Hòa Bình: Ngắm vườn hoa tam giác mạch cực thơ mộng bên hồ thủy điện
Một vườn hoa tam giác mạch ở Hòa Bình đang bung nở hoa rực rỡ giữa tháng Giêng đã thu hút nhiều người đến chiêm ngắm và lưu lại những khoảnh khắc hiếm có tại vườn hoa “độc nhất vô nhị” này.
Sau Hà Giang, Đà Lạt, Mộc Châu…, hoa tam giác mạch – loài hoa đặc trưng của vùng cao nguyên đá đã xuất hiện cạnh lòng hồ thủy điện Hòa Bình.
Vườn hoa tam giác mạch đặc biệt này rộng hơn 10.000 m2, nằm trong làng Tháu, xã Thái Thịnh, TP. Hòa Bình.
Vào giữa tháng Giêng, lứa hoa tam giác mạch đầu tiên ở đây đã bung nở thu hút rất nhiều du khách đến tham quan.
Video đang HOT
Anh Nguyễn Minh Tuấn, chủ của khu vườn đặc biệt này cho biết, sau khi thấy khá nhiều nơi trồng được nên cuối năm vừa qua, anh đã đưa giống hoa tam giác mạch từ Hà Giang về trồng thử. Sau khi được gieo xuống đất đồi cạnh lòng hồ sông Đà, cây tam giác mạch phát triển tốt và chỉ sau hơn một tháng thì bung nở hoa rất đẹp.
Cũng theo anh Tuấn, trong quá trình trồng hoa tam giác mạch, anh cũng gặp rất nhiều khó khăn, thời điểm bắt đầu gieo hạt thì nắng gắt khiến cây nảy mầm chậm và phải mất khá nhiều công chăm sóc.
“Khi mới có hoa, cả vườn là bạt ngàn màu trắng, nhưng chỉ ít ngày sau đó hoa chuyển sang các màu khác đặc trưng của loài hoa vùng núi. Khi biết tin có loài đặc sắc của vùng núi, hàng nghìn người, nhiều nhất là các bạn trẻ đã đổ về đây để được ngắm loài hoa tuyệt đẹp này”, anh Tuấn nói.
Thời kỳ này, hoa trổ bông đã có hàng nghìn lượt khách đến vườn mỗi ngày để tham quan và lưu lại những bức ảnh đẹp với loài hoa đặc trưng của vùng núi đá.
Theo Danviet
Hòa Bình: Khóc thét khi liên tục bị ong dại tấn công, có người tử vong
Mùa ong, nhiều bà con người Mường ở Hòa Bình đi làm thuê cho các nhà vườn đã liên tục bị ong dại tấn công, có người đã bỏ mạng do bị ong đốt.
Chị Bùi Thị Tùng, người ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều năm ở khắp các tỉnh Tây Bắc. Vốn là người có kinh nghiệm khi đi rừng, nhưng trong năm nay chị đi làm thuê cho chủ vườn bưởi ở xã Thống Nhất, TP. Hòa Bình đã liên tục bị ong dại tấn công. "Óng khoái, ong mật, ong vò vẽ hay làm tổ trên cây bưởi, bụi tre. Chúng làm rất kín, tôi động vào cây là chúng tấn công", chị Tùng chia sẻ.
Tổ ong vò vẽ.
Cùng làm với chị Tùng còn có con gái của chị là cháu Bùi Thị Hợp. Cháu Hợp có hôm bị 30 con ong khoái tấn công bất ngờ. Hợp đứng giữa đồi mà khóc thét lên vì sợ hãi. Đám ong làm tổ ở khắp nơi, hễ tổ của chúng đứng trước nguy cơ bị xâm hại là chúng tấn công người. Theo chị Tùng, kinh nghiệm khi đi làm vườn ở vùng núi là nên nhìn kỹ cây xem có ong làm tổ không, nếu nghe thấy tiếng xé gió vù vù là chắc chắn nơi đó có ong trú ngụ thì nên tránh xa.
Ông Nỏi bị ong khoái tấn công phải nhập viện.
Cuối tháng 9.2018, khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viên Đa khoa tỉnh Hòa Bình) tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Nỏi, 57 tuổi ở xóm Ong, xã Trung Hòa (Tân Lạc) bị ong khoái đốt 16 nốt. Trong đó, chủ yếu các vết đốt ở vùng tay, chân, một vài nốt ở vùng đầu. Bệnh nhân được chuyển lên từ Trung tâm Y tế huyện Tân Lạc. Khi nhập viện, ông Nỏi trong tình trạng đau nhức tại vết đốt, nhịp tim nhanh, hơi choáng. Cùng đi làm với ông Nói, ông Bùi Văn H. ở xã Phú Cường, huyện Tân Lạc đã bị đàn ong khoái đốt. Ông H. đã tử vong tại chỗ.
Nhiều nông dân ở đất Mường đã bị ong tấn công.
Bác sĩ Chu xuân Khánh, khoa Hồi sức cấp cứu chia sẻ, trong ngày 20.9, khoa đã tiếp nhận cùng một lúc 2 trường hợp ở xã Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) bị ong Khoái đốt khi đi lấy tổ ong. Trong đó, 1 người bị đốt 20 nốt, người kia bị đốt 60 nốt. Bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đã tiếp nhận 4 bệnh nhân bị ong đốt.
Các bác sĩ khuyến cáo cách sơ cứu khi bị ong đốt, cố gắng tránh bị ong đốt, không nên đi bắt ong, chọc tổ ong. Nếu bị ong đốt nên lấy vòi chích của ong ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra; hầu hết ong đốt xong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da.
Sau khi lấy vòi chích của ong, rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng với nước sạch, có thể bôi dung dịch sát trùng Povidine 10%, cồn 70 độ lên vết đốt. Uống nhiều nước để thải bớt độc tố. Nếu bị đốt nhiều nốt, đốt ở vùng đầu, mặt, cổ và có các biểu hiện khó chịu cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị, tư vấn kịp thời. Thực tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đã có trường hợp bệnh nhân tự xử trí ở nhà khi vết đốt đã bị nhiễm trùng mới vào bệnh viện.
Theo Danviet
Làm giàu ở nông thôn: "Nuôi" lan rừng đột biến mà kiếm bộn tiền Nhờ chịu khó đi sưu tầm các loại lan rừng đột biến khác nhau, đến nay ông Nguyễn Văn Hiển (55 tuổi, tổ 3, phường Thái Bình, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) đang sở hữu nhiều loại lan rừng đột biến quý hiếm khác nhau vừa thoả niềm đam mê chơi lan, vừa kiếm bộn tiền... Ông Nguyễn Văn Hiển bắt đầu...