân cư thành phố Thái Nguyên. Cụ thể, giá trị N-NH4 cao gấp 31 lần Quy chuẩn Việt Nam (0,9 mg/L).
Đối với lưu vực sông Nhuệ-Đáy, ô nhiễm vẫn tiếp diễn và chưa có dấu hiệu được cải thiện tại dòng chính sông Nhuệ và các đoạn sông nội thành Hà Nội. Giá trị các thông số COD, BOD5 cao gấp 5-6 lần so với Quy chuẩn Việt Nam. Chất lượng nước sông Đáy tốt hơn so với sông Nhuệ./.
Chương trình quan trắc môi trường quốc gia đối với không khí và nước tại khu vực phía Bắc năm 2020 được triển khai tại 28 tỉnh, thành phố gồm: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Hùng Võ
Lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục UBND tỉnh vừa ban hành văn bản số 11012/UBND-KTN về việc lắp đặt quan trắc nước thải tự động, liên tục. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục tại Công ty CP Hữu hạn Vedan Việt Nam (H.Long Thành) Theo đó, đối tượng phải lắp đặt quan trắc nước thải tự động, liên tục là các cơ sở, khu công...